y Trung Quốc đã,
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐÈN CẦY CỦA TRUNG QUỐC
Luật Chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với sản phẩm Đèn cầ
đang và sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến ngành công nghiệp sản xuất Đèn cầy xuất khẩu của Trung Quốc. Tác động lớn nhất mà ngành hàng sản xuất Đèn cầy Trung Quốc hiện phải gánh chịu là khả năng cạnh tranh giá của sản phẩm Đèn cầy Trung Quốc trên thị trường Hoa Kỳ bị giảm mạnh và do đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này vào Hoa Kỳ- thị trường tiêu thụ lớn của thế giới bị giảm sút nghiêm trọng. Qua phân tích tình hình xuất khẩu của sản phẩm Đèn cầy Trung Quốc như trên, lượng nhập khẩu sản phẩm Đèn cầy Paraffin vào Hoa Kỳ giảm một cách nhanh chóng liên tục từ năm 2005- 2007. Và điều này đã làm cho hầu hết các nhà sản xuất nhỏ của Trung Quốc phải đóng cửa và nhiều nhà sản xuất lớn cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu Đèn cầy Trung Quốc gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Để thâm nhập và kinh doanh thành công tại một thị trường tiêu thụ mới cho sản phẩm đòi hỏi sự đầu tư về thời gian và tiền bạc mà không phải sự đầu tư nào cũng mang lại kết quả tích cực như mong muốn cảu các nhà đầu tư. Thực tế là các doanh nghiệp Trung Quốc đã chủ động tăng cường xuất khẩu sản phẩm Đèn cầy sang thị trường Châu Âu nhưng với những yêu cầu gắt gao của thị trường và rào cản kỹ thuật nghiêm ngặt đã làm cho ngành sản xuất Đèn cầy Paraffin Trung Quốc phải đối đầu với bài toán nan giải- “tìm thị trường đầu ra”. Bài toán này sẽ dai dẳng cho đến hết ngày 24/02/2010- thời hạn cho quá trình rà soát tiếp theo. Tuy nhiên, cho đến thời hạn đó, liệu bài toán trên có thể được giải đáp hay chưa vẫn còn tuỳ thuộc rất nhiều vào các động thái và chính sách kinh doanh của các nhà sản xuất/
xuất khẩu của Trung Quốc. Đồng thời, xuất phát từ tình hình xuất khẩu sản phẩm trong 3 năm vừa qua, nếu như các nhà sản xuất/ xuất khẩu điều chỉnh giá xuất khẩu để không còn bị chống bán phá giá nữa thì liệu họ có thể khôi phục lại thị trường tiêu thụ sản phẩm Đèn cầy như giai đoạn 1999- 2004 hay không?
Hiện tại, một số nhà sản xuất lớn đã chuyển sang sản xuất sản phẩm Đèn cầy làm
đã
cầy của các
iên, mặc dù ngành hàng sản xuất Đèn cầy xuất khẩu bị ảnh hưởng tiêu từ Sáp thực vật, chẳng hạn như Sáp Cọ và Sáp Đậu nành, nhằm tạo ra những sản phẩm không thuộc phạm vi điều chỉnh của Chính sách Chống bán phá giá của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu này không là lợi thế của Trung Quốc. Và một trong những tác động quan trọng khác mà nhiều học giả trên thế giới nghiên cứu đó là sự chuyển dịch thương mại giữa các nước. Luồng hàng nhập khẩu sẽ được chuyển từ nước này sang nước khác. Tác động này được chứng minh rõ nét ngay chính ngành hàng Đèn cầy xuất khẩu của Trung Quốc.
Như đã trình bày ở trên, vấn đề tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm Đèn
nhà sản xuất/ xuất khẩu Trung Quốc không thể tìm được câu trả lời dễ dàng. Do đó, với những chính sách kêu gọi đầu tư nước ngoài rất hấp dẫn của một số nước như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, v.v…, các nhà sản xuất/ xuất khẩu Đèn cầy của Trung Quốc trở thành những nhà đầu tư FDI tại một số nước đó với nhiệm vụ là tiếp tục sản xuất và xuất khẩu sản phẩm Đèn cầy sang thị trường Hoa Kỳ nhưng với nguồn gốc sản phẩm không còn là của Trung Quốc. Và đây được xem là hướng giải quyết phù hợp với tình hình hiện tại của ngành hàng này của Trung Quốc. Sự chuyển dịch dòng đầu tư kéo theo sự chuyển dịch nguồn cung cấp sản phẩm Đèn cầy cho thị trường Hoa Kỳ. Đó chính là lý do tại sao ngành hàng sản xuất Đèn cầy xuất khẩu của Việt Nam có thể đạt mức tăng kim ngạch thần tốc trong 3 năm 2005, 2006 và 2007 khi mà ngành sản xuất Đèn cầy xuất khẩu của Trung Quốc phải gánh chịu ảnh hưởng nặng nề từ Chính sách Chống bán phá giá của Hoa Kỳ. Theo số liệu của Cục Thống kê Hoa Kỳ, kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm Đèn cầy Việt Nam vào Hoa Kỳ trước năm 2005 chỉ đạt 953 nghìn USD nhưng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt gần 25 triệu USD, năm 2006 đạt gần 70,5 triệu USD và năm 2007 đạt hơn 121 triệu USD. Năm 2007, Việt Nam được xác định là nước xuất khẩu Đèn cầy nhiều nhất vào Hoa Kỳ.
cực