NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN QUỲNH LƯU XÂY DỰNG BỘ MÁY VÀ CƠ CHẾ ĐỒNG BỘ THEO HƯỚNG THỊ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 1991 1996.

Một phần của tài liệu Tăng cường nguồn vốn tín dụng ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn trong phát triển kinh tế Huyện Quỳnh Lưu (Trang 38 - 40)

D Ư NỢ CHO VAY TỔNG TÀI SẢN

b) Các nhân tố bên tron g:

2.2.1.2 NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN QUỲNH LƯU XÂY DỰNG BỘ MÁY VÀ CƠ CHẾ ĐỒNG BỘ THEO HƯỚNG THỊ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 1991 1996.

VÀ CƠ CHẾ ĐỒNG BỘ THEO HƯỚNG THỊ TRƯỜNG. GIAI ĐOẠN 1991 - 1996.

Theo nghị quyết 2 khoá 7 của Ban chấp hành Trung Ương Đảng đã xác định nhiệm vụ trong giai đoạn 1991 – 1995 là “kiên quyết đẩy lùi và khống chế lạm phát, ổn định và tăng cường nền tài chính, tiền tệ, tạo môi trường sản xuất có hiệu quả”

Giải pháp lớn về lĩnh vực này là xoá bỏ bao cấp qua tín dụng, áp dụng cơ chế 1 lải xuất, đổi mới quản lý ngoại hối, chuyển ngân hàng thương mại sang kinh doanh thực sự, kiện toàn bộ máy Ngân Hàng Nhà Nước.

Đặc điểm tổ chức bộ máy:

Hai pháp lệnh về ngân hàng đã được ban hành từ tháng 5 năm 1990 và bắt đầu thực thi từ tháng 1 năm 1991. Là dấu mốc cơ bản về đổi mới hệ thống ngân hàng.

- Pháp lệnh Ngân Hàng Nhà Nước: ngân hàng nhà nước là một cơ quan thuộc Hội Đồng Bộ Trưởng (Nay là chính phủ), quản lý nhà nước về mặt tiền tệ, tín dụng. NHNN có tính chất độc lập cao nhất, thực hiện các chính sách về tiền tệ, tín dụng của Đảng và Nhà Nước.

- Pháp lệnh về Ngân Hàng Thường Mại: ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ, mà hoạt động chủ yếu thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.

Lúc này Ngân hàng Nông Nghiệp được đổi tên thành “ngân hàng nông nghiệp Việt Nam viết tắt là NHNoVN”.

Cơ cấu tổ chức của NHNoVN có hệ thống thống nhất từ trung ương xuống cơ sở, kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng chủ yếu đối với thành phần kinh tế thuộc các ngành nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, chế biến hàng nông lâm thuỷ sản…(gọi tắt là nông nghiệp) nhằm mục đích thúc đẩy hàng hoá nông nghiệp phát triển và ổn định tiền tệ.

Ngân hàng nông nghiệp hoạt động chủ yếu từ nguồn vốn trong dân và cho vay phát triển nông nghiệp, thực hiện việc “đi vay để cho vay” theo cơ chế thị trường có tổ chức định hướng xã hội chủ nghĩa.

Do ổn định lại được bộ máy và có cơ chế phù hợp nên ngân hàng đã đi vào hoạt động ổn định và có hiệu quả cao. Do yêu cầu của tình hình thực tế, ngân hàng đóng trên địa bạn huyện Quỳnh Lưu ( là một huyện đông dân và có diện tích rộng

lớn) Ngân hàng Nông Nghiệp thành lập thêm 3 Ngân hàng cấp 4 trực thuộc Ngân Hàng huyện quản lý:

- Ngân hàng liên xã khu vực Hoàng Mai, địa bàn 10 xã phía bắc huyện Quỳnh lưu, biên chế 13 cán bộ

- Ngân hàng liên xã Quỳnh Châu, gồm 4 xã miền núi biên chế 6 cán bộ -Ngân hàng liên xã Sơn Hải gồm 9 xã vùng ven biển biên chế 11 cán bộ

Một phần của tài liệu Tăng cường nguồn vốn tín dụng ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn trong phát triển kinh tế Huyện Quỳnh Lưu (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w