0
Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC HÀ NỘ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 30 -32 )

2.3.1. Đánh giá thực tra ̣ng cơ sở vâ ̣t chất giáo du ̣c tiểu ho ̣c thành phố Hà Nô ̣i

2.3.1.1. Diện tích xây dựng

Hà Nô ̣i hiê ̣n nay có tổng cô ̣ng 442383 ho ̣c sinh. Theo tiêu chuẩn giáo du ̣c tiểu ho ̣c và tiêu chuẩn xây dựng trường tiểu ho ̣c Viê ̣t Nam, mỗi ho ̣c sinh cần diê ̣n tích tối thiểu 6m2. Như vâ ̣y, Hà Nô ̣i cần bỏ ra hơn 2654000 m2

của thành phố dành cho xây dựng các trường tiểu ho ̣c. Nhưng trên thực tế, diê ̣n tích dành cho giáo du ̣c đang thiếu mô ̣t cách trầm tro ̣ng, cu ̣ thể với giáo du ̣c tiểu ho ̣c là 19000m2.

Ta ̣i một số trường tiểu học của Hà Nội, tình trạng học nhờ, trường không có sân chơi, không có phòng cho học sinh bán trú vẫn khá phổ biến như: Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (quận Ba Đình) ngay từ khi thành lâ ̣p (khoảng những năm 1960) đến nay, vẫn đang nằm tại đình làng Kim Mã Thượng. Đình làng và trường cùng chung khuôn viên gần 1.000m2, chỉ cách nhau bằng hàng rào gỗ mỏng và thấp. Với 800m2 diện tích, trường chỉ có 10 phòng học, trong đó, có tới 4 phòng lợp mái tôn. Với 384 ho ̣c sinh, trung bình mỗi em 2,08m2, chỉ bằng 1/3 so với quy chuẩn xây dựng. Các phòng học cấp 4 của trường tuy muốn sửa chữa, cải tạo cũng không được xây cao hơn mái đình vì tôn trọng tín ngưỡng. Trường đang thuộc diện "3 không": Không phòng chức năng, thư viện, tin học, một số phòng như y tế và hành chính phải ghép chung vào một chỗ. Khi đình có lễ hội chính, trường phải cho học sinh nghỉ học. Hiện nay, Thành phố và quận Ba Đình đã có dự án chuyển trường sang địa điểm mới, nhưng chưa biết đến năm học nào mới thực hiện được.

Trường Tiểu học Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ (Ba Vì) năm nay có 81 em vào lớp 1. Dù được đầu tư 5 tỉ đồng xây mới và sửa lại 8 phòng học

nhưng vẫn có 2 lớp phải đi học nhờ trường khác vì 6 phòng chưa xây xong. Trường Tiểu học Bà Triệu (quận Hai Bà Trưng) - trường có diện tích nhỏ nhất Thành phố hiê ̣n có 11 lớp với 317 ho ̣c sinh. Trường có đến 2-3 điểm lớp nằm rải rác trong khu dân cư. Trụ sở chính của trường trên phố Bùi Thị Xuân nhỏ đến mức không có diện tích làm sân chơi cho học sinh. Mọi công việc như tập trung khai giảng, chào cờ… đều phải diễn ra dưới lòng đường.

Diện tích nhỏ, phòng học ít nhưng vẫn phải đảm bảo công tác dạy 2 buổi/ngày nên đã có không ít trường phải tổ chức bán trú cho học sinh ở bên ngoài. Trường Tiểu học Bế Văn Đàn (Đống Đa) phải tổ chức bán trú tại nhà dân theo hình thức nhóm trẻ gia đình do chưa hoàn thành xong việc tách cấp với trung ho ̣c cơ sở. Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (Hai Bà Trưng) cũng không thể dạy 2 buổi/ngày do vẫn phải chung cơ sở vật chất với trường trung ho ̣c cơ sở. Trường Tiểu học Trưng Vương (Hoàn Kiếm) cũng phải thuê một số phòng của Cung Thiếu nhi Hà Nội để làm chỗ bán trú cho học sinh…

Vấn đề diê ̣n tích dành cho giáo du ̣c đang là mô ̣t vấn đề nan giải đối với cơ quan quản lý đô thi ̣ Hà Nô ̣i và sở Giáo du ̣c & Đào ta ̣o. Đối với các quâ ̣n nô ̣i thành cũ, diê ̣n tích nhỏ và dân số ngày càng tăng dẫn đến mâ ̣t đô ̣ dầy đă ̣c. Số lươ ̣ng ho ̣c sinh cũng tăng thêm làm quá tải các trường tiểu ho ̣c, diê ̣n tích trung bình cho mỗi ho ̣c sinh giảm. Nhưng để khắc phu ̣c được vấn đề này cần có quy hoa ̣ch cu ̣ thể, khả thi về giáo du ̣c. Để tăng diê ̣n tích các trường hay xây mới các trường ho ̣c bắt buô ̣c phải có công tác giải phóng mă ̣t bằng, tái đi ̣nh cư cho người dân, nhưng với ngân sách ha ̣n he ̣p, thiếu sự ủng hô ̣ của quần chúng thì không thể cải thiê ̣n được tình tra ̣ng thiếu thốn về diê ̣n tích như hiê ̣n nay.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 30 -32 )

×