Nguyên tắc xử lý viphạm trật tự xây dựng

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh công tác quản lý xây dựng đô thị trên địa bàn quận Hoàng Mai” (Trang 28 - 29)

4. Quản lý trật tự xây dựng

4.3.Nguyên tắc xử lý viphạm trật tự xây dựng

1) Mọi hành vi vi phạm về trật tự xây dựng phải được phát hiện kịp thời và bị đình chỉ ngay để xử lý. Việc xử lý vi phạm phải được tiến hành nhanh chóng công minh, triệt để mọi hậu quả do hành vi vi phạm gây ra phải dượcd khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

2) Một hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính một lần, việc tái phạm phải được xem là hành vi vi phạm mới để xử phạt. Việc xử lý viphạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.

3) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà dung túng, bao che không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không công minh, không đúng thẩm quyền thì tuỳ theo tính chất, mức độ sai phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gaya thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

4) Cá nhân, tô chức bị xử phạt vi phạm hành chính có hành vi chống đối người thì hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh thi hành quyết định xử phạt hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại về chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

(Nguồn: Quy định Thành phố kèm theo quyết định số19/2003/QĐ-UB ngày 24/1/2003 -Chương I : Quy định chung về quản lý trật tự xây dựng)

4.4. Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng và trác nhiệm quản lý trật tự xây dựng của các cơ quan chức năng.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh công tác quản lý xây dựng đô thị trên địa bàn quận Hoàng Mai” (Trang 28 - 29)