D Ư NỢ CHO VAY TỔNG TÀI SẢN
b) Các nhân tố bên tron g:
2.2.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của phòng Tín Dụng:
Phòng tín dụng được coi là bộ phận quan trọng nhất của ngân hàng, là nơi trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, giải quyết nhu cầu vay vốn của khách hàng. Chức năng cơ bản nhất của phòng tín dụng là “cho vay”, kinh doanh nguồn vốn đã huy động được một cách có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng và mở rộng quy mô của ngân hàng.
Cán bộ tín dụng là người trực tiếp nắm bắt nhu cầu của khách hàng, kiểm tra thẩm định về nguồn tài sản, phương án kinh doanh của khách hàng, từ đó có những quyết định đầu tư vốn cho khách hàng.
Quản lý khách hàng, xem xét về quá trình sử dụng vốn của khách hàng để có quyết định đầu tư tiếp hay thực hiện việc thu hồi vốn. Thực hiện cho vay, thu hồi gốc và lãi đúng hạn là nhiệm vụ quan trọng nhất đối với các cán bộ tín dụng ngân hàng.
Việc thực hiện cho vay không chỉ mang tính lợi nhuận, mà phải phù hợp với những mục tiêu sử dụng vốn của ngân hàng, cho vay đúng đối tượng, đúng quy
định, không ngừng nâng cao dư nợ, quản lý rủi ro có hiệu quả là những tiêu chí để đánh giá năng lực của các cán bộ tín dụng.
Mục tiêu của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Quỳnh Lưu là cho vay phát triển kinh tế hộ giai đình, cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Nên mục đích sử dụng vốn của khách hàng là điều kiện quan trọng nhất cho việc giải ngân các khoản vay.
(*) Quy trình nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng:
Hình 2.2 sơ đồ quy trình nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng
1. khách hàng: cung cấp đầy đủ hồ sơ cho cán bộ tín dụng theo quy định 2. Cán Bộ Tín Dụng: thẩm định khách hàng, hoàn thành báo cáo thẩm định
trình Trưởng Phòng Tín Dụng. Khách hàng Cán Bộ thẩm định TP Tín Dụng Giám Đốc Đơn vị Cung ứng Thủ Quỷ Kế Toán TP Thẩm Định
3. Trưởng Phòng Thẩm Định: xem xét báo cáo thẩm định, ghi ý kiến đề xuất. Nếu có những dự án phải qua tổ thẩm định, chuyển cho trưởng phòng thẩm định để thực hiện tái thẩm định.
4. Trưởng phòng Tín Dụng, Trưởng Phòng Thẩm Định trình Giám Đốc phê duyệt
5. Chuyển hồ sơ cho trưởng phòng tín dụng.
6. Trưởng phòng tín dụng chuyển hồ sơ cho cán bộ tín dụng
7. Nếu không được phê duyệt, thông báo từ chối cho vay và trả lại hồ sơ cho khách hàng. Nếu được phê duyệt chuyển hồ sơ cho kế toán giải ngân. 8. Khách hàng và kế toán làm thủ tục nhận nợ và giải ngân.
9. Nếu cho vay bằng chuyển khoản, chuyển cho đơn vị cung ứng hàng hoá vật tư. Nếu cho vay bằng tiền mặt chuyển cho thủ quỷ.
10.Làm thủ tục phát hành tiền.
Về phương cho vay: hiện nay ngân hàng có 2 phương thức cho vay chính, đó là:
- Cho vay trực tiếp: cán bộ tín dụng làm việc với khách hàng, thực hiện thẩm định các hồ sơ theo quy định, trình giám đốc phê duyệt.
- Cho vay liên doanh: tại các cơ sở, ngân hàng thực hiện cho vay thông qua: Hội nông dân tập thể, Hội phụ nử, Hội cựu chiến binh… và trích % chênh lệch lãi suất cho các tổ chức này.