Những thiếu sót và hạn chế trong hoạt động bảolãnh tại NHĐT-

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh tại chi nhánh NHĐT-PT HN (Trang 50 - 54)

So với hoạt động tín dụng thì Bảo lãnh NH là nghiệp vụ còn quá non trẻ, giá trị bảo lãnh thực hiện được tuy có tăng nhưng chưa nhiều. Hiện nay, nghiệp vụ bảo lãnh NH chưa phát huy hết tiềm năng tác dụng vì còn một số thiếu sót và tồn tại cản trở sự phát triển của Bảo lãnh NH

2.3.7.1. Về cơ chế chính sách còn nhiều bất cập

- Hiện nay cơ chế chính sách và môi trường pháp lý của nước ta chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ, chúng ta chưa có luật về bảo lãnh. Hoạt động bảo lãnh được thực thi theo các văn bản dưới luật như: quy chế bảo lãnh NH, hướng dẫn quy chế bảo lãnh NH…mà các văn bản này thường xuyên được sửa đổi, bổ sung gây khó khăn cho việc thực thi bảo lãnh. Vì thế đã cản trở khá lớn việc mở rộng và phát triển công tác bảo lãnh.

- Ngoài ra, nền kinh tế thế giới cũng có phần nào ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh khi các chính sách vĩ mô của thế giới thay đổii hoặc các cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra cùng tác động đến hoạt động bảo lãnh.

2.3.7.2. Về đối tượng khách hàng cần được mở rộng cả DNQD &DNNQD

Doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, có quan hệ giao dịch với NH trong thời gian dài, có mở tài khoản chính tại NH. Điều này chứng tỏ chính sách giứ khách hàng cũ được NH thực hiện tốt nhưng chính sách thu hút khách hàng mới chưa được chú trọng.

Doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, có quan hệ giao dịch với ngân hàng trong thời gian dài, có mở tài khoản chính tại ngân hàng. Điều này chứng tỏ chính sách giữ khách hàng cũ được ngân hàng thực hiện tốt nhưng chính sách thu hút khách hàng mới chưa được chú trọng.

Mặc dù cho đên hiện này NHĐT-PT chưa xảy ra rủi ro. Nhưng các món bảo lãnh của NH thường là rất dài, do đó, rui ro tiềm ẩn là rất lớn. Vì vậy NH phải nâng cao chất lượng thực hiện các quy trình bảo lãnh để hạn chế tối đa việc xảy ra rủi ro.

2.3.7.3. Quy tr ình bảo lãnh chưa hợp lí

Chi nhánh chưa có quy trình bảo lãnh phù hợp thực tế. Việc thực hiện bảo lãnh chưa nhất quán đặc biệt giữa vụ sở chính với các chi nhánh huyện.

theo những áp dụng nhu thế nào cho linh hoạt hiệu quả lại là vấn đề khó khăn. Thực tế hiện nay do những vướng mắc trong quy định khiến bảo lãnh phải qua nhiều khâu trình ký, quá trình xét duyệt kéo dài làm lỡ hợp đồng làm ăn của khách hàng.

Trong quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh còn nhiều điểm cần xem xét sửa đổi như:

- Chưa chú ý tới khâu tìm kiếm khách hàng mới, hầu hết vẫn là các khách hàng truyền thống của ngân hàng . Do chưa có quy trình cụ thể nên nhiều khi khách hàng không nắm được các công việc cần làm nên có khách hàng tới bảo lãnh đã lên thẳng phòng Giám đốc mà không qua phòng tín dụng.

- Mặc dù thẩm định dự án đầu tư và thẩm định tín dụng là một thế mạnh của ngân hàng đầu tư, nhưng khấu thẩm định trong quy trình bảo lãnh chưa được chú ý đúng mức. Quan niệm này xuất phát từ việc cho rằng tiền ký quỹ và các tài sản bảo đảm có thể bảo đảm các rủi ro cho ngân hàng. Nhưng nếu ngân hàng bảo lãnh cho khách hàng không đủ năng lực thực hiện hợp đồng thì dù khách hàng có ký quỹ 100%, ngân hàng không chịu rủi ro nhưng uy tín của ngân hàng bị giảm sút.

- Thời gian từ khi khách hàng xin bảo lãnh đến khi ngân hàng phát hành thư bảo lãnh còn lâu do khâu xét duyệt và trình ký giữa tín dụng-kế toán và Giám đốc. Chẳng hạn những món bảo lãnh phải ký quỹ hay bảo đảm bằng tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, từ phòng tín dụng xét duyệt được giám đốc đòng ý phải qua phòng kế toán kiểm tra và lại trình lên giám đốc quyết định ký phát thư bảo lãnh . Quy trình như vậy đảm bảo sự an toàn nhưng gây cho khách hàng phải đợi lâu.

- Trong khâu theo dõi khi món bảo lãnh còn hiệu lực, ngân hàng cần phải theo dõi đôn đốc người được bảo lãnh thực hiện đúngcác cam kết với người yêu cầu bảo lãnh. Nhưng hầu hết các công trình , dự án khách hàng của

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thi công đều ở rất xa, rải rác trên khắp mọi miền đất nước nên ngân hàng gặp khó khăn trong việc theo dõi tiến độ thực hiện công trình.

Hơn nữa với các món bảo lãnh bảo bằng hợp đồng thi công chỉ định chuyển tiền về tài khoản tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội, do công trình thi công ở xa nên ngân hàng khó theo dõi chính xác khách hàng có tuân thủ đúng quy định này không. Hiện nay, việc này thực hiện dựa vào sự trung thực, giữ uy tín của khách hàng.

Với các tài sản thế chấp ngân hàng đánh giá một lần trước khi bảo lãnh: Nếu bảo lãnh thời hạn dài giá trị tài sản này giảm đi, rủi ro xảy ngân hàng sẽ chịu thiệt hại khi phát mại tài sản.

Tóm lại trong quy trình bảo lãnh của chi nhánh còn nhiều bất cập. Hiện nay chưa có rủi ro nào xảy ra, nhưng rủi ro tiềm ẩn không phải là không có. Nhất là với các món bảo lãnh trong thời gian dài, các doanh nghiệp xây dựng thường bị động theo yêu cầu của chủ thầu mà có thể không dự tính chính xác tiến độ thi công của mình. Việc không bảo đảm các điều kiện hợp đồng và dẫn tới trách nhiệm thanh toán của ngân hàng rất dễ xảy ra. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh mới được hơn 10 năm , trong đó các món bảo lãnh dài hạn chẳng hạn 4-5 năm lại mới phát sinh đến nay chưa hết hiệu lực. Như vậy không nên căn cứ vào tỷ lệ rủi ro hiện nay mà lơi là việc thực hiện đúng quy trình bảo lãnh.

2.3.7.4. Về trình độ cán bộ làm nghiệp vụ bảo lãnh còn yếu và thiếu

Bảo lãnh là một nghiệp vụ còn mới mẻ đối với NHĐT-PT HN, do đó thiếu kinh nghiệm trong việc phân công cán bộ đảm nhiệm công tác bảo lãnh là khó khăn không chỉ của riêng NHĐT-PT HN. NH cũng đã tổ chức nhiều đợt tập huấn về bảo lãnh cho các nhân viên và thực hiện tách riêng phòng thẩm định. Song để đạt được kết quả tốt thì đó là một qúa trình lâu dài, bởi

thẩm định của các cán bộ hiện có thì không cao, không được cập nhật, bổ sung nên mỗi khi NH phải thẩm định một dự án lớn hoặc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao thì phải đi thuê chuyên gia, gây ảnh hưởng đến phí thu từ hoạt động bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh tại chi nhánh NHĐT-PT HN (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w