NHNN cần chỉnh sửa và ban hành một số cơ chế tín dụng nh quy trình thủ tục cho vay đồng tài trợ, quy định rõ ràng trách nhiệm của việc thẩm định, giải ngân, thu nợ khi cho vay đồng tài trợ phù hợp với môi tr… ờng pháp lí ở Việt Nam hiện nay
NHNN cần nghiên cứu để hợp lí hoá các công việc cụ thể của công tác thẩm định trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp cho các ngân hàng. NHNN có thể lập văn bản hớng dẫn một cách chi tiết các công việc mà mỗi cán bộ tín dụng cần làm trong công tác thẩm định trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp. Từ đó, ngân hàng có thể thẩm định theo quy trình hợp lí, chặt chẽ để có thể đánh giá một cách chính xác khách hàng đến vay vốn, góp phần nâng cao chất lợng tín dụng cho ngân hàng.
NHNN nên sớm hoàn thiện cơ chế trích lập và sử dụng quỹ rủi ro. Do hoạt động tín dụng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro, vì thế công tác thẩm định phải đợc thực hiện trớc, trong và sau khi cho vay. ở giai đoạn trong và sau khi cho vay, nếu ngân hàng đánh giá lại và thấy món vay là có vấn đề trong khi
món vay đã đợc giải ngân thì ngân hàng phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro. Mà việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro hiện nay lại cha rõ ràng và cụ thể.
NHNN có thể lập phòng hỗ trợ cho công tác thẩm định doanh nghiệp của các NHTM. Phòng này có nhiệm vụ giúp đỡ các NHTM, đặc biệt là các ngân hàng mới thành lập, trong việc thẩm định; tổng hợp những kinh nghiệm và bài học của các ngân hàng trong và ngoài nớc về công tác này.
NHNN là cơ quan điều hành trực tiếp các ngân hàng thơng mại thì nhất thiết phải có sự hỗ trợ các ngân hàng trong công tác thẩm định. Ngoài những cuộc hội thảo bàn bạc đúc rút kinh nghiệm tại các ngân hàng thơng mại, những hớng dẫn trong quy trình thẩm định, cần phải tổ chức các khoá học thờng kì cho các cán bộ của các ngân hàng do những chuyên gia về tài chính ngân hàng từ WB, IMF hoặc từ các nớc có hệ thống tài chính phát triển để họ nắm bắt đợc những kiến thức, kinh nghiệm của các nớc tiên tiến, giúp họ ứng dụng thành công vào công tác đánh giá doanh nghiệp của mình.
NHNN cần hỗ trợ các NHTM trong việc thu thập thông tin. Hiện nay NHNN đang thực hiện công việc này qua sự hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng CIC. CIC đợc đặt tại Vụ tín dụng của NHNN, NHNN các tỉnh thành phố, thu thập thông tin về các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp (chủ yếu là các doanh nghiệp lớn). Những thông tin từ trung tâm này có độ chính xác cao nhng vẫn cha thực sự đáp ứng đợc nhu cầu của các NHTM. Trong khi đó, trung tâm còn có những vớng mắc về cơ sở pháp lí cũng nh về sự phối hợp giữa các thành viên tham gia. Do vậy, cần phải cải tiến cơ chế làm việc của những trung tâm này, một mặt sắp xếp trung tâm này trở thành một thành viên độc lập, cung cấp những dịch vụ thông tin liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, tài chính. Mặt khác, trung tâm cần phối hợp với những cơ quan liên quan của Chính phủ nh: Uỷ ban kế hoạch nhà nớc, Tổng cục thống kê để thu thập những thông tin đa…
dạng và phong phú hơn nữa về mọi ngành, mọi lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân. Các cán bộ tín dụng của ngân hàng có thể trực tiếp thu thập hệ thống cơ sở dữ liệu tại trung tâm này qua các mạng cục bộ của ngân hàng, khai thác số liệu cần thiết về doanh nghiệp, về ngành nghề mà doanh nghiệp hoạt động, về tình hình thị trờng và những dự báo khác có liên quan. Bên cạnh đó, NHNN cần tham mu cho chính phủ trong việc hỗ trợ khuyễn khích sự ra đời của các tổ chức
chuyên kinh doanh thông tin. Các tổ chức này thực hiện thu thập, xử lí và đánh giá thông tin về các đơn vị hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế, sau đó bán thông tin cho đơn vị cần sử dụng. Do có chuyên môn hoá hoạt động, do tác động của quy luật cung cầu thị trờng, những thông tin này sẽ có độ tin cậy cao. Hình mẫu này đã xuất hiện ở một số nớc và đã chứng minh đợc tính hiệu quả, tiêu biểu là ở Mỹ với hai công ti nổi tiếng là Standard & Poor và Moody.