Cho tới hiện nay, chủ yếu những người sử dụng thẻ TDQT là những người có thu nhập cao trong xã hội, những người hay đi công tác ở nước ngoài, người nước ngoài tới Việt Nam hoặc một số cán bộ trong ngành. Việc sử dụng thẻ TDQT trong thanh toán vẫn chưa thực sự là phổ biến trong toàn xã hội, thậm chí có thể nói là khá xa lạ với thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam. Việc nghiên cứu thị trường cho thấy một số nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng trên như sau:
Nguyên nhân đầu tiên phải kể tới là nguyên nhân chủ quan từ phía NHNT. Cụ thể là:
• Chưa triển khai tốt các hoạt động marketing
Tuy có triển khai các hoạt động nghiên cứu và phân tích thị trường nhưng NHNT vẫn chưa đưa ra những chiến lược mang tầm tổng thể cho cả hệ thống. Việc phân đoạn thị trường và xác định thị trường và phát triển sản phẩm mục tiêu cho từng đoạn thị trường còn hạn chế. Ngoài ra, việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm cũng chưa được phổ biến rộng rãi đến từng người dân - những khách hàng tiềm năng của ngân hàng.
• Hạn mức tín dụng cao
Đối với thẻ TDQT mà NHNT phát hành, hạn mức tín dụng tối thiểu là 10 triệu đồng. Trong khi đó, mức chi tiêu trung bình của một người dân Việt Nam hiện nay thấp hơn rất nhiều so với con số này. Vô hình chung,
hạn mức tín dụng này chỉ giới hạn những người sử dụng thẻ là những người giàu có.
• Chủ thẻ phải trả phí thường niên khá cao như sau
Master và Visa Card American Express
-Thẻ vàng: Thẻ chính: 200.000VND Thẻ phụ: 100.000VND -Thẻ chuẩn: Thẻ chính: 100.000VND Thẻ phụ: 50.000VND -Thẻ vàng: Thẻ chính: 600.000VND Thẻ phụ: 500.000VND -Thẻ chuẩn: Thẻ chính: 400.000VND Thẻ phụ: 300.000VND
Người dân với thu nhập như hiện nay thì việc chi trả cho những khoản phí này quả là khó khăn. Ngoài ra, chủ thẻ còn phải trả một số loại phí khác, chưa kể phí phát hành. Điều này làm cho người dân càng ưa chuộng chi tiêu bàng tiền mặt hơn.
• Mức ký quỹ/bảo đảm cao
Để sở hữu một tấm thẻ TDQT, nếu không được bảo lãnh, khách hàng phải thế chấp tại ngân hàng một khoản tiền khá lớn. Khoản tiền này được giữ tại ngân hàng trong suốt quá trình khách hàng sử dụng thẻ mà không dùng để chi trả cho các khoản chi tiêu. Giá trị thế chấp phải bằng 125% so với hạn mức tín dụng của khách hàng. Như vậy, để được chi tiêu 1 khoản tiền, khách hàng phải bỏ ra 1 khoản tiền lớn hơn tới 25%. Dù khoản tiền ký quỹ đó được ngân hàng trả lãi nhưng khách hàng vẫn cảm thấy ái ngại.
Nước ta vẫn còn là một nước nông nghiệp đang phát triển, đi lên từ một xuất phát điểm thấp, nên việc sử dụng các hoạt động dịch vụ, nhất là những dịch vụ hiện đại còn chưa nhiều. Mặt khác, phần đông người dân vẫn giữ thói quen
tích trữ tiền mặt, sử dụng tiền mặt để thanh toán cho những chi tiêu trong sinh hoạt hàng ngày, thậm chí những khoản lớn như mua xe, mua nhà,….Đây là một thói quen khó bỏ đối với người dân, nhất là trong điều kiện hiện nay, thị trường Việt Nam vẫn chủ yếu sử dụng thanh toán bằng tiền mặt.
Ở nước ta hiện nay, trình độ nhận thức của người dân về các loại hình dịch vụ hiện đại nói chung, dịch vụ thẻ TDQT nói riêng còn thấp. Người ta chưa được nhận thức đầy đủ về những lợi ích của việc dùng thẻ trong thanh toán, cho nên họ chưa quan tâm tới lĩnh vực này. Nhiều người có thu nhập khá cao, thường xuyên đi mua sắm ở những tiệm lớn, nhà hàng, khách sạn, nhưng họ vẫn thanh toán bằng tiền mặt mà không nhận thấy bất lợi của việc mang một chiếc ví dày cộm tiền. Thậm chí nhiều đơn vị chấp nhận thẻ còn bắt khách hàng chịu phần phí thanh toán bằng thẻ, khiến cho khách hàng ngại sử dụng thẻ.
Thực tế, mức thu nhập của nước ta vẫn còn thấp, chỉ khoảng gần 20% dân cư có thu nhập cao. Trong khi đó, chủ thẻ hàng tháng ngoài khoản tiền đã chi tiêu, còn phải thanh toán một số khoản phí kèm theo nhất định. Đối với những người có thu nhập hạn chế, việc làm này có phần “lãng phí”. Hơn nữa, những khoản chi tiêu của họ chủ yếu ở những nơi ít sử dụng thanh toán bằng thẻ tín dụng, nên họ càng không cần dùng đến thẻ.