Khả năng quản lý sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đại Dương – Oceanbank (Trang 27 - 28)

Vốn huy động phải được xuât phát từ nhu cầu kinh doanh của ngân hàng. Việc huy động vốn phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của ngân hàng về vốn. Nếu huy động được ít ngân hàng sẽ không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Không đa dạng hóa được hoạt động kinh doanh, không mở rộng được cạnh tranh và sẽ mất hết khách hàng. Còn nếu huy động nhiều mà không sử dụng hết thì vốn sẽ bị đóng băng khiến lợi nhuận bị giảm sút, do vẫn phải trả lãi và các chi phí kèm theo như chi bảo quản, kế toán, kho quỹ... mà không có khoản nào bù đắp lại

Ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc đi vay để cho vay do đó giữa hoạt động huy động vốn và hoạt động sử dụng vốn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Để có vốn vay ngân hàng phải thực hiện công tác huy động. Nếu số lượng huy động vốn nhiều thì ngân hàng có thể tăng cường hoạt động sử dụng vốn, khi đó ngân hàng có thể mở rộng các khoản cho vay, các khoản đầu tư. Tuy nhiên số lượng vốn huy động cơ cấu, loại hình, thời gian huy động lại phụ thuộc vào phương hướng kinh doanh tức là vào chiến lược tín dụng của ngân hàng. Khi ngân hàng muốn mở rộng doanh số cho vay nhằm chiếm lĩnh những thị trường lớn hơn, lúc này ngân hàng cần phải tăng cường hoạt động huy động vốn nhằm huy động số vốn cần thiết. Trong trường hợp doanh số cho vay của ngân hàng không tăng nhưng để tăng lợi nhuận, giảm bớt vốn huy động có lãi suất cao, tăng cường vốn huy động có lãi suất thấp, giảm bớt chi phí của việc huy động. Còn khi ngân hàng muốn thu hẹp hoạt động tín dụng thì bắt buộc

phải có sự thay đổi tương ứng trong hoạt động huy động nhằm giảm bớt một cách tương ứng lượng tiền không cần thiết

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đại Dương – Oceanbank (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w