QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng giáo dục tiểu học thành phố Hà Nội (Trang 51 - 57)

c) Trường Tư thục

3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

- Phát triển giáo dục, phát triển nhà truờng theo các thiết chế hiện hành song phải không ngừng cải tiến chúng để chúng thích nghi với động thái kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, thích ứng với tiến bộ của thời đại.

- Phải coi giáo dục như một ngành kinh tế, áp dụng tư duy kinh tế vào quá trình dào tạo, nhưng phải coi dó là một ngành kinh tế có đặc thù vừa mang tính đặc trưng kinh tế chuẩn tắc vừa mang đặc trưng kinh tế thực chứng. Mô hình xí nghiệp hoạt động theo mục tiêu không vụ lợi, song phải tính đuợc giá thành dào tạo, phải biết marketing trong hoạt động đào tạo, phải có mối liên hệ chặt chẽ với các cơ sở sản xuất ra của cải vật chất cụ thể và cơ quan nghiên cứu khoa học.

- Tổ chức phát triển giáo dục, tổ chức quá trình đào tạo ở các nhà trường vừa phải nhằm vào sự tăng truởng kinh tế vừa nhằm vào sự ổn định cân bằng xã hội. Giáo dục một mặt giúp cho các cá nhân có sự năng động xã hội trong đời sống sản xuất, xong giáo dục phải luôn luôn đào tạo ra những con nguời biết sống trong tình đoàn kết hợp tác xã hội.

- Ngăn ngừa các mục tiêu vụ lợi thiển cận, xong cũng phải ngăn ngừa sự biệt lập, sự giáo điều, sự mòn sáo trong phương thức hành động.

- Giáo dục phải nằm ở trung tâm của sự phát triển nhân văn, các mục tiêu của nền giáo dục định hướng tương lai phải đuợc xác định trong quá trình phát triển là một sự nhìn nhận tập thể về xã hội. Giáo dục với tư cách là tri thức phải là một trong các thành tố sáng tạo trong việc hình thành cái nhìn tập thể dó 1 và cung là một trong các phương tiện quan trọng để thực hiện chương trình hành động của con người trong buớc đường di lên vuợt ra ngoài bóng tối. Giáo dục có vai trò xúc tác trong mỗi thành tố cũng như trong quá trình phát triển tổng thể” 3.2. DỰ BÁO NHU CẦU GIÁO DỤC TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.2.1. Dự báo lượng ho ̣c sinh tiểu ho ̣c thành phố Hà Nô ̣i

Do cơ sở dữ liê ̣u không đầy đủ và chính xác nên viê ̣c dự báo bằng con số cu ̣ thể không thể thực hiê ̣n đươ ̣c nên chỉ có thể dự báo được xu hướng tăng- giảm số ho ̣c sinh.

Lươ ̣ng ho ̣c sinh tiểu ho ̣c của Hà Nô ̣i trước khi sát nhâ ̣p có xu hướng ngày càng giảm do tâm lý xã hô ̣i dần thay đổi từ mốn sinh nhiều con sang sinh ít nhằm tăng khả năng chăm soc và nuôi dâ ̣y thế hê ̣ trẻ. Mă ̣t khác, cuô ̣c sống đô thi ̣ đă ̣c biê ̣t là đô thi ̣ lớn như Hà Nô ̣i với công viê ̣c cường đô ̣ cao, nhu cầu nâng cao chất lươ ̣ng cuô ̣c sống ngày càng lớn dẫn đến tỷ lê ̣ sinh giảm, đô ̣ tuổi sinh đẻ cũng tăng cao.

Chỉ 2 năm gần đây, do Hà Nô ̣i sát nhâ ̣p với các đi ̣a phương đang có tỷ lê ̣ sinh còn khá cao, cô ̣ng thêm viê ̣c tăng dân số cơ giới vào Hà Nô ̣i mà số ho ̣c sinh tiểu ho ̣c có tăng cao.

Nhưng trong tương lai, khi quá trình đô thi ̣ hóa diễn ra ngày càng ma ̣nh mẽ đến cả những vùng mới sát nhâ ̣p thì tỉ lê ̣ sinh tự nhiên sẽ giảm ma ̣nh dẫn đến lứa tuổi ho ̣c sinh vào tiểu ho ̣c cũng sẽ giảm. Như vâ ̣y, nhu cầu giáo du ̣c tiểu ho ̣c sẽ không tăng quá cao và quá ma ̣nh, thâ ̣m chí còn giảm sau 20-30 năm nữa.

3.2.2. Dự báo xu hướng đào ta ̣o trong tương lai

Hiê ̣n nay ở Viê ̣t Nam nói chung và Thủ đô Hà Nô ̣i nói riêng chủ yếu là hình thức trường ho ̣c công lâ ̣p do chủ trương phổ câ ̣p giáo du ̣c tiểu ho ̣c trên toàn quốc. Tuy đó là mô ̣t chính sách đúng đắn nhằm xóa mù chữ ở giai đoa ̣n tiền xã hô ̣i chủ nghĩa nhưng không thâ ̣t sự còn phù hợp với nền kinh tế thi ̣ trường đi ̣nh hưỡng xã hô ̣i chủ nghĩa như hiê ̣n nay. Các mă ̣t ha ̣n chế của hê ̣ thống trường công lâ ̣p đã biểu hiê ̣n ngày càng rõ rê ̣t như đã được nêu ở chương II.

Vì vâ ̣y xu hướng xã hô ̣i hóa giáo du ̣c cần được đẩy ma ̣nh hơn nữa nhằm khắc phu ̣c các ha ̣n chế mà nền giáo du ̣c cưỡng bách đã gây ra.

Xu hướng ho ̣c tâ ̣p của ho ̣c sinh cũng sẽ thay đổi,t hay vì đổ dồn vào các trường công lâ ̣p như hiê ̣n nay, phu ̣ huynh sẽ không muốn con em mình ho ̣c ở trường công với các khoản phí phu ̣ quá cao, cơ sở vâ ̣t chất yếu kém, tỷ lê ̣ ho ̣c sinh trên giáo viên cao …mà sẽ có xu hướng cho tre vào ho ̣c các trường dân lâ ̣p và tư thu ̣c với cơ sở vâ ̣t chất hiê ̣n đa ̣i, đầy đủ và sĩ xố nhỏ ta ̣o điều kiê ̣n cho ho ̣c sinh phát triển toàn diê ̣n.

3.3. GIẢI PHÁP

Giáo dục tiểu học thành phố hà Nội tuy đã đạt được những thành tựu lớn, tuy nhiên những mặt hạn chế còn rất nhiều và khó có thể khắc phục một sơm một chiều, mà cần có chiến lược phát triển ổn định và lâu dài kết hợp với công cuộc xã hội hóa giáo dục.

Giải pháp để đạt được các mục tiêu trên cần có các giải pháp sau: - Đổi mới mục tiêu, chương trình học.

- Phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp học. - Đổi mới quản lý giáo dục.

- Tiếp tục hoàn chỉnh cơ cáu hệ thống giáo dục và phát triển mạng lưới trường lớp và các cơ sở giáo dục.

- Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho giáo dục. - Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục

3.3.1. Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo du ̣c tiểu ho ̣c:

Mục tiêu, nội dung, chương trình được đổi mới theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực. Cần nâng cao chất lượng giáo du ̣c tiểu ho ̣c mô ̣t cách toàn diện; thực hiện giảm tải, có cơ cấu chương trình hợp lý vừa đảm bảo được chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, vừa tạo điều kiện để phát triển năng lực của mỗi học sinh, nâng cao năng lực tư duy, kỹ năng thực hành, tăng tính thực tiễn, coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp

thu của học sinh và tiếp cận trình độ giáo du ̣c tiểu ho ̣c ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới; quan tâm đầy đủ đến giáo du ̣c phẩm chất, đạo đức, ý thức công dân, giáo dục sức khoẻ thẩm mỹ cho học sinh.

Đổi mới chế độ thi cử, chế độ tuyển sinh, xây dựng phương pháp, quy trình và hệ thống đánh giá chất lượng đào tạo, chất lượng giáo viên, chất lượng ho ̣c sinh một cách khách quan, chính xác; xem đây là một biện pháp cơ bản khắc phục tính chất đối phó với thi cử của nền giáo du ̣c hiện nay, thúc đẩy việc lành mạnh hoá quá trình giáo du ̣c.

3.3.2.Phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo du ̣c tiểu ho ̣c:

Giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo là giải pháp trọng tâm; Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo du ̣c. Đổi mới và hiện đại hoá các phương pháp giáo du ̣c. Chuyển từ việc truyền đạt trí thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho học sinh phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp. Điều chỉnh cơ cấu đội ngũ giáo viên, tăng cường giáo viên nhạc hoạ, thể dục thể thao để đa dạng hoá việc học và hoạt động của học sinh trong quá trình tiến tới học 2 buổi/ ngày. Nâng dần tỷ lệ giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng.

3.3.3. Đổi mới quản lý giáo du ̣c tiểu ho ̣c:

Giải pháp đổi mới quản lý giáo dục là khâu đột phá.

Đổi mới cơ chế và phương thức quản lý giáo du ̣c tiểu ho ̣c theo hướng phân cấp một cách hợp lý nhằm giải phóng và phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo, tính tự động và tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp và mỗi cơ sở giáo du ̣c tiểu ho ̣c trong thành phố, giải quyết một cách có hiệu quả những bất cập của toàn hệ thống trong quá trình phát triển. Cụ thể là:

Tập trung làm tốt 3 nhiệm vụ chủ yếu: xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển giáo du ̣c tiểu ho ̣c, xây dựng cơ chế chính sách và quy chế quản lý nội dung và chất lượng đào tạo; tổ chức kiểm tra và thanh tra. Đặc biệt chú trọng công tác thanh tra giáo du ̣c và đảm bảo chất lượng thông qua việc tổ chức và chỉ đạo hệ thống kiểm định chất lượng; xây dựng cơ chế phối hợp quản lý giữa nhà trường, gia đình và xã hội, cơ chế gắn kết giáo dục ưđào tạo với nghiên cứu khoa học ư công nghệ và ứng dụng qua các hình thức tổ chức, liên kết, các chính sách vĩ mô và vi mô.

Thực hiện phân cấp quản lý mạnh mẽ cho các phòng giáo du ̣c cấp quâ ̣n, huyê ̣n, giao quyền quản lý về tổ chức, cán bộ và tài chính cho các trường.

Xây dựng và thực hiện chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ quản lý giáo du ̣c tiểu ho ̣c các cấp về kiến thức, kỹ năng quản lý và rèn luyện phẩm chất đạo đức; đồng thời điều chỉnh, sắp xếp lại cán bộ theo yêu cầu mới phù hợp với năng lực và phẩm chất của từng người.

- Sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật thích hợp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý giáo dục, khai thác nguồn thông tin quốc tế về giáo dục, hỗ trợ việc đánh giá tình hình và ra quyết định.

3.3.4. Tiếp tục phát triển mạng lưới trường, lớp giáo du ̣c tiểu ho ̣c:

Hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo du ̣c tiểu ho ̣c thành phố theo hướng đa dạng hoá, chuẩn hoá và thực hiê ̣n xã hô ̣i hóa giáo du ̣c.

Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm tổ chức hệ thống giáo du ̣c tiểu ho ̣c tiên tiến trên thế giới phù hợp với điều kiện Việt Nam và của thành phố.

Phát triển mạng lưới trường tiểu ho ̣c rộng khắp trên toàn thành phố theo chuẩn xây dựng.

Triển khai thực hiện quy hoạch mạng lới các trường tiểu ho ̣c.

3.3.5. Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho giáo du ̣c tiểu ho ̣c:

Đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo hướng song song với việc trao quyền chủ động về tài chính cần thực hiện chế độ tài chính công khai và chế độ kiểm toán nhằm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính đầu tư cho giáo du ̣c trên thành phố. Hoàn thiện cơ chế, chính sách tín dụng cho giáo du ̣c tiểu ho ̣c.

Lâ ̣p kế hoạch cụ thể xây dựng thêm trường nhằm đáp ứng nhu cầu ho ̣c tâ ̣p trên toàn thành phố, giảm hiê ̣n tượng quá tải, tăng cường cơ sở vâ ̣t chất của trường ho ̣c. Tăng cường và hiện đại hoá trang thiết bị phục vụ đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo du ̣c tiểu ho ̣c.

Xây dựng thư viện trường. Đến năm 2020 tất cả các trường phổ thông đều có thư viện trường.

3.3.6. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo du ̣c tiểu ho ̣c:

Hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn, cơ chế chính sách và các giải pháp xã hội hoá giáo du ̣c tiểu ho ̣c nhằm tạo sự nhất trí cao trong xuất hiện về nhận thức và tổ chức thực hiện; bổ sung và hoàn thiện những văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách vĩ mô khuyến khích mạnh mẽ các tổ chức KT -XH, các cá nhân đầu tư cho phát triển giáo du ̣c tiểu ho ̣c.

-Phát triển các trường ngoài công lập. Chuyển một số trường công lập thành trường ngoài công lập khi có đủ điều kiện thích hợp.

- Củng cố và nâng cao chất lượng của các trường tiểu ho ̣c ngoài công lập. - Mở rộng các quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo du ̣c tiểu ho ̣c, khuyến khích cá nhân và tập thể đầu tư phát triển giáo du ̣c tiểu ho ̣c; đổi mới chế độ học

phí của các trường công lập và ngoài công lập theo hướng đảm bảo tương xứng với chất lượng và các dịch vụ giáo du ̣c tiểu ho ̣c .

- Mở rộng và tăng cường các mối quan hệ của nhà trường với các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế-xã hô ̣i; tạo điều kiện để xã hội có thể đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, góp ý kiến cho quy hoạch phát triển trường tiểu ho ̣c .

- Xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hoá, môi trường giáo du ̣c lành mạnh, giáo du ̣c toàn diện về đức, trí, thể, mỹ.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng giáo dục tiểu học thành phố Hà Nội (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w