Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NHNTVN)

Một phần của tài liệu Mở rộng dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 25)

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHNTVN

Ngày 01/04/1963 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NHNTVN) được thành lập theo quyết định số 115/CP ngày 30/10/1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối ngân hàng trung ương (nay là Ngân hàng Nhà nước) hoạt động dưới sự trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) với chức năng là ngân hàng duy nhất phục vụ kinh tế đối ngoại và cho vay xuất nhập khẩu cho cả nước.

Ngày 26/03/1988 Hội đồng Bộ trưởng đã ra nghị định số 53/HĐBT quy định rõ NHNN là cơ quan của HĐBT được tổ chức thành 2 cấp: NHNN là cấp quản lý và các NH chuyên doanh trực thuộc gồm NHNTVN, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

Ngày 14/11/1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành chỉ thị số 403/CT chuyển NHNTVN theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của HĐBT thành Ngân hàng thương mại quốc doanh lấy tên là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NHNTVN) gọi tắt là Ngân hàng Ngoại thương (NHNT).Với 2 pháp lệnh ngân hàng được ban hành, NHNT từ vai trò độc quyền về kinh doanh ngoại hối chuyển vào môi trường tự do cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác bao gồm cả các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh.

NHNT là 1 doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty 90,91.Tính đến cuối năm 2004, hệ thống của ngân hàng gồm:

- 26 chi nhánh cấp 1, 41 chi nhánh cấp 2 và 47 phòng giao dịch trên cả nước. - 1 công ty tài chính và 3 văn phòng đại diện ở nước ngoài.

- 3 công ty trực thuộc (công ty chứng khoán, công ty cho thuê tài chính, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản).

- Góp vốn cổ phần vào 6 doanh nghiệp (2 công ty bảo hiểm, 3 công ty kinh doanh bất động sản, 1 công ty đầu tư kỹ thuật), 7 ngân hàng và 1 quỹ tín dụng.

- Tham gia 4 lên doanh với nước ngoài.

Ngoài ra, NHNT còn có khoảng 1250 ngân hàng đại lý trên 90 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Các thông tin về địa điểm của Ngân hàng như sau: Trụ sở tổng hàng: 198 Trần Quang Khải, Hà Nội. Telex: 411209 VCB VT

SWift: BFTVNNVX

Điện tín: VIETCOMBANK

Website: www.vietcombank.com.vn

Văn phòng: 198 Trần Quang Khải, Hà Nội. Tel: 84-4-8251322/8240876

Fax: 84-4-8269067

Phòng quan hệ ngân hàng đại lý: Tầng 9, 198 Trần Quang Khải, Hà Nội. Tel: 84-4-8249748/8259859

Fax: 84-4-8265548

Sở giao dịch: 198 Trần Quang Khải, Hà Nội. Tel: 198 Trần Quang Khải, Hà Nội.

Tel: 84-4-9343137 F ax: 84-4-8241395

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của NHNTVN P.QL đề án công nghệ P.QL đề án công nghệ P.thông tin tín dụng Văn phòng Hội đồng quản trị Ban Tổng giám đốc ALCO Ban kiểm soát Hội đồng tín dụng TRỤ SỞ CHÍNH

P.kiểm tra nội bộ

P.kinh doanh ngoại tệ

P.quan hệ NH đại lý

P.TC cán bộ& đào tạo

P.quan hệ khách hàng

P.vốn

P.kế toán tài chính

P.quản lí thẻ

Trung tâm thanh toán

P.TT tuyên truyền P.pháp chế P.QL xây dựng cơ bản P.quản trị P.tổng hợp thanh toán P.kế toán vốn P.tổng hợp & PT kinh tế P.quản lý tín dụng P.đầu tư dự án P.quản lí vốn LD CP P.kế toán quốc tế P.công nợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trung tâm tin học

MẠNG LƯỚI TRONG NƯỚC

MẠNG LƯỚI NGOÀI NƯỚC

Sở giao dịch Chi nhánh Công ty con

VP đại diện tại Paris.

Chức năng, nghiệp vụ của một số phòng ban:

 Phòng bảo lãnh: Trực thuộc sở giao dịch, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, thẩm định các phương án kinh doanh của khách hàng bảo lãnh, hạch toán kinh tế các nghiệp vụ bảo lãnh , thẩm định, định giá các tài sản thế chấp cầm cố, phong toả tài sản và các nghiệp vụ khác.

 Phòng đầu tư dự án: thuộc khối Tín dụng, có chức năng cấp tín dụng trung và dài hạn cho khách hàng, thực hiện cho vay hợp vốn bằng VND và ngoại tệ, thẩm định dự án, theo dõi thu nợ,thẩm định tình hình tài chính và phi tài chính của khách hàng.

 Phòng kế toán giao dịch: thực hiện mở và quản lý tài khoản tiền gửi, tiền vay của khách hàng là tổ chức, thực hiện nhiệm vụ thanh toán qua Uỷ nhiêm thu, Uỷ nhiệm chi, Nhờ thu, Swift, Telex, chuyển tiền điện tử, Séc chuyển tiền, séc bảo chi...; thực hiện thu chi bằng tiền mặt, séc lĩnh tiền mặt bằng VND từ tài khoản tiền gửi của khách hàng theo yêu cầu của khách hàng; thực hiện thu lãi tiền gửi và trả lãi tiền vay.

 Phòng hối đoái: chủ yếu phục vụ cho các khách hàng cá nhân, thự hiện chức năng quản lý hội sở, thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến tiền gửi, tiền vay của khách hàng cá nhân; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến kiều hối ngoại tệ, chuyển tiền ra nước ngoài.

 Phòng thanh toán nhập khẩu: thực hiện thanh toán quốc tế hàng mậu dịch và đối ngoại liên quan đến hàng nhập khẩu, theo dõi tài khoản liên quan đến nghiệp vụ này.

 Phòng thanh toán xuất khẩu: thực hiện thanh toán quốc tế hàng mậu dịch và đối ngoại liên quan đến hàng xuất khẩu, theo dõi tài khoản liên quan đến nghiệp vụ này.

 Phòng thẻ: trực thuộc phòng giao dịch, có chức năng phát hành và thanh toán các loại thẻ quốc tế và thẻ của NHNT. Trung tâm thẻ gồm 4 bộ phận:

bộ phận phát hành thẻ quốc tế, bộ phận phát hành thẻ ATM, bộ phận thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, bộ phận khách hàng.

 Phòng tín dụng ngắn hạn: Triển khai nghiệp vụ cho vay đối với các phương án kinh doanh của khách hàng là tổ chức.

 Phòng tín dụng trả góp và tiêu dùng: Thực hiện cho vay trả góp và cho vay tiêu dùng đối với các khách hàng chủ yếu là thể nhân.

 Phòng vay nợ viện trợ: thực hiện các nghiệp vụ thanh toán viện trợ cho các khoản vay ODA, quản lý vốn vay , trả nợ nước ngoài bằng vốn ODA.

2.1.3 Tình hình hoạt động tại NHNTVN những năm gần đây

2.1.3.1 Năm 2003

Nhìn chung, trong năm 2003,NHNT đã thận trọng hơn khi xem xét cho vay, vì vậy làm giảm áp lực cho công tác huy động vốn, lãi suất VND đã chững lại và có xu hướng giảm. Tuy nhiên, lãi suất vốn trên thị trường quốc tế vẫn ở mức thấp nên việc huy động vốn ngoại tệ còn khó khăn.Trong năm 2003, công tác quản lý vốn đã và đang không ngừng được tăng cường về chất và lượng. Ngoài ra, trong năm 2003 NHNT đã tích cực triển khai hàng loạt các sản phẩm dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ cao, định hướng kinh doanh rõ ràng, được quán triệt trong toàn hệ thống nên đã thu được kết quả hoạt động kinh doanh đáng khích lệ. Cụ thể như sau:

 Hoạt động huy động vốn:

• Vốn vay

Tính đến 31/12/2003, tổng vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đạt 97.320 tỷ quy đồng Việt Nam, tăng 19.42% so với năm 2002, vượt kế hoạch 8% và chiếm 20,3 % vốn huy động toàn ngành ngân hàng. Nguồn vốn vay bằng VND có tốc độ tăng trưởng mạnh (67%), đạt 30.802 tỷ VND, chiếm 43% tổng vốn so với 33% năm 2002. Ngược lại, vốn ngoại tệ chỉ tăng 8% so với năm 2002, đạt 41.007 tỷ VND.

Sở dĩ vốn ngoại tệ tăng trưởng chậm là do 3 nguyên nhân:

- lãi suất ngoại tệ tiếp tục duy trì ở mức thấp làm giảm nguồn vốn huy động từ dân cư

- nhập siêu của nền kinh tế còn cao.

- cạnh tranh lãi suất huy động vốn gay gắt giữa các ngân hàng thương mại Vốn vay có kì hạn đạt 36.807 VND, chiểm 51% tổng nguồn vốn vay, tăng 20% so với năm 2002. Tuy nhiên vốn trung và dài hạn chỉ là 3.496 tỷ quy đồng Việt Nam, chiếm 9,5% nguồn vốn vay có kì hạn và 5% tổng nguồn vốn huy động được.Vấn đề thiếu vốn trung và dài hạn đang là một thách thức đối với NHNT cũng như các ngân hàng thương mại khác trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu về vốn trung dài hạn cao.

• Vốn chủ sở hữu

Tính đến thời điểm xây dựng Đề án tái cơ cấu vốn, vốn chủ sở hữu của NHNT là 1.839 tỷ VND. Kể từ khi thực hiện đề án đến nay, NHNT đã được chính phủ cấp thêm 1.400 ty VND vốn điều lệ dưới dạng trái phiếu đặc biệt (năm 2002: 1000 tỷ VND, năm 2003: 400 tỷ VND).

Phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận tăng thêm để lại cho NHNT đã được Chính phủ đồng ý và bắt đầu thí điểm trong 3 năm kể từ năm 2003. Phương án này mở ra cho NHNT một hướng đi mới cho việc phát triển tiềm năng vốn của Ngân hàng, nhưng cũng là thách thức lớn đòi hỏi NHNT phải nỗ lực kinh doanh, đạt lợi nhuân cao hơn nữa để đẩy nhanh tốc độ tăng vốn điều lệ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cho đến cuối năm 2003, vốn chủ sở hữu của NHNT (bao gồm cả nguồn vốn NH tự bổ sung) đạt gần 5.735 tỷ VND, tăng 30% so với năm 2002. Hệ số an toàn vốn được cải thiện hơn so với thời điểm trước khi thực hiện đề án.

Cùng với việc tăng trưởng tín dụng, trong năm 2003 NHNT đã áp dụng và hoàn thiện các giải pháp nâng cao quản trị rủi ro tín dụng, tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát tín dụng ở cả Trung ưong và chi nhánh.

Tính đến 31/12/2003, tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống NHNTVN là 39.269 tỷ VND, tăng 35,2% so với năm 2002, vượt kế hoạch tăng trưởng đề ra từ đầu năm (27,1%). Tỷ trọng dư nợ ngoại tệ chiếm 46,5% tăng 47,4%. Dư nợ bằng đồng VND tăng 23,8% so với năm 2002.sự thay đổi này phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của NHNT và tăng hiệu quả sử dụng vốn khi lãi suất tiền gửi ở nước ngoài còn ở mức thấp. Dư nợ ngắn hạn tính đến 31/12/2003 đạt 21,772 tỷ VND, chiếm tỷ trọng khá cao (55%) trong tổng dư nợ, tăng 37,2% so với năm 2002.

Dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 17.485 tỷ VND, chiếm 45% tổng dư nợ, tăng 41% so với năm trước, chủ yếu do giả ngân các dự án đã kí trước đây của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty điện lực Việt Nam, các dự án cơ sở hạ tầng và cho vay mới nhà máy xi măng Chinfon.

Với nhiều biện pháp xử lí nợ tồn đọng, tính tới cuối năm 2003, nợ quá hạn đối với các khoản vay hiện hành chỉ chiếm 2,2% tổng dư nợ, so với 2,8% năm 2002 và mức trung bình của ngành ngân hàng. Nợ quá hạn tồn đọng về cơ bản đã được xử lí, giảm từ 1.035 tỷ năm 2002 xuống 372 tỷ năm 2003.

 Hoạt động thanh toán quốc tế

Đây vẫn tiếp tục là một thế mạnh của NHNT với doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2003 đạt gần 12,5 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm 2002, chiếm 28% thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước.

Doanh số thanh toán xuất khẩu trong năm 2003 đạt 5.692 triệu USD, tăng 32,8% so với năm 2002 và chiếm 28,6% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước. Doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 6.756 triệu USD, tăng 21,9% so với năm 2002, chiếm 27% kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của cả nước.

Doanh số thanh toán thu và chi phi mậu dịch qua NHNT trong năm 2003 đạt 4.143 triệu USD, tăng 21% so với năm 2002. Doanh số thu đạt 2.812 triệu USD, tăng 23%, trong đó doanh số thu tiền kiều hối đạt 400 triệu USD, tăng 29,5%. Doanh số chi là 1.331 triệu USD, tăng 16,9%.

Trong năm 2003, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 10,052 tỷ USD, tăng 1,258 tỷ USD hay 14,3% so với năm ngoái. Lượng ngoại tệ NHNT mua vào tăng 13,2% và bán ra tăng 15,4% so với năm 2002. Doanh số mua bán ngoại tệ với nước ngoài giảm 29,4% so với năm 2002, do tỷ giá hối đoái trên thị trường quốc tế có nhiều biến động bất thường do sự mất giá của USD đối với EUR và JPY và sự tăng cường quản lý rủi ro của NHNT nhằm hạn chế rủi ro tới mức tối thiểu.

 Phát triển sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ hiện đại

Trong những năm qua, nền tảng công nghệ của NHNT đã không ngừng được củng cố và phát triển. Hệ thống thanh toán quốc tế Swift và hệ thống thẻ tín dụng bắt đầu được triển khai vào đầu những năm 90 của thế kỉ trước, sản phẩm ngân hàng lõi VCB Vision 2010 dược chính thức đưa vào sử dụng trong toàn hệ thống vào năm 2001, dịch vụ ngân hàng trực tuyến VCB Online, hệ thống thẻ ghi nợ VCB Connect 24 được đưa vào năm 2002.

Năm 2003, NHNT tiếp tục phát triển nền tảng công nghệ của mình bằng việc tiếp tục triển khai dự án Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán do Ngân hàng thế giới tài trợ.Dự án này đã hoàn tất quá trình kết nối các sản phẩm, dịch vụ của NHNT thành 1 hệ thống tích hợp cung cấp cho khách hàng các sản phẩm ngân hàng hiện đại với chất lượng cao nhất, đồng thời cung cấp các công cụ quản trị tiên tiến cho sự phát triển bền vững của ngân hàng.

Dựa trên nền tảng này, NHNT đã không ngừng phát triển các sản phẩm dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu câu ngày càng cao của khách hàng và nâng cao tính cạnh tranh của mình trên thị trường.

Tính đến hết năm 2003, NHNT đã phát hành được 123.964 thẻ VCB Connect 24, tăng 4 lần so với năm 2002, nâng tổng số thẻ lên 153.313 thẻ, đồng

thời phát hành được 9.832 thẻ VCB Visa và VCB Master, tăng 28% so với năm 2002. Riêng thẻ VCB Amex, tuy mới chỉ bắt đầu phát hành trong năm 2003 nhưng đã thu được kết quả khá khả quan, đạt 1.044 thẻ. Ngân hàng cũng kí liên minh thẻ với 11 NHTM hoạt động tại Việt Nam sử dụng hệ thống máy ATM, nhằm kết nối hệ thống ATM giữa các ngân hàng mở rộng tiện ích sử dụng thẻ cho khách hàng, tăng hiệu quả kinh tế cho các ngân hàng đồng thời tiết kiệm chi phí đầu tư cho toàn xã hội.

Tổng doanh số thanh toán các loại thẻ quốc tế của ngân hàng đạt 150 triệu USD, tăng 38% so với năm 2002. NHNT chiếm 50% thị phần thanh toán thẻ và 40% thị phần thanh toán thẻ quốc tế. Trong năm 2003, NHNT được tổ chức thẻ quốc tế VISA trao giải Ngân hàng đứng đầu thị trường 2003.

Sản phẩm ngân hàng tại nhà - dịch vụ VCB Money hiện đang được cung cấp cho hầu hết các tổ chức tín dụng trong nước và một số doanh nghiệp lớn như công ty bảo hiểm Việt Nam, Vietnam Airlines, và đang tiếp tục được gia tăng tiện ích.

Ngoài các sản phẩm đặc trưng trên, năm 2003, NHNT liên tục đưa thêm một loạt sản phẩm phái sinh khác mang nhiều tiện ích cho khách hàng như sản phẩm thương mại điện tử V-CBP đầu tiên trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam, chính thức được bưu điện thành phố Hồ Chí Minh sử dụng từ tháng 8/2003, cho phép khách hàng thanh toán hoá đơn tiền điện thoại qua hệ thống ATM được lắp đặt khắp nơi trên toàn quốc với tính năng vượt trội, hoạt động 24/24 giờ.

 Phát triển mạng lưới

Trong năm 2003, thực hiện đề tài tái cơ cấu, NHNT đã tích cực mở rộng mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch, phát triển các công ty. Kết quả đạt được như sau: NHNT đã chính thức khai trương chi nhánh Hải Dương, hoàn tất thủ tục thành lập chi nhánh Bắc Ninh, 10 chi nhánh cấp 2 và 9 phòng giao dịch tại các địa bàn có tiềm năng phát triển kinh tế. Năm 2003, toàn hệ thống có 25 chi nhánh cấp 1, 26 chi nhánh cấp 2 và 35 phòng giao dịch. Dự định trong thời

gian tiếp theo ngân hàng sẽ lập thêm 5 chi nhánh cấp 2 và mở văn phòng đại diện tại Mỹ, thành lập công ty chuyển tiền tại Mỹ và chi nhánh tại Singapore.

Một phần của tài liệu Mở rộng dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 25)