Giải pháp đối phó khi ngành hàng Đèn cầy Việt Nam xuất khẩu bị kiện bán phá giaù

Một phần của tài liệu Luật chống bán phá giá và tác động của nó đối với hoạt động nhập khẩu của Hoa Kỳ (Trang 64 - 68)

III. GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU ĐÈN CẦY VIỆT NAM

2. Giải pháp đối phó khi ngành hàng Đèn cầy Việt Nam xuất khẩu bị kiện bán phá giaù

a) Các doanh nghiệp Việt Nam có thể cân nhắc biện pháp nhân nhượng, chẳng hạn như cam kết tăng giá xuất khẩu, giảm kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ, v.v… nếu xét thấy khả năng thắng kiện không cao và điều kiện tài chính không cho phép việc theo đuổi đến cùng. Bên phía Hoa Kỳ không dễ chấp nhận biện pháp này nhưng đây là cơ hội để thử phản ứng của các nhà sản xuất Hoa Kỳ. Biện pháp này có ưu điểm là đơn giản, ít tốn kém. Nếu biện pháp này được chấp nhận thì vụ kiện sẽ bị huỷ và không áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

Nếu khả năng thắng kiện cao, các doanh nghiệp nên áp dụng các giải pháp sau đây.

b) Chính phủ Việt Nam cần tích cực đàm phán song phương với Hoa Kỳ nhằm tìm ra giải pháp có lợi cho cả 2 bên hoặc giảm thiểu mức thuế chống bán phá giá mà Hoa Kỳ có thể áp đặt. Ngoài ra, trong các cuộc đàm phán song phương và đa phương, Chính phủ cần tranh thủ sự ủng hộ của các nước để họ thừa nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường để Cơ quan điều tra sử dụng các thông tin do các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp khi tính toán biên độ bán phá giá.

c) Các doanh nghiệp và Hiệp hội Đèn cầy Việt Nam cần tìm hiểu sâu sắc vụ kiện bán phá giá của Hoa Kỳ đối với sản phẩm Đèn cầy Trung Quốc xuất khẩu vào Hoa Kỳ nhằm nắm bắt được những lý lẽ mà ngành hàng Trung Quốc viện dẫn cũng như những cơ sở mà Cơ quan điều tra đã đưa ra trong quá trình điều tra, rà soát và ra quyết định, để từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam có những bước chuẩn bị thích hợp cho việc kháng kiện. Đồng thời, thành lập một cơ quan chuyên

trách hầu kiện; cơ quan này có thể bao gồm các luật sư (Hoa Kỳ & Việt Nam), Kế toán và các chuyên gia trong lĩnh vực luật chống bán phá giá.

d) Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau và bình tĩnh chủ động đối phó vụ kiện. Sự hợp tác tốt và bình tĩnh giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng hơn, kỹ càng hơn, chính xác hơn và do đó có thể tìm ra hướng giải quyết tốt hơn, tìm ra những thiếu sót của vụ kiện cũng như những lổ hổng trong quá trình điều tra để có những phán quyết, khiếu kiện ngược trở lại cơ quan điều tra.

e) Các doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực tham gia và theo đuổi vụ kiện. Do chi phí theo đuổi vụ kiện rất tốn kém, khả năng rủi ro lại lớn, thời gian xử lý một vụ kiện kéo dài và các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trên thương trường quốc tế cũng như Việt Nam chưa có được đội ngũ luật sư giỏi, am hiểu về Luật pháp quốc tế và Luật pháp Hoa Kỳ để có thể giúp các doanh nghiệp thắng kiện, cho nên, hầu hết các doanh nghiệp rất ngại theo đuổi kháng kiện. Theo qui định của WTO trong giải quyết các vụ kiện bán phá giá, doanh nghiệp đóng vai trò chính trong vụ kiện, còn Chính phủ chỉ có thể hỗ trợ doanh nghiệp mà thôi. Do đó, nếu các doanh nghiệp từ bỏ quyền kháng kiện thì cho dù bị oan thì Chính phủ cũng không có cách nào cứu vãn đối với phán quyết cuối cùng của cuộc điều tra. Đồng thời, khi các doanh nghiệp không tích cực tham gia vụ kiện, hay không hợp tác với Cơ quan điều tra trong quá trình điều tra thì mức thuế chống bán phá giá đánh vào hàng hoá của những doanh nghiệp này luôn ở mức cao nhất, do khi đó, Cơ quan điều tra sẽ tính toán mức thuế dựa vào “Dữ liệu sẵn có” do nguyên đơn cung cấp. Mặt khác, khi các các doanh nghiệp Hoa Kỳ thắng kiện thì họ rất có thể sẽ tiến hành điều tra bán phá giá đối với một số sản phẩm liên quan khác mà ngành hàng Đèn cầy của Việt Nam đang có ưu thế xuất khẩu. Và do đó, tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ ngày càng tồi tệ hơn. Cho nên, khi bị kiện thì các doanh nghiệp cần thiết phải tích cực tham gia và hợp tác tốt với Cơ quan điều tra bằng cách chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thẩm vấn, trả lời đầy đủ các bảng câu hỏi điều tra, cung cấp sổ sách, chứng từ rõ ràng và đúng hạn yêu cầu của Cơ quan điều tra.

f) Hiệp hội Đèn cầy Việt Nam cần thiết lập mối quan hệ với công ty tư vấn Luật của Hoa Kỳ để có được những trợ giúp thích đáng trong việc kê khai & trả

lời các bảng câu hỏi do DOC yêu cầu và tham gia bào chữa sau này. Ngoài ra, Hiệp hội cũng cần liên hệ với công ty tư vấn Luật của Việt Nam, nhất là với những chuyên gia trong lĩnh vực chống bán phá giá để có những hướng dẫn phù hợp và cùng với công ty tư vấn Luật của Hoa Kỳ đảm nhiệm việc kháng kiện sau này.

g) Những doanh nghiệp có hồ sơ, chứng từ rõ ràng và chứng minh được mình hoạt động theo nguyên tắc thị trường cần tận dụng cơ hội yêu cầu Cơ quan điều tra áp dụng cách tính giá trị thông thường theo nền kinh tế thị trường. Bởi vì, khi đó, giá thực tế do các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp sẽ được sử dụng và do đó, họ sẽ bị áp mức thuế chống bán phá giá thấp hơn.

h) Trong trường hợp không chấp nhận phán quyết của DOC, các doanh nghiệp Việt Nam có thể yêu cầu Cơ quan tư pháp của Hoa Kỳ (Toà án thương mại quốc tế, Toà án Liên bang) để can thiệp hoặc đề nghị Chính phủ Việt Nam kiện lên WTO giải quyết.

i) Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chú trọng đến phát triển thị trường tiêu thụ nội địa. Hiện nay, thu nhập của người dân Việt Nam được cải thiện đáng kể và nhu cầu thư giãn cũng được quan tâm. Do đó, chiếm lĩnh thị trường trong nước sẽ giúp ngành sản xuất Đèn cầy Việt Nam có thể tồn tại trong những trường hợp xấu nhất khi bị kiện bán phá giá.

j) Nếu kết quả cuối cùng là ngành Đèn cầy Việt Nam xuất khẩu có bán phá giá và bị áp thuế chống bán phá giá thì trong thời hạn 5 năm kể từ ngày công bố, nếu các doanh nghiệp Việt Nam đã chấm dứt hành vi bán phá giá thì họ có thể đề nghị với DOC & ITC xem xét việc huỷ bỏ hình thức xử phạt theo điều khoản Hoàng hôn (Sunset review) trong Luật Chống bán phá giá của Hoa Kỳ.

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ

Hoa Kỳ là một trong những thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới và là đối tác chiến lược của nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, Hoa Kỳ là thị trường khó tính với nhiều rào cản thương mại, trong đó có Luật Chống bán phá giá. Việc tìm hiểu Luật này và vận dụng vào hoạt động thương mại với Hoa Kỳ là cần thiết và quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có các nhà sản xuất/ xuất khẩu Đèn cầy Việt Nam. Rút kết những kinh nghiệm quý báu từ ngành hàng Đèn cầy xuất khẩu của Trung Quốc và dự báo nguy cơ ngành hàng Đèn cầy xuất khẩu của Việt Nam bị các nhà sản xuất Đèn cầy Hoa Kỳ kiện bán phá giá, tác giả đưa ra những bài học chiến lược và giải pháp cụ thể giúp cho ngành Đèn cầy xuất khẩu của Việt Nam có thể tránh & đối phó với vụ kiện trong tương lai.

Tuy nhiên, để những giải pháp trên có thể được thực thi, tác giả xin đề xuất một số kiến nghị như sau:

a) Nhằm làm cơ sở để các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ, công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường, hệ thống luật pháp Việt Nam cần được hoàn thiện phù hợp với hệ thống luật pháp quốc tế. Trong đó, cần phải xây dựng và tạo môi trường thuận lợi để thực hiện các qui phạm pháp luật về chứng từ, sổ sách kế toán, kiểm toán một cách đồng bộ, hoàn chỉnh và phù hợp với các chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế. Bên cạnh đó, vấn đề đào tạo đội ngũ kế toán, kiểm toán chuyên nghiệp là việc làm quan trọng trong giai đoạn mới. Cho nên, chương trình & nội dung giảng dạy đào tạo cán bộ kế toán, kiểm toán trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp cần phải được cập nhật và thay đổi phù hợp.

b) Trong điều kiện Việt Nam là nước có nền kinh tế phi thị trường như hiện nay, việc Cơ quan điều tra chọn nước thứ ba làm cơ sở xác định giá trị thông thường cho sản phẩm Đèn cầy sẽ gây ra nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù sự lựa chọn này thuộc về Cơ quan điều tra của Hoa Kỳ song trước khi quyết định, Cơ quan điều tra luôân tham khảo ý kiến của cả 2 bên trong vụ kiện. Vì vậy, Hiệp hội Đèn cầy Việt Nam cần chủ động nghiên cứu, xác định các quốc gia- được thừa nhận là nước có nền kinh tế thị trường, có các điều kiện sản xuất, kinh doanh tương ứng với mức chi phí phù hợp, có lợi nhất cho các doanh

nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, để quốc gia thứ ba do phía Việt Nam đề xuất được lựa chọn, cần có các biện pháp vận động, đấu tranh mềm dẻo với Cơ quan điều tra và bên nguyên đơn.

c) Theo kinh nghiệm từ những vụ kiện bán phá giá với Hoa Kỳ trong thời gian vừa qua, các cơ quan hữu quan của Việt Nam cần tổ chức, hướng dẫn và nghiên cứu chi tiết các điều khoản của Hiệp định Thương mại Việt- Hoa Kỳ cho các doanh nghiệp Việt Nam quán triệt vận dụng trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ. Việc thực thi Hiệp định này là một quá trình phức tạp, không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn phụ thuộc vào tình hình chính trị ở Hoa Kỳ, chẳng hạn như điều 402 của Tu chính án Jackson- Vanik cho phép Hoa Kỳ bác bỏ Hiệp định này (kể cả bác bỏ các nguồn tín dụng, bảo lãnh tín dụng và đầu tư của Chính phủ Hoa Kỳ) đối với những quốc gia mà Tổng thống Hoa Kỳ cho rằng không thoả đáng một số vấn đề như dân chủ, nhân quyền, quyền tự do di trú của công dân, v.v…

d) Song song với quá trình kháng kiện, cần huy động sự tham gia của các ban ngành có liên quan, bao gồm Cơ quan lập pháp (Uỷ ban đối ngoại của Quốc hội), Cơ quan hành pháp (Bộ Thương mại), Hiệp hội Đèn cầy Việt Nam và các doanh nghiệp tiến hành các cuộc vận động hành lang đối với người tiêu dùng, nhà nhập khẩu Hoa Kỳ để tạo áp lực đối với Cơ quan điều tra của Hoa Kỳ.

e) Trong dài hạn, Việt Nam cần coi trọng công tác đào tạo cán bộ, luật sư, chuyên gia có kiến thức & am hiểu về Luật Chống bán phá giá quốc tế và Luật Chống bán phá giá Hoa Kỳ. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc đưa nội dung Luật Chống bán phá giá vào chương trình giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học luật, thương mại, tài chính.

Một phần của tài liệu Luật chống bán phá giá và tác động của nó đối với hoạt động nhập khẩu của Hoa Kỳ (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)