Bảng 2: Doanh số bảo lãnh của BIDV HN
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Doanh số 1,135,665 1,554,762 1,799,362
Biểu đồ tăng trưởng doanh số bảo lãnh tại BIDV HN:
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy rằng tình hình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của NHĐT-PT HN tăng mạnh qua các năm
Năm 2006, doanh số bảo lãnh là 1.135.665 triệu đồng. So với từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 1995 doanh số bảo lãnh chỉ là 34.387 triệu đồng thì đến năm 2006 doanh số bảo lãnh đã tăng gấp hơn 30 lần. Điều này chứng tỏ nhu cầu của khách hàng rất nhiều và hoạt động nghiệp vụ bảo lãnh tại NHĐT- PT HN ra đời đã đóng góp cho NH rất nhiều lợi ích: Vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng, vừa tăng thu nhập đáng kể cho NH
Năm 2007, doanh số bảo lãnh tăng 47,57% so với năm 2006. Điều đó chứng tỏ nghiệp vụ bảo lãnh tại NH ngày càng được chú trọng và phát triển trong toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Năm 2008, doanh số hoạt động bảo lãnh tăng 44% so với năm 2007 Xét một cách toàn diện ta thấy doanh số bảo lãnh tăng lên cũng là một điều tất yếu vì NHĐT-PT HN là một NH có thế mạnh trong lĩnh vực đầu tư xây dựng mà hiện nay quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta đang
bảo lãnh tăng, ngoài yếu tố chủ quan còn do yếu tố khách quan là sự phát triển nhu cầu của nền kinh tế…
2.3.2. Kết quả thu phí bảo lãnh
Bảng 3: Phí bảo lãnh của BIDV HN
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2006 2007 2008
Phí Bảo lãnh 202,210 277,475 324,425
Biểu 2: Biểu đồ tăng trưởng phí thu từ hoạt động bảo lãnh
Khi nhìn vào biểu đồ ta thấy phí thu từ hoạt động bảo lãnh cũng tăng theo từng năm, phí thu từ hoạt động bảo lãnh đã đóng góp không nhỏ vào tổng phí dịch vụ và góp phần làm tăng lợi nhuận ngân hàng.
- Năm 2006, tổng chi phí thu được từ hoạt động bảo lãnh là 202.210 triệu đồng, tăng nhiều lần so với năm 1995 là năm mới được thực hiện hợp đồng bảo lãnh .
- Năm 2007, tổng phí thu được từ hoạt động bảo lãnh 277.475 triệu đồng, tăng 1,37 lần so với năm 2006 do doanh số tăng lên.
- Năm 2008, tổng phí thu được từ hoạt động bảo lãnh là 324.425 triệu đồng, tăng 1,17 lần so với năm 2007 do doanh số tăng mạnh.
Hiện nay, NHĐT-PT HN áp dụng mức phí trung bình năm là 1,8% năm. Hoạt động bảo lãnh đóng góp vào tổng phí dịch vụ cho NH là đáng kể, song tỷ trọng trong tổng phí dịch vụ còn thấp so với các NH khác trên địa bàn, vì mức phí này so với mặt bằng các NH khác là khá cao, nên NH cần có các chính sách thu hút khách hàng để trong các năm tới NH sẽ tăng tỷ trọng phí bảo lãnh trong tổng chi phí dịch vụ.
2.3.3. Cơ cấu các loại hình bảo lãnh
Bảng 4: Cơ cấu theo loại hình bảo lãnh:
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: Phòng nguồn vốn kinh doanh
Các chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Tổng doanh số 1,135,665 100% 1,554,762 100% 1,799,362 100%
1.Bảo lãnh dự thầu 375.235 33,22% 558.235 30,02% 655.231 36,50% 2. Bảo lãnh thực hiện
hợp đồng
565.652 49,86% 681.326 43,92% 776.239 43,29% 3. Bảo lãnh thanh toán 14.272 3,80% 72.235 4,81% 115.986 6,30% 4. Bảo lãnh chất lượng
sản phẩm
42.210 7,29% 127.200 8,15% 135.297 7,75%% 5. Bảo lãnh khác 138.296 5,83% 115.766 7,10% 116.609 6,16%
Biểu 3: Biểu đồ tăng trưởng của các loại bảo lãnh của NHĐT-PT HN
Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy rằng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng là những loại bảo lãnh luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số hoạt động bảo lãnh, đặc biệt là bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Do khách hàng chủ yếu của NHĐT-PT HN là các công ty, tổng công ty xây lắp nên loại bảo lãnh này thường xuyên được sử dụng
- Bảo lãnh dự thầu: Năm 2006 bảo lãnh dự thầu đạt doanh số là: 375.235 triệu đồng thì năm 2007 doanh số là 558.235 triệu đồng tăng 183.000 triệu đồng (Tăng 49%) so với năm 2006. Doanh số năm 2008 là 655.231 triệu đồng tăng 96.996 triệu đồng (tăng 17.3%) so với năm 2007. Điều này cho thấy khách hàng sử dụng loại hình bảo lãnh này ngày càng nhiều, ngày càng tin tưởng vào chất lượng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Thời gian để thực hiện hợp đồng th- ường dài nên độ rủi ro của loại hình bảo lãnh này thường lớn hơn. Đối với NHĐT-PT HN loại hình này khá thông dụng và chiếm doanh số lớn nhất
trong tổng doanh số bảo lãnh tại ngân hàng. Cụ thể năm 2006 doanh số là 565.652 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 49,86%). Năm 2007 doanh số là 681.326 triệu đồng tăng 115.674 triệu đồng (tương ứng 43,68%) so với năm 2006. Năm 2008, doanh số này tăng so với năm 2007 là 94.913 triệu đồng (tương ứng tăng 14%). Có thể nói đây là loại bảo lãnh phát sinh thường xuyên và có rất nhiều tiềm năng phát triển. Do vây, ngân hàng cần chú trọng khai thác và phát triển loại hình này hơn nữa
- Bảo lãnh thanh toán: Đây là loại hình được áp dụng trong cả xuất nhập khẩu và xây dựng. Trong xây dựng nếu bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, tiền đặt cọc đảm bảo quyền lợi của chủ thầu thì bảo lãnh thanh toán lại đảm bảo quyền lợi cho nhà thầu. Đây là loại hình bảo lãnh mới được ngân hàng triển khai trong một vài năm trở lại đây và vẫn còn chiếm trọng nhỏ trong doanh số bảo lãnh của ngân hàng. Tuy vậy với chính sách thu hút khách hàng tỷ trọng của loại hình này đã dần tăng lên qua các năm qua. Cụ thể năm 2006 tỷ trọng chỉ là 3.8% năm 2007 chiếm 4,81% và đến năm 2008 là 6,3%.
- Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: tại ngân hàng bảo lãnh này bao gồm 2 loại là bảo lãnh là bảo đảm chất lượng công trình và bảo đảm chất lượng máy móc thiết bị trong đó chủ yếu là bảo lãnh chất lượng công trình. Doanh số phát sinh loại này không lớn nhưng có xu hớng phát sinh tăng dần trong các năm qua.
- Các loại bảo lãnh khác: như bảo lãnh vay vốn nước ngoài, bảo lãnh tiền ứng trước, bảo lãnh nộp thuế………Doanh số phát sinh còn nhỏ.Với đội ngũ cán bộ có kinh nghiêm và năng động Ngân hàng hoàn toàn có đủ khả năng phát triển, hạn chế tối đa rủi ro và thu thêm phí. Vì vậy , ngân hàng phải có các biện pháp nhằm phổ biến các loại hình bảo lãnh này cho khách hàng.
Bảng 6: Cơ cấu thành phầnh kinh tế
Đơn vị: triệu đồng
Các chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Tổng doanh số 1,135,665 100% 1,554,762 100% 1,799,362 100%
DNQD 985,123 86.74% 1,278,366 82.22% 1,455,442 80.89%
DN NQD 150,542 13.26% 276,396 17.78% 343,920 19.11%
(Nguồn: Phòng nguồn vốn kinh doanh)
Nhìn vào bảng só liệu ta thấy DN quốc doanh chiếm phần lớn doanh số hoạt động bảo lãnh của ngân hàng. Điều này chứng tỏ nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng chủ yếu được các khách hàng truyền thống sử dụng, còn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (khách hàng mới) chiếm tỷ lệ rất ít
Năm 2006 ngân hàng bảo lãnh cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với tỷ trọng là 13,26% trong tổng doanh số bảo lãnh của ngân hàng, năm 2007 là 17,78%. Năm 2008 là 19,11%. Các con số này thể hiện ngân hàng đã cố gắng nâng cao doanh số bảo lãnh của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
2.3.5. Tình hình các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh tại NHĐT-PT HNBảng 6: Các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh tại NHĐT-PT HN: Bảng 6: Các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh tại NHĐT-PT HN:
Đơn vị triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Tổng doanh số 1,135,665 100% 1,554,762 100% 1,799,362 100%
Tín chấp 120,267 10.59% 128,423 8.26% 169,140,028 9.40%
Ký quỹ 680,263 59.90% 1,007,486 64.80% 1,232,563 68.50%
Thế chấp 335,135 29.51% 418,853 26.94% 39,767 22.10%
Qua bảng số liệu cho thấy hình thức bảo lãnh bằng biện pháp tín chấp chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn, năm 2006 là 10,59%, năm 2007 là 8,26% và năm 2008 là 9,40%. Điều này thể hiện rất thận trọng trong việc thực hiện tín chấp với khách hàng, chỉ những khách hàng nào làm ăn lâu năm, có uy tín và tạo đợc sự tin tưởng của ngân hàng thì ngân hàng mới cho phép dùng hình thức tín chấp.
Trong khi đó hình thức đảm bảo bằng biện pháp ký quỹ lại chiếm tỷ lệ cao nhất (trên dới 60%) và tỷ lệ này có xu hướng tăng. Cụ thể là năm 2006 chiếm 59,9%, năm 2007 là 64,8%, và năm 2008 chiếm 68,5 %. Tỷ lệ này thể hiện đây là biện pháp bảo đảm được ngân hàng sử dụng nhất. Và chắc chán khi thực hiện bảo lãnh cho khách hàng, biện pháp đảm bảo bằng ký quý sẽ làm cho ngân hàng cảm thấy yên tâm hơn
Hình thức đảm bảo bằng biện pháp thế chấp, năm 2006 chiếm 29,51%, tỷ lệ này giảm dần, cụ thể năm 2007 là 26,94% và năm 2008 là 22,1%. Điều này chứng tỏ khách hàng không ưa thích và Ngân hàng không muốn hình thức này, bởi vì khi khách hàng thế chấp bằng tài sản thì phải trong thời gian dài của dự án, giá trị của tài sản đã có thể có những thay đổi làm thiệt hại đến ngân hàng và khách hàng.
2.3.6. Nhận xét chung
Nghiệp vụ bảo lãnh là một loại dịch vụ mới được chi nhánh NHĐT-PT HN đa vào áp dụng trong thực tế nhằm đa dạng hoá loại hình hoạt động của ngân hàng, phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng và của toàn bộ nền kinht tế nhờ sự ra đời đúng lúc nên nghiệp vụ này nhanh chóng được xã hội chấp nhận. Tuy còn nhiều điểm tồn tại nhưng nhìn một cách tổng quan qua hơn 8 năm hoạt động, ngân hàng đã rất cố gắng và đã đạt được kết quả tốt đẹp. Để đạt đợc kết quả đó không thể phủ nhận công lao của tập thể cán bộ ngân hàng đã xây dựng được một quy trình nghiệp vụ hợp lý chặt chẽ và sự phối hợp
ngân hàng tiếp tục phát huy thế mạnh của mình để tiếp tục mở rộng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh.
* Đánh giá từ phía khách hàng: Trong nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng trở nên quan trọng đối với doanh nghiệp giúp giảm bớt thời gian, chi phí, nguồn lực đáng kể. Do đó, việc tìm đến một NH có uy tín như BIDV HN để sử dụng dịch vụ bảo lãnh là một lựa chọn ngày càng trở nên phổ biến. Hầu hết khách hàng đều cảm thấy thoả mãn với dịch vụ bảo lãnh ở BIDV HN và giúp cho công việc kinh doanh của họ trở nên thuận tiện hơn. Tuy nhiên một số doanh nghiệp mới phản ánh chưa tiếp cận được dễ dàng với dịch vụ này do còn nhiều bất cập trong khâu thủ tục, thế chấp, đánh giá tín dụng,...Do đó vẫn còn một bộ phận doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh muốn sử dụng dịch vụ bảo lãnh một cách tiện ích nhất nhưng vẫn chưa được đáp ứng một cách đầy đủ.
* Đánh giá từ phía NH: Do đây vẫn là một nghiệp vụ tương đối mới mẻ và không phảI NH nào cũng làm được nên nghiệp vụ bảo lãnh vẫn cần có sự đầu tư lớn về nhân lực, công nghệ cũng như thông tin về khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Vì vậy BIDV HN mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của khách hàng và sắp tới sẽ còn rất nhiều cơ hội để nâng cao chất lượng dịch vụ và phục vụ được nhiều khách hàng hơn, mang lại nguồn thu lớn cho NH.
2.3.7. Những thiếu sót và hạn chế trong hoạt động bảo lãnh tại NHĐT- PT HN PT HN
So với hoạt động tín dụng thì Bảo lãnh NH là nghiệp vụ còn quá non trẻ, giá trị bảo lãnh thực hiện được tuy có tăng nhưng chưa nhiều. Hiện nay, nghiệp vụ bảo lãnh NH chưa phát huy hết tiềm năng tác dụng vì còn một số thiếu sót và tồn tại cản trở sự phát triển của Bảo lãnh NH
2.3.7.1. Về cơ chế chính sách còn nhiều bất cập
- Hiện nay cơ chế chính sách và môi trường pháp lý của nước ta chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ, chúng ta chưa có luật về bảo lãnh. Hoạt động bảo lãnh được thực thi theo các văn bản dưới luật như: quy chế bảo lãnh NH, hướng dẫn quy chế bảo lãnh NH…mà các văn bản này thường xuyên được sửa đổi, bổ sung gây khó khăn cho việc thực thi bảo lãnh. Vì thế đã cản trở khá lớn việc mở rộng và phát triển công tác bảo lãnh.
- Ngoài ra, nền kinh tế thế giới cũng có phần nào ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh khi các chính sách vĩ mô của thế giới thay đổii hoặc các cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra cùng tác động đến hoạt động bảo lãnh.
2.3.7.2. Về đối tượng khách hàng cần được mở rộng cả DNQD &DNNQD
Doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, có quan hệ giao dịch với NH trong thời gian dài, có mở tài khoản chính tại NH. Điều này chứng tỏ chính sách giứ khách hàng cũ được NH thực hiện tốt nhưng chính sách thu hút khách hàng mới chưa được chú trọng.
Doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, có quan hệ giao dịch với ngân hàng trong thời gian dài, có mở tài khoản chính tại ngân hàng. Điều này chứng tỏ chính sách giữ khách hàng cũ được ngân hàng thực hiện tốt nhưng chính sách thu hút khách hàng mới chưa được chú trọng.
Mặc dù cho đên hiện này NHĐT-PT chưa xảy ra rủi ro. Nhưng các món bảo lãnh của NH thường là rất dài, do đó, rui ro tiềm ẩn là rất lớn. Vì vậy NH phải nâng cao chất lượng thực hiện các quy trình bảo lãnh để hạn chế tối đa việc xảy ra rủi ro.
2.3.7.3. Quy tr ình bảo lãnh chưa hợp lí
Chi nhánh chưa có quy trình bảo lãnh phù hợp thực tế. Việc thực hiện bảo lãnh chưa nhất quán đặc biệt giữa vụ sở chính với các chi nhánh huyện.
theo những áp dụng nhu thế nào cho linh hoạt hiệu quả lại là vấn đề khó khăn. Thực tế hiện nay do những vướng mắc trong quy định khiến bảo lãnh phải qua nhiều khâu trình ký, quá trình xét duyệt kéo dài làm lỡ hợp đồng làm ăn của khách hàng.
Trong quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh còn nhiều điểm cần xem xét sửa đổi như:
- Chưa chú ý tới khâu tìm kiếm khách hàng mới, hầu hết vẫn là các khách hàng truyền thống của ngân hàng . Do chưa có quy trình cụ thể nên nhiều khi khách hàng không nắm được các công việc cần làm nên có khách hàng tới bảo lãnh đã lên thẳng phòng Giám đốc mà không qua phòng tín dụng.
- Mặc dù thẩm định dự án đầu tư và thẩm định tín dụng là một thế mạnh của ngân hàng đầu tư, nhưng khấu thẩm định trong quy trình bảo lãnh chưa được chú ý đúng mức. Quan niệm này xuất phát từ việc cho rằng tiền ký quỹ và các tài sản bảo đảm có thể bảo đảm các rủi ro cho ngân hàng. Nhưng nếu ngân hàng bảo lãnh cho khách hàng không đủ năng lực thực hiện hợp đồng thì dù khách hàng có ký quỹ 100%, ngân hàng không chịu rủi ro nhưng uy tín của ngân hàng bị giảm sút.
- Thời gian từ khi khách hàng xin bảo lãnh đến khi ngân hàng phát hành thư bảo lãnh còn lâu do khâu xét duyệt và trình ký giữa tín dụng-kế toán và Giám đốc. Chẳng hạn những món bảo lãnh phải ký quỹ hay bảo đảm bằng tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, từ phòng tín dụng xét duyệt được giám đốc đòng ý phải qua phòng kế toán kiểm tra và lại trình lên giám đốc quyết định ký phát thư bảo lãnh . Quy trình như vậy đảm bảo sự an toàn nhưng gây cho khách hàng phải đợi lâu.
- Trong khâu theo dõi khi món bảo lãnh còn hiệu lực, ngân hàng cần phải theo dõi đôn đốc người được bảo lãnh thực hiện đúngcác cam kết với người yêu cầu bảo lãnh. Nhưng hầu hết các công trình , dự án khách hàng của