Thực trạng rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 40 - 43)

II. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT HÀ NỘI.

1. Thực trạng rủi ro tín dụng.

Các ngân hàng thương mại cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở các đảm bảo tín dụng (như thế chấp, cầm cố, bảo lãnh…) trên cơ sở phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp và tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hay dự án đầu tư và với cam kết là khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, sản xuất kinh doanh cĩ hiệu quả, đảm bảo hồn trả đúng hạn cả gốc và lãi. Song trên thực tế các hợp đồng tín dụng, các nguyên tắc tín dụng vẫn luơn bị vi phạm bởi nhiều lý do mà hậu quả xấu nhất là khách hàng khơng cĩ khả năng trả nợ đúng hạn hoặc khơng trả được nợ. Điều này bất kỳ một Ngân hàng nào cũng khơng muốn nĩ xảy ra đối với mình. Nhưng rủi ro mang tính tất yếu trong kinh doanh nĩi chung và trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nĩi riêng, nhất là rủi ro tín dụng. Dù là Ngân hàng mạnh hay yếu thì cũng phải đương đầu với rủi ro tín dụng ở một mức độ nào đĩ. NHNo & PTNT Hà Nội cũng vậy, mặc dù

là một Ngân hàng lớn mạnh trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam cũng khơng tránh khỏi rủi ro tín dụng.

Thực trang rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Hà Nội thể hiện ở một số vấn đề sau:

Thứ nhất: phân tích nợ quá hạn theo loại hình kinh tế và thời hạn cho vay.

Bảng 5: Tình hình nợ quá hạn theo loại hình kinh tế và thời hạn cho vay (trang sau).

Qua bảng tổng hợp trên (bảng 5) ta cĩ thể thấy tổng dư nợ quá hạn cuối năm 2002 là 57.187 triệu đồng, chiếm 2,86% tổng dư nợ, tăng 40,6% so với năm 2001 với số tiền là 16.522 triệu đồng.

Tỷ lệ nợ ngắn hạn của khu vực kinh tế quốc doanh ẩn chứa nhiều rủi ro và liên tục tăng trong 2 năm. Cụ thể, năm 2001 là 27.059 triệu đồng, chiếm 2,07% tổng dư nợ kinh tế quốc doanh, sang năm 2002 là 44.656 triệu đồng, chiếm 3,33% tổng dư nợ kinh tế quốc doanh tăng 19.597 triệu đồng.

Trong khi đĩ,nợ quá hạn của kinh tế ngồi quốc doanh lại cĩ xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2001 là 13.606 triệu đồng chiếm 5,15% tổng dư nợ kinh tế ngồi quốc doanh, đến năm 2002 là 10.521 triệu đồng chiếm 1,74% tổng dư nợ kinh tế ngồi quốc doanh và giảm 3.075 triệu đồng. Điều này rất cĩ lợi cho Ngân hàng trong việc kinh doanh.

Xét theo loại tiền vay và thời hạn cho vay ta thấy sự biến động nợ quá hạn khơng quá lớn giữa 2 năm, trong đĩ nợ quá hạn cho vay ngắn hạn và nợ quá hạn cho vay bằng ngoại tệ tăng đáng kể.

Thứ 2: phân tích nợ quá hạn theo khả năng thu hồi

Bảng 6: Phân tích nợ quá hạn theo khả năng thu hồi (trang sau)

Nhìn chung nợ quá hạn của Ngân hàng chủ yếu là nợ quá hạn bình thường (<180 ngày). So sánh các chỉ tiêu về nợ quá hạn trong 2 năm 2001 và 2002 qua bảng 6 ta thấy, tỷ trọng nợ quá hạn bình thường và nợ quá hạn khĩ địi tăng, nợ khê đọng giảm. Tốc độ tăng của nợ bình thường và nợ khĩ địi cho thấy xu hương xấu đi của các khoản nợ này.

Nợ quá hạn bình thường cao là do nợ tồn đọng của một số doanh nghiệp nhà nước được giãn nợ từ nhiều năm dồn lại đến nay khơng cĩ khả năng trả nợ hoặc cố tình khơng chịu trả nợ, Ngân hàng buộc phải chuyển thành nợ quá hạn.

Nợ khĩ địi cao như vậy một phần là do khách hàng vay vốn gặp rủi ro trong cơ chế thị trường, nhưng một phần khơng nhỏ là do trách nhiệm của cán bộ tín dụng từ khâu nắm bắt thị trường, nghiên cứu và thẩm định dự án hời hợt, thiếu kiểm tra, kiểm sốt để xử lý kịp thời khi khách hàng vay vốn cĩ dấu hiệu khĩ trả nợ. Đây là một khĩ khăn rất lớn của ngành Ngân hàng vì vậy Ngân hàng cần sớm cĩ biện pháp xử lý.

Thứ 3: Ngồi các khoản nợ quá hạn nêu trên tính đến 31/12/2002 trong dư nợ của Ngân hàng cịn cĩ các khoản nợ chờ hạch tốn giảm dư

nợ, đĩ là các khoản dư nợ cĩ tài sản xiết nợ, gán nợ và các khoản cĩ liên quan đến vụ án chờ xét xử.

Các khoản nợ này theo đánh giá chủ quan thì việc thu hồi cịn gặp nhiều khĩ khăn và khả năng thu hồi đủ là rất khĩ. Đối với các khoản nợ đã cĩ tài sản xiết nợ, gán nợ, trong tình hình hiện nay việc phát mại tài sản là một việc rất phức tạp. Một mặt quá trình phát mại tài sản kéo dài, mặt khác với những tài sản là bất động sản, thời điểm hiện nay giá cĩ xu hướng càng ngày càng lên cao, ít người cĩ tiền lại dám bỏ tiền ra mua đất vì bị ép giá khơng thể mua đúng giá trị của tài sản thế chấp.

Đối với các khoản nợ liên quan đến vụ án chờ xét xử, Ngân hàng vừa tốn kém nhiều chi phí vừa khơng chắc chắn là thu được nợ. Khách hàng cĩ những khoản nợ này là những khách hàng khơng cĩ thiện chí trả nợ lại cố tình lừa đảo, tẩu tốn tài sản hoặc mưu toan tuyên bố phá sản để trốn nợ, do đĩ rất khĩ khăn cho cơng tác thu hồi nợ của Ngân hàng. Cĩ những khách hàng cĩ hành vi lừa đảo thế chấp tài sản để vay vốn ở nhiều Ngân hàng nên trong việc xét xử, tuy Ngân hàng là chủ nợ được ưu tiên nhưng cịn cĩ những Ngân hàng khác được ưu tiên, như vậy Ngân hàng chỉ thu hồi được một phần khoản nợ. Đĩ là chưa kể đến việc Ngân hàng khơng được hưởng lãi, treo lãi từ khi khởi kiện và cịn phải chịu nhiều chi phí cả về thời gian cũng như tiền bạc trong quá trình từ khi khởi kiện cho đến khi kết thúc vụ án.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w