Nhóm giải pháp nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Trang 38 - 42)

của Ngân hàng và nâng cao lợi thế về mặt công nghệ cho vay bán lẻ của Ngân hàng.

Thứ tư, mở rộng mạng lưới có chọn lọc các phòng giao dịch, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ tín dụng để từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động cho vay của Ngân hàng.

Thứ năm, phát triển khách hàng cho vay cá nhân, hộ gia đình theo hướng cung cấp các dịch vụ trọn gói cho khách hàng: mở tài khoản cá nhân, trả lương qua tài khoản cho CBCNV, gửi tiết kiệm, phát hành thẻ cho vay, cho vay thấu chi, cho vay tiêu dùng,... Ngân hàng tiến tới không ngừng hoàn thiện các sản phẩm của mình để phục vụ cho khách hàng một cách tốt nhất.

II. Một số giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội:

1. Nhóm giải pháp nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm cho vay tiêu dùng cho vay tiêu dùng

1.1 Thành lập bộ phận nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm

Để tồn tại và phát triển, các sản phẩm của Ngân hàng bắt buộc phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của thị trường. Yêu cầu đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp nói chung và Ngân hàng nói riêng cần phải có sự nghiên cứu, phân tích, đánh giá về thị trường mà mình đang hoạt động, trong đó bao gồm cả bên cung và bên cầu. Nhiệm vụ này sẽ do bộ phận nghiên cứu thị trường đảm nhận và thực hiện. Việc phát hiện và đưa ra những sản phẩm mới cho

phù hợp với từng thời kỳ sẽ giúp Ngân hàng tiếp cận thường xuyên và bắt kịp với xu thế của thị trường.

1.2 Hoàn thiện, đa dạng hóa hình thức và sản phẩm cho vay tiêu dùng

Nhằm hạn chế tính kém hấp dẫn của các sản phẩm cho vay tiêu dùng hiện nay (đơn điệu, lãi suất cứng nhắc, không có ưu đãi, không trọn gói,… ), Ngân hàng nên có những ưu đãi thông qua bán kèm, bán chéo sản phẩm dịch vụ. Sản phẩm bán chéo, bán kèm có thể là phát hành thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ miễn phí, sử dụng miễn phí trong một thời gian nhất định các dịch vụ Internet banking, SMS banking, được phép sử dụng thấu chi tài khoản trong hạn mức nhất định,… Như vậy Ngân hàng còn có thể thực hiện được các sản phẩm dịch vụ khác của Ngân hàng.

Ngân hàng cần nghiên cứu để thiết kế các sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhiều hơn nữa nhu cầu của người tiêu dùng. Một sản phẩm cho vay tiêu dùng có nhiều ưu việt (chi phí thấp, ít rủi ro, lợi nhuận ổn định,…) đó là cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ cần được phát triển hơn nữa tại Ngân hàng. Ngân hàng có thể mở rộng đối tượng được phát hành và sử dụng thẻ tín dụng không cần tài sản bảo đảm đến những cán bộ quản lý điều hành các doanh nghiệp có quan hệ tiền gửi, vay vốn, mở L/C tại Ngân hàng hoặc các khách hàng cá nhân có số dư tiền gửi lớn tại Ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng có thể liên kết với các công ty du lịch, công ty xuất khẩu lao động, công ty tư vấn du học để phát triển hoạt động phát hành thẻ tín dụng cho các đối tượng đi nước ngoài.

Hiện nay, phương thức mua hàng trả góp rất phổ biến trên thị trường. Theo đó, Ngân hàng thiết lập mối quan hệ với các công ty bán lẻ bằng việc ký kết hợp đồng mua bán nợ. Đối với Ngân hàng, việc thực hiện hình thức này là rất khả quan vì Ngân hàng có rất nhiều khách hàng doanh nghiệp là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thương mại, du lịch. Sự hợp tác này đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp cũng như cho Ngân hàng. Đối với Ngân hàng, việc doanh nghiệp bán được hàng hóa nhiều hơn cũng có nghĩa là doanh

nghiệp tăng khả năng thanh toán nợ vay cho Ngân hàng, đồng thời Ngân hàng đạt được mục tiêu thu hút được thêm nhiều khách hàng tiêu dùng và tăng lợi nhuận.

1.3 Xác định những sản phẩm chiến lược

Việc xác định sản phẩm chiến lược là việc làm thường xuyên bởi thị trường luôn luôn biến đổi, thị hiếu tiêu dùng cũng biến đổi thường xuyên, ưu thế của Vietcombank cũng không ngừng phát triển,…do đó nếu chỉ xác định một vài sản phẩm được coi là sản phẩm chiến lược và cứng nhắc áp dụng trong thời gian dài thì sản phẩm đó sẽ trở lên lỗi thời và không đem lại hiệu quả mong muốn.

Sản phẩm cho vay tiêu dùng chiến lược cần có các đặc tính cơ bản sau : - Phù hợp với quan hệ cung – cầu thị trường, thông dụng đối với người tiêu dùng, nhắc đến sản phẩm cho vay tiêu dùng này là người ta nghĩ đến ngay thương hiệu của Ngân hàng.

- Có tính cạnh tranh cao : bao gồm các yếu tố về hạn mức, lãi suất, điều kiện vay vốn, sản phẩm ưu đãi,…

- Phát huy được thế mạnh của Ngân hàng : bao gồm thương hiệu, nguồn nhân lực, hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng,…

- Đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng, chi phí hợp lý và đan cài được việc bán chéo, bán kèm nhiều sản phẩm dịch vụ khác của Ngân hàng.

1.4 Xây dựng chính sách lãi suấ linh hoạt

Khi khách hàng đến vay vốn tại Ngân hàng thì vấn đề quan tâm hàng đầu là lãi suất người ta phải trả khi vay vốn. Ngân hàng nào có mức lãi suất hấp dẫn, hợp lý sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. Trong bối cảnh hiện nay, khi các ngân hàng thương mại đồng loạt tập trung khai thác thị trường cho vay, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội cần xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt để nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm cho vay tiêu dùng của mình trên thị trường.

Một chính sách lãi suất cho vay tiêu dùng linh hoạt sẽ đem lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn đối với mỗi sản phẩm tín dụng. Khi đó, từng khách hàng có thể lựa chọn thời gian vay phù hợp với khả năng tài chính của mình. Bên cạnh đó, mỗi khi tình hình kinh tế thay đổi thì lãi suất cũng linh hoạt tăng hay giảm để phù hợp với cung – cầu thị trường. Ngân hàng cần chủ động nắm bắt định hướng và dự báo kinh tế của Nhà nước, phát huy thế mạnh về công tác huy động vốn, tránh hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh,…khi xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt. Khi đó, chính sách lãi suất của Ngân hàng sẽ có tính tiên phong, hấp dẫn. Ngoài ra Ngân hàng nên có thêm quy định về mức lãi suất nếu khách hàng trả nợ trước hạn, miễn giảm lãi nếu khách hàng đang thực sự gặp khó khăn nhưng vẫn cố gắng trả gốc đúng hạn, lãi suất ưu đãi đối với khách hàng thường xuyên…Từ đó nâng cao được tính cạnh tranh của các sản phẩm tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng.

1.5 Cải thiện chính sách cho vay tiêu dùng

Cải tiến quy trình cho vay theo hướng giải phóng khách hàng càng nhanh càng tốt đồng thời đảm bảo an toàn khi cho vay. Ngân hàng cần thành lập bộ phận hỗ trợ tác nghiệp thuộc Phòng Khách hàng thể nhân để giảm tải khối lượng công việc mà cán bộ cho vay phải thực hiện, nhất là khâu thẩm định phương án cho vay, làm việc với các cơ quan công quyền (Cơ quan công chứng, Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm về nhà, đất, Cơ quan công an,…). Bộ phận này có những nhiệm vụ sau :

- Xây dựng chính sách quản lý rủi ro trong cho vay tiêu dùng.

- Trực tiếp thẩm định rủi ro đối với từng khoản cấp tín dụng có hạn mức trên 2 tỷ đồng thuộc thẩm quyền của phòng.

- Thực hiện tác nghiệp trong hoàn thiện hồ sơ tài sản đảm bảo như thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo, phối hợp với các bộ phận liên quan trong trường hợp thu hồi nợ và xử lý tài sản khi phát sinh rủi ro.

- Thực hiện giám sát tín dụng cá nhân và công tác kiểm tra sau giải ngân của cán bộ tín dụng nhằm phát hiện “dấu hiệu cảnh báo sớm” để Ngân hàng có hành động khắc phục kịp thời.

Ngoài ra, Ngân hàng cần có những quy định riêng về quy trình cho vay đối với khách hàng thường xuyên và có uy tín trong việc thanh toán nợ vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w