Trong các văn bản trên thì quyết định 196 QĐ/NH14 về quy chế nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng và công văn số 39 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hướng dẫn thực hiện quy chế là hai văn bản quan trọng nhất tạo khung pháp lý cho hoạt động bảo lãnh chi nhánh. Sau đây là nội dung chính của các văn bản này:
2.2.2.1. Phạm vi bảo lãnh
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tổ chức các loại bảo lãnh sau: - Bảo lãnh dự thầu.
- Bảo lãnh htực hiện hợp đồng.
- Bảo lãnh đảm bảo chất lượng theo hợp đồng. - Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước.
- Bảo lãnh bảo dảm thanh toán. - Bảo lãnh hoàn trả vốn vay.
Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam uỷ quyền cho giám đốc chi nhánh bảo lãnh trong phạm vi quỹ bảo lãnh của chi nhánh cho 4 trong 6 loại bảo lãnh trên trừ bảo lãnh đảm bảo thanh toán và bảo lãnh hoàn trả vốn vay.
2.2.2.2. Điều kiện được bảo lãnh
Doanh nghiệp được bảo lãnh phải có đủ các điều kiện sau:
- Có tư cách pháp nhân, hoạt động theo luật pháp hiện hành của Việt Nam.
Có giấy phép xuất nhập khẩu nếu hoạt động xuất nhập khẩu liên quan đến bảo lãnh.
- Không có nợ quá hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. - Có đủ tài sản thế chấp hợp pháp cho bảo lãnh.
Điều kiện cụ thể được hướng dẫn như sau:
a. Bảo lãnh để tham gia dự thầu xây lắp, thực hiện hợp đồng thi công, bảo lãnh chất lượng công trình: Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề xây dựng theo đúng nghề nghiệp và phạm vi hoạt động được cấp có thẩm quyền cấp theo quy định hiện hành của nhà nước. Nếu là đơn vị trực thuộc tổ chức có giấy phép hành nghề thì phải có giấy uỷ quyền của tổ chức đó.
- Trường hợp các đơn vị liên doanh dự thầu thì một đơn vị phải làm đại diện để xin bảo lãnh cho liên doanh. Người đại diện phải kê khai rõ, đầy đủ các doanh nghiệp xây lắp tham gia liên doanhvà các doanh nghiệp này phải có đủ điều kiện về đăng ký kinh doanh và giấy phép hành nghề đã nêu ở trên.
b. Bảo lãnh để tham gia dự thầu, thực hiện các hợp đồng kinh tế (ngoài hợp đồng xây lắp), bảo lãnh chất lượng sản phẩm theo hợp đồng kinh tế liên quan đến các lĩnh vực sản xuất thì doanh nghiệp phải có giấy phép hành nghề và giấy phép kinh doanh theo quy định của nhà nước như: Đóng tàu, sản xuất rượu bia, thuốc lá, khai thác khoáng sản... phù hợp với nội dung xin bảo lãnh.
c. Bảo lãnh tiền ứng trước:
Doanh nghiệp phải mở tài khoản tiền gửi sản xuất kinh doanh chính và tài khoản nhận tiền ứng trước tại ngân hàng đâù tư và phát triển, doanh nghiệp phải chịu sự quản lý giám sát của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển về việc sử dụng đungs mục đích của khoản ứng trước này.
d. Bảo lãnh thanh toán, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chỉ bảo lãnh việc bảo đảm thanh toánkhi ngân hàng nắm chắc về khả năng, nguồn vốn thanh toán của doanh nghiệp xin bảo lãnh.
e. Bảo lãnh hoàn trả vốn vay:
Trước mắt các chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chỉ bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn có tài khoản hoạt động sản xuất kinh doanh tại chính ngân hàng đầu tư và phát triển. Trường hợp bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn có tài khoản hoạt động sản xuất kinh doanh chính tại ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác thì chi nhánh phải báo cáo và gửi hồ sơ lên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển trung ương xem xét cho ý kiến trước khi thực hiện.
2.2.3. Phí bảo lãnh
Trường hợp doanh nghiệp xin bảo lãnh ký quỹ 100% hoặc số dư trên tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển luôn lớn hơn số tiền xin bảo lãnh, doanh nghiệp cam kết không rút số dư đó thì phí bảo lãnh ưu đãi được áp dụng là 0.7% năm tính trên số dư bảo lãnh và tính từ ngày phát sinh thư bảo lãnh.
Trường hợp số tièn xin bảo lãnh quá thấp (nhỏ hơn 80 triệu) các chi nhánh được áp dụng mức phí bảo lãnh tối thiểu là 300000 đồng cho một món bảo lãnh để đảm bảo bù dư chi phí của ngân hàng và phí này thu ngay một lần trước khi phát hành thư bảo lãnh.
Những trường hợp khác áp dụng phí bảo lãnh do chi nhánh quyết định nhưng tối đa không quá 1% năm.
Đối với những trường hợp thu phí theo tỷ lệ, phí bảo lãnh thu ba tháng một lần, lần đầu thu ngay khi phát hành thủ tục bảo lãnh.
2.2.4.Quỹ bảo lãnh và mức bảo lãnh
Các ngân hàng căn cứ vào số vốn được phép sử dụng vào kinh doanh để dự kiến số tiền có thể đưa vaò lập quỹ bảo lãnh của mình. Tổng mức bảo lãnh được xác định trên cơ sở quỹ bảo lãnh dự kiến và khả năng an toàn vốn trong bảo lãnh của từng ngân hàng, nhưng tối đa không quá 20 lần số tiền của quỹ bảo lãnh.
Số tiền để lập quỹ bảo lãnh được hạch toán vào một tiểu khoản riêng tại ngân hàng bảo lãnh theo từng lần bảo lãnh với tỷ lệ tối thiểu 5% so với doanh số bảo lãnh và được sử dụng để trả cho bên yêu cầu bảo lãnh khi doanh nghiệp được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ.
Tổng số tiền bảo lãnh cho một doanh nghiệp không quá 30% tổng mức bảo lãnh của ngân hàng bảo lãnh.
2.2.5. Tài sản thế chấp
Tài sản thế chấp bảo lãnh là bất động sản: nhà đất; động sản: vàng, bạc, đá quý...; hoặc các chứng từ có giá: trái phiếu, tín phiếu...
Trong trường hợp đặc biệt doanh nghiệp có tín nhiệm bảo đảm có nguồn vốn thanh toán đúng hạn số tiền bảo lãnh có sử dụng kết hợp cả hình thức ký quỹ, thế chấp, tín nhiệm và khả năng tài chính để lập hồ sơ bảo lãnh báo cáo ngân hàng đầu tư phát triển trung ương xem xét uỷ nhiệm.
Trường hợp số tiền bảo lãnh không lớn, doanh nghiệp có thể ký quỹ số tiền tương ứng với số tiền xin bảo lãnh hoặc kết hợp cả hai hình thức ký quỹ và thế chấp tài sản. Tiền ký quỹ phải được gửi tại chi nhánh thực hiện việc bảo lãnh. Tiền ký quỹ được hưởng lãi suất phù hợp với tính chất thời hạn của việc bảo lãnh.
Trong suốt thời gian bảo lãnh, chi nhánh có trách nhiệm quản lý theo dõi số tiền dư tài khoản ký quỹ và tài sản thế chấp của doanh nghiệp đảm bảo số
dư tài khoản này và giá trị tài sản thế chấp luôn tương ứng với số tiền còn đang được bảo lãnh.
2.2.6. Thẩm quyền của chi nhánh
Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam uỷ nhiệm cho giám đốc chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển bảo lãnh trong phạm vi quỹ bảo lãnh của chi nhánh cho các loại sau:
- Bảo lãnh dự thầu.
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. - Bảo lãnh tiền ứng trước.
- Bảo lãnh bảo hành chất lượng sản phẩm.
Trong trường hợp vượt quỹ bảo lãnh của doanh nghiệp, chi nhánh lập hồ sơ, báo cáo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển trung ương để xem xét bảo lãnh hoặc uỷ quyền cho chi nhánh bảo lãnh.
Trên đây là một số nội dung trong quy định đã nêu. Vì bảo lãnh là một loại hình mới được áp dụng ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển và ở Việt Nam nói chung nên cần nắm được các nội dung này trong thực thi bảo lãnh. Những nội dung này tuy một số đã được sửa đổi nhưng nó là cơ sở áp dụng và cơ sở cho việc đánh giá hoạt động của bảo lãnh tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.
2.3. Thực trạng chất lượng bảo lónh tại Ngõn hàng BIDV Hà Nội
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội bắt đầu tiến hành nghiệp vụ bảo lãnh từ năm 1998, khi hệ thống ngân hàng đầu tư bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn hoạt động như một ngân hàng thương mại. Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và yêu cầu đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, chi nhánh đã cho ra đời và phát triển một ”chất xúc tác” cho nền kinh tế, một loại hình dịch vụ của ngân hàng hiện đại.
Với tuổi đời hơn bốn mươi năm nhưng tuổi kinh doanh còn rất trẻ chi nhánh thực thi nghiệp vụ bảo lãnh trước hết phục vụ các khách hàng truyền thống làm đa dạng hoá các loại sản phẩm ngân hàng . Hoạt động trên lĩnh vực đầu tư xây dựng, ngân hàng có thế mạnh là nhu cầu bảo lãnh của khách hàng tương đối lớn, phát sinh liên tục.
Hoạt động bảo lãnh ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã đạt được một số kết quả nhất định. Song theo tôi nó chưa trở thành một công cụ linh hoạt, chưa khai thác được hết tiềm năng thế mạnh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội cũng như trong việc đáp ứng nhu cầu các khách hàng. Sau đây là thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng.
2.3.1. Doanh số bảo lãnh của BIDV HN
Bảng 2: Doanh số bảo lãnh của BIDV HN
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Doanh số 1,135,665 1,554,762 1,799,362
Biểu đồ tăng trưởng doanh số bảo lãnh tại BIDV HN:
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy rằng tình hình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của NHĐT-PT HN tăng mạnh qua các năm
Năm 2006, doanh số bảo lãnh là 1.135.665 triệu đồng. So với từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 1995 doanh số bảo lãnh chỉ là 34.387 triệu đồng thì đến năm 2006 doanh số bảo lãnh đã tăng gấp hơn 30 lần. Điều này chứng tỏ nhu cầu của khách hàng rất nhiều và hoạt động nghiệp vụ bảo lãnh tại NHĐT- PT HN ra đời đã đóng góp cho NH rất nhiều lợi ích: Vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng, vừa tăng thu nhập đáng kể cho NH
Năm 2007, doanh số bảo lãnh tăng 47,57% so với năm 2006. Điều đó chứng tỏ nghiệp vụ bảo lãnh tại NH ngày càng được chú trọng và phát triển trong toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Năm 2008, doanh số hoạt động bảo lãnh tăng 44% so với năm 2007 Xét một cách toàn diện ta thấy doanh số bảo lãnh tăng lên cũng là một điều tất yếu vì NHĐT-PT HN là một NH có thế mạnh trong lĩnh vực đầu tư xây dựng mà hiện nay quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta đang
bảo lãnh tăng, ngoài yếu tố chủ quan còn do yếu tố khách quan là sự phát triển nhu cầu của nền kinh tế…
2.3.2. Kết quả thu phí bảo lãnh
Bảng 3: Phí bảo lãnh của BIDV HN
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2006 2007 2008
Phí Bảo lãnh 202,210 277,475 324,425
Biểu 2: Biểu đồ tăng trưởng phí thu từ hoạt động bảo lãnh
Khi nhìn vào biểu đồ ta thấy phí thu từ hoạt động bảo lãnh cũng tăng theo từng năm, phí thu từ hoạt động bảo lãnh đã đóng góp không nhỏ vào tổng phí dịch vụ và góp phần làm tăng lợi nhuận ngân hàng.
- Năm 2006, tổng chi phí thu được từ hoạt động bảo lãnh là 202.210 triệu đồng, tăng nhiều lần so với năm 1995 là năm mới được thực hiện hợp đồng bảo lãnh .
- Năm 2007, tổng phí thu được từ hoạt động bảo lãnh 277.475 triệu đồng, tăng 1,37 lần so với năm 2006 do doanh số tăng lên.
- Năm 2008, tổng phí thu được từ hoạt động bảo lãnh là 324.425 triệu đồng, tăng 1,17 lần so với năm 2007 do doanh số tăng mạnh.
Hiện nay, NHĐT-PT HN áp dụng mức phí trung bình năm là 1,8% năm. Hoạt động bảo lãnh đóng góp vào tổng phí dịch vụ cho NH là đáng kể, song tỷ trọng trong tổng phí dịch vụ còn thấp so với các NH khác trên địa bàn, vì mức phí này so với mặt bằng các NH khác là khá cao, nên NH cần có các chính sách thu hút khách hàng để trong các năm tới NH sẽ tăng tỷ trọng phí bảo lãnh trong tổng chi phí dịch vụ.
2.3.3. Cơ cấu các loại hình bảo lãnh
Bảng 4: Cơ cấu theo loại hình bảo lãnh:
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: Phòng nguồn vốn kinh doanh
Các chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Tổng doanh số 1,135,665 100% 1,554,762 100% 1,799,362 100%
1.Bảo lãnh dự thầu 375.235 33,22% 558.235 30,02% 655.231 36,50% 2. Bảo lãnh thực hiện
hợp đồng
565.652 49,86% 681.326 43,92% 776.239 43,29% 3. Bảo lãnh thanh toán 14.272 3,80% 72.235 4,81% 115.986 6,30% 4. Bảo lãnh chất lượng
sản phẩm
42.210 7,29% 127.200 8,15% 135.297 7,75%% 5. Bảo lãnh khác 138.296 5,83% 115.766 7,10% 116.609 6,16%
Biểu 3: Biểu đồ tăng trưởng của các loại bảo lãnh của NHĐT-PT HN
Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy rằng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng là những loại bảo lãnh luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số hoạt động bảo lãnh, đặc biệt là bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Do khách hàng chủ yếu của NHĐT-PT HN là các công ty, tổng công ty xây lắp nên loại bảo lãnh này thường xuyên được sử dụng
- Bảo lãnh dự thầu: Năm 2006 bảo lãnh dự thầu đạt doanh số là: 375.235 triệu đồng thì năm 2007 doanh số là 558.235 triệu đồng tăng 183.000 triệu đồng (Tăng 49%) so với năm 2006. Doanh số năm 2008 là 655.231 triệu đồng tăng 96.996 triệu đồng (tăng 17.3%) so với năm 2007. Điều này cho thấy khách hàng sử dụng loại hình bảo lãnh này ngày càng nhiều, ngày càng tin tưởng vào chất lượng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Thời gian để thực hiện hợp đồng th- ường dài nên độ rủi ro của loại hình bảo lãnh này thường lớn hơn. Đối với NHĐT-PT HN loại hình này khá thông dụng và chiếm doanh số lớn nhất
trong tổng doanh số bảo lãnh tại ngân hàng. Cụ thể năm 2006 doanh số là 565.652 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 49,86%). Năm 2007 doanh số là 681.326 triệu đồng tăng 115.674 triệu đồng (tương ứng 43,68%) so với năm 2006. Năm 2008, doanh số này tăng so với năm 2007 là 94.913 triệu đồng (tương ứng tăng 14%). Có thể nói đây là loại bảo lãnh phát sinh thường xuyên và có rất nhiều tiềm năng phát triển. Do vây, ngân hàng cần chú trọng khai thác và phát triển loại hình này hơn nữa
- Bảo lãnh thanh toán: Đây là loại hình được áp dụng trong cả xuất nhập khẩu và xây dựng. Trong xây dựng nếu bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, tiền đặt cọc đảm bảo quyền lợi của chủ thầu thì bảo lãnh thanh toán lại đảm bảo quyền lợi cho nhà thầu. Đây là loại hình bảo lãnh mới được ngân hàng triển khai trong một vài năm trở lại đây và vẫn còn chiếm trọng nhỏ trong doanh số bảo lãnh của ngân hàng. Tuy vậy với chính sách thu hút khách hàng tỷ trọng của loại hình này đã dần tăng lên qua các năm qua. Cụ thể năm 2006 tỷ trọng chỉ là 3.8% năm 2007 chiếm 4,81% và đến năm 2008 là 6,3%.
- Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: tại ngân hàng bảo lãnh này bao gồm 2 loại là bảo lãnh là bảo đảm chất lượng công trình và bảo đảm chất lượng máy móc thiết bị trong đó chủ yếu là bảo lãnh chất lượng công trình. Doanh số phát sinh loại này không lớn nhưng có xu hớng phát sinh tăng dần trong các năm qua.
- Các loại bảo lãnh khác: như bảo lãnh vay vốn nước ngoài, bảo lãnh tiền ứng trước, bảo lãnh nộp thuế………Doanh số phát sinh còn nhỏ.Với đội ngũ cán bộ có kinh nghiêm và năng động Ngân hàng hoàn toàn có đủ khả năng phát triển, hạn chế tối đa rủi ro và thu thêm phí. Vì vậy , ngân hàng phải có các biện pháp nhằm phổ biến các loại hình bảo lãnh này cho khách hàng.
Bảng 6: Cơ cấu thành phầnh kinh tế
Đơn vị: triệu đồng
Các chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Tổng doanh số 1,135,665 100% 1,554,762 100% 1,799,362 100%
DNQD 985,123 86.74% 1,278,366 82.22% 1,455,442 80.89%
DN NQD 150,542 13.26% 276,396 17.78% 343,920 19.11%
(Nguồn: Phòng nguồn vốn kinh doanh)
Nhìn vào bảng só liệu ta thấy DN quốc doanh chiếm phần lớn doanh số hoạt động bảo lãnh của ngân hàng. Điều này chứng tỏ nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng chủ yếu được các khách hàng truyền thống sử dụng, còn các doanh