II. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT HÀ NỘI.
b. Nguyên nhân về phía khách hàng vay vốn:
- Do kinh doanh thua lỗ, phá sản dẫn đến khơng trả nợ đúng hạn hoặc khơng cĩ khả năng trả nợ cho Ngân hàng làm cho nợ quá hạn của Ngân hàng tăng là 13.725 triệu đồng chiếm 24% tổng nợ quá hạn. Nguyên nhân là do một số doanh nghiệp khi sản xuất kinh doanh khơng lường trước được một số yếu tố biến động như thuế VAT của nhà nước, tỷ giá ngoại tệ tăng, nghị định của Chính phủ như NĐ 36 CP về đảm bảo trực tự an tồn giao thơng đường bộ và trật tự an tồn giao thơng đơ thị, nghị định xe chở quá khổ, quá tải do một số doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu lốp ơ tơ bị lỗ, hàng khơng bán được và phải nộp thuế nhập khẩu, thuế VAT(chỉ cho nộp chậm một tháng). Một số doanh nghiệp làm hàng thủ cơng mỹ nghệ, liên quan đến gỗ và những sản phẩm liên quan đến gỗ dẫn đến tồn kho khơng bán được, khơng tiêu thụ trong nước được, hơn nữa một số doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu như tinh dầu… thì bị nước ngồi ép giá do khơng đạt chất lượng cao, nếu để tồn kho thì lại càng mất giá hơn nữa.
- Sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo là 709 triệu đồng chiếm 1,24% tổng nợ quá hạn, nguyên nhân này chủ yếu xảy ra ở khu vực ngồi quốc doanh. Trên thực tế, việc quản lý vốn vay của khách hàng ngồi quốc doanh khĩ hơn nhiều so với các doanh nghiệp quốc doanh. Việc mua bán kinh doanh của khu vực này đặc biệt là các cá nhân kinh doanh thường khơng cĩ sổ ghi chép theo dõi một cách khoa học như ở các doanh nghiệp nhà nước. Như vậy việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay là rất khĩ khăn. Khách hàng sử dụng vốn vay khơng đúng như cam kết nhận nợ và giấy phép hành nghề kinh doanh, lúc đầu cũng chỉ do nhận định sai, đầu tư sai nên khơng thu hồi vốn kịp thời dẫn đến quá hạn khơng trả được nợ. Nhiều khách hàng sử dụng vốn vay ngắn hạn vào cơng trình đầu tư mang tính chất trung và dài hạn (kinh doanh khách sạn, mua sắm tài
sản cố định…). Nhiều khách hàng dùng một tài sản thế chấp để vay nhiều nơi, làm tăng giá trị của tài sản thế chấp để vay được tiền của Ngân hàng sau đĩ thì trốn nợ. Cũng cĩ trường hợp khách hàng vay vốn cĩ thế chấp tài sản nhưng sau đĩ đã bán tài sản thế chấp rồi bỏ trốn.
- Khách hàng chiếm dụng vốn là 26.483 triệu đồng chiếm phần lớn trong tổng nợ quá hạn. Đây là hiện tượng phổ biến trong nền kinh tế nước ta, cơng nợ dây dưa, khơng quyết đốn dứt điểm, lý do người bán thì muốn bán hàng, người mua thì muốn chiếm dụng vốn khơng trả, chấp nhận trả lãi vay Ngân hàng… hoặc do trượt tỷ giá ngoại tệ, khơng bù đắo được nên phả treo cơng nợ. Nguyên nhân này làm cho nhiều khách hàng vốn làm ăn tốt cĩ uy tín với Ngân hàng mà vẫn khơng thu hồi được nợ từ đối tác dẫn đến tình trạng chậm trả nợ cho Ngân hàng.
2.2. Nguyên nhân khách quan.
- Do bất khả kháng: trong những năm qua bão lụt hạn hán xảy ra thường xuyên do đĩ những khách hàng gặp thiên tai khơng cĩ khả năng trả nợ dẫn đến nợ quá hạn là điều khơng thể tránh khỏi. Cụ thể, số nợ quá hạn do nguyên nhân bất khả kháng là 7.457 triệu đồng chiếm 13,04% tổng nợ quá hạn.
- Do cơ chế chính sách thay đổi: nước ta đang trong quá trình đổi mới, nhiều chính sách quy chế vừa được thực hiện vừa phải tiếp tục được hồn chỉnh, sửa đổi nên các doanh nghiệp khơng thích ứng kịp thời với những thay đổi này sẽ gặp khĩ khăn thậm chí cĩ thể dẫn tới phá sản.
2.3. Một số nguyên nhân khác là 8338 triệu đồng chiếm 14,58% tổng nợ
quá hạn. Nợ quá hạn này chủ yếu nằm trong nợ quá hạn cầm đồ bằng vàng, bạc, đá quý, xe máy nguyên nhân do giá trên thế giới xuống, mặc dù
cơng ty đã nhờ Cơng ty vàng bạc đá quý kiểm tra đánh giá chất lượng và cho vay đúng quy trình.