D Ư NỢ CHO VAY TỔNG TÀI SẢN
b) Các nhân tố bên tron g:
2.3.1 Hoạt động huy động vốn
Như chúng ta đã biết bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng muốn tiến hành hoạt động kinh doanh đều phải có vốn. Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt( hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ ), vì vậy nó cũng cần có vốn để thực
hiện hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, khác với các doanh nghiệp khác nguồn vốn chính và chủ yếu của một ngân hàng là VND cho nên công tác huy động vốn được xác định là nhiệm vụ tiên quyết trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Muốn mở rộng hoạt động tín dụng đòi hỏi ngân hàng phải mở rộng hoạt động huy dộng vốn. Điều cần quan tâm đối với ngân hàng là phải làm như thế nào huy động được vốn đa dạng và giá rẻ nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
Thực tế, trong 3 năm qua tình hình kinh tế có nhiều biến động và sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ngày càng cao nhưng được sự chỉ đạo của ban lãnh đạo ( giám đốc) và sự nhiệt tình năng nổ của toàn thể cán bộ nhân viên nên việc huy động vốn của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp Quỳnh lưu đã đạt được kết quả đáng kể. Đây là số liệu cụ thể tình hình huy động vốn tại chi nhánh trong thời gian vừa qua.
Bảng 2.1:Tình hình huy động vốn qua các năm 2006-2008
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Tổng nguồn vốn huy động (gồm cả ngoại tệ quy đổi ra
VND) 179.722 224.518 305.995
So sánh số tuyệt đối năm
So sánh số tương đối năm
sau so với năm trước 124,93% 136,29%
(Nguồn :Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006 - 2008)
Nhìn vào bảng trên ta thấy: nguồn vốn huy động của năm sau phát triển so với năm trước. Tính đến thời điểm 31/12/2006 tổng nguồn vốn kinh doanh tại chi nhánh đạt 179.722 triệu đồng trong đó nguồn nội tệ đạt 147.37 triệu đồng chiếm 82% trong tổng nguồn vốn, năm 2007 tổng nguồn vốn huy động đạt 224.518 triệu đồng tăng 124,93% so với năm 2006 ( số tuyệt đối tăng 44.796 triệu đồng)
Đạt được kết quả trên là do từ đầu năm chi nhánh đã tạo được các mối quan hệ với nhiều khách hàng mới đồng thời mở rộng mạng lưới chi nhánh. Chi nhánh đã coi trọng việc khai thác cả nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ
Sang năm 2008, nguồn vốn huy động là 305.995 triệu đồng tăng 81.477 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2007 song chỉ đạt 97% kế hoạch năm, tốc độ tăng 36% so với đầu năm trên ké hoạch tăng trưởng 40%. Nguyên nhân là do nguồn tiền gửi của kho bạc và các tổ chức kinh tế, cá nhân giảm mạnh so với đầu năm, chỉ số giá cả thị trường năm 2008 phát triển nhanh gây ảnh hưởng đến tâm lí người gửi, thu bất thường so với kế hoạch còn thấp.
Mặc dù công tác huy động vốn năm 2008 tại chi nhánh quỳnh lưu không đạt được kế hoạch đặt ra nhưng lượng vốn huy động được vẫn lớn điều này tạo cho ngân hàng có được nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân... Góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội.
2.2.2 Hoạt động sử dụng vốn:
Huy động vốn là điều kiện cần thiết để tiến hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại còn sử dụng vốn là hoạt động chính mang lại thu nhập, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Chi nhánh NHNo & PTNT Quỳnh lưu hoạt động sử dụng vốn chủ yếu là hoạt động cho vay. Hầu như các khoản thu nhập
của chi nhánh là từ lãi tiền vay, hiểu rõ được tầm quan trọng của hoạt động cho vay nên trong những năm qua chi nhánh đã có nhiều biện pháp nhằm mở rộng quy mô gắn liền với việc nâng cao chất lượng cho vay, đảm bảo an toàn vốn, chống lừa đảo, thất thoát và hạn chế rủi ro.
Để thấy rõ tình hình cho vay của chi nhánh ta xét bảng số liệu sau:
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn qua các năm 2006-2008 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1. Tổng dư nợ 334.780 462.275 555.275 2. Doanh số cho vay 423.684 634.319 761.931 3. Doanh số thu nợ 377.773 506.825 608.788 4. Nợ quá hạn 0,21% 0,16% 0.15%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006-2008)
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy tổng dư nợ qua các năm liên tục có sự tăng trưởng. Năm 2006 tổng dư nợ của toàn chi nhánh là 334.780 triệu đồng, năm 2007 tổng dư nợ đạt 462.275 triệu đồng tăng 38,1% so với năm 2006 ( số tuyệt đối tăng 127.495 triệu đồng), năm 2008 là 555.275 triệu đồng tăng 220.495 triệu đồng so với năm 2007.
Doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng nhanh, đặc biệt trong năm 2008 doanh số cho vay đạt 761.931 triệu đồng bằng 121% năm 2007, doanh số thu nợ 608.788 triệu đồng bằng 77,8% của năm 2006
Nợ quá hạn trong 3 năm qua có chiều hướng giảm sút, năm 2002 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 0,21%, năm 2003 là 0,16%, đến năm 2004 giảm xuống còn 0,15%.