Đầu tư nâng cấp máy móc trang thiết bị

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng đấu thầu ở Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh (Trang 67 - 74)

2. Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng đấu thầu ở công ty Cổ phần Xây dựng Bắc

2.5. Đầu tư nâng cấp máy móc trang thiết bị

Hiện nay, Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh có một hệ thống máy móc trang thiết bị tương đối phù hợp với trình độ chung của thị trường, tương đối hiện đại, vẫn còn đang trong giai đoạn khấu hao. Nhưng giống như tình hình của nhiều công ty xây dựng khác, Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh hiện nay vẫn còn thiếu thốn rất nhiều trang thiết bị, máy móc còn trong tình trạng chưa đồng bộ, và còn thiếu một số loại máy móc để thực hiện một số công trình đặc thù.

Đã có một vài lần trong các cuộc đấu thầu, vì không đảm bảo được máy móc trang thiết bị cho công trình đấu thầu, hoặc vì không có loại máy móc mà công trình yêu cầu hoặc đôi khi là vì không phù hợp với công trình (quá hiện đại nên khấu hao lớn, làm cho giá thành lớn, không phù hợp với công trình) mà Công ty đã bị trượt thầu.

Tỷ lệ vốn cố định/Tổng vốn kinh doanh của Công ty hiện nay là quá thấp. Từ năm 2002 đến nay chưa bổ sung thêm máy móc gì mới.

Trong xu thế chung của sự phát triển, chu kỳ sống của công nghệ ngày càng bị rút ngắn. Nếu doanh nghiệp nào không theo kịp trình độ công nghệ chung trên thị trường thì doanh nghiệp đó sẽ bị tụt lại và không thể phát triển.

Để nâng cấp hệ thống máy móc trang thiết bị của mình, công ty cần làm những việc sau:

- Thống kê lại hệ thống máy móc trang thiết bị hiện có của doanh nghiệp về: chủng loại, số lượng, giá trị, thời gian khấu hao, xuất xứ…Tiến hành đánh giá lại hệ thống máy móc trang thiết bị của Công ty.

- Tiến hành so sánh hệ thống máy móc trang thiết bị của công ty với trang thiết bị của các đối thủ cạnh tranh (thông qua các thông tin thu thập được của bộ phận chuyên trách về thị trường và đối thủ cạnh tranh).

- So sánh trình độ máy móc thiết bị của công ty với trình độ chung trên thị trường. - Trước khi tiến hành mua sắm máy móc trang thiết bị, công ty phải cẩn thận xem xét tình hình tài chính hiện tại của mình, xem xét các kế hoạch tài chính, dự án đầu tư sắp tới.

- Sau khi mua sắm, đầu tư trang thiết bị, công ty cần tiến hành đánh giá tài sản, đưa vào tính khấu hao theo cách hợp lý, bảo quản đúng quy cách.

- Khi các đội sử dụng máy móc trang thiết bị, phải có giấy tờ chứng thực tình trạng hiện tại của máy móc thiết bị đó. Các đội phải cam kết sử dụng và bảo quản máy móc thiết bị đúng hướng dẫn, quy cách. Nếu xảy ra vấn đề hỏng hóc, mất mát thì các đội phải chịu trách nhiệm trước công ty.

Với nguồn lực tài chính hạn hẹp hiện nay, Công ty cần cân nhắc xem xét một cách kỹ lưỡng trước khi đầu tư mua sắm máy móc trang thiết bị. Đối với những máy móc mà tần suất sử dụng không nhiều thì công ty cần so sánh lợi ích và chi phí giữa việc mua chúng và đi thuê máy móc trang thiết bị. Hiện nay, trước mắt cần đầu tư nâng cấp những loại máy móc, thiết bị sau:

BẢNG 18:NHỮNG THIẾT BỊ MÁY MÓC CẦN ĐẦU TƯ NGAY Loại thiết bị Số lượng từng loại Công suất hoạt động

Ô tô 2-3 cái 2,5 tấn

Ô tô Huyndai trọng tải nhỏ 2-3 cái 2,5-3,5 tấn

Máy trộn bê tông 4-5 cái 80 lít

Máy trộn bê tông tươi 1 cái

Máy trộn vữa 2 cái 100 lít

Máy cắt thép 5 cái

Máy hàn điện 5 cái 12KVA

Giàn giáo Tiệp 800-1000m2

Mọi quyết định về mua sắm máy móc trang thiết bị của Công ty đều do bộ phận lãnh đạo của Công ty quyết định. Nguồn vốn đầu tư cho những loại máy móc thiết bị trên có thể huy động một phần từ nguồn trích khấu hao tài sản cố định, một phần từ quỹ đầu tư phát triển và một phần là từ vốn vay của Công ty.

3. Kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan chức năng

Hiện nay, trong hoạt động của ngành xây dựng vẫn còn tồn tại nhiều hiện tượng tiêu cực. Nguyên nhân của các hiện tượng tiêu cực này thì có rất nhiều, ví dụ như: sự yếu kém của một số chủ đầu tư trong khâu tổ chức thực hiện dự án để một số nhà thầu khác lợi dụng cơ hội gây ra các hiện tượng tiêu cực. Những hiện tượng tiêu cực xuất hiện trong đấu thầu thời gian vừa qua đều có dấu hiệu của sự lợi dụng kẽ hở của luật pháp để lách luật, thực hiện sai các chủ trương của Nhà nước.

Để đấu thầu thực sự là một biện pháp tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, các cơ quan quản lý Nhà nước cần nghiêm ngặt quản lý các hoạt động của chủ đầu tư trong tất cả các hoạt động như: huy động vốn, năng lực thiết kế và tổ chức đấu thầu. Bên cạnh đó, Nhà nước phải có trách nhiệm kết hợp với các cơ quan chức năng trong việc tuyên truyền những văn bản quy phạm pháp luật mới để các đối tượng hữu quan có thêm những hiểu biết và tiếp thu đầy đủ các quy định khi tham gia tổ chức đấu thầu, cũng như tiếp thu tinh thần chung của Nhà nước về hoạt động đấu thầu nói riêng và hoạt động xây dựng nói chung.

Để khắc phục những hiện tượng tiêu cực trong đấu thầu trên thị trường, Nhà nước cần quy định và phải có sự giám sát chặt chẽ đối với các hoạt động của chủ đầu tư về mọi mặt hoạt động.

Ngoài ra, để đảm bảo sự công bằng và kích thích khả năng phát triển của tất cả các doanh nghiệp xây dựng, Nhà nước nên có những quy định cụ thể hơn về thời gian và đối tượng tham gia dự thầu nhằm đảm bảo tính cạnh tranh cao của cuộc đấu thầu và tránh hiện tượng các nhà thầu dàn xếp thầu với nhau.

Giá là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng tới khả năng thắng thầu cũng như hiệu quả tranh thầu của các đơn vị tham gia đấu thầu. Nhưng với các quy định của Nhà nước hiện nay về lập giá dự thầu còn nhiều vấn đề chưa thoả đáng. Hiện

nay, Nhà nước có quy định khá chi tiết về phương pháp và căn cứ lập giá. Tuy nhiên, sự quy định chi tiết này đã can thiệp quá sâu đến hoạt động của doanh nghiệp. Nhiều loại chi phí vẫn bị Nhà nước bắt tính theo quy định chung, điều này là không phù hợp với những biến động của thị trường, khiến cho doanh nghiệp lâm vào các quy định cứng nhắc và không linh hoạt được trong tình hình mới.

Để các doanh nghiệp có thể phát huy khả năng, điểm mạnh của mình trong hoạt động đấu thầu xây lắp thì Nhà nước chỉ nên quy định một số mức giá sàn của một số yếu tố cần thiết, còn lại nên để doanh nghiệp chủ động tính toán theo tình trạng riêng của từng doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh em không những đã được tìm hiểu kỹ về Công ty mà còn được các cô chú, anh chị nhân viên trong công ty chỉ dạy rất nhiều điều thiết thực và bổ ích. Không những vậy, sau thời gian thực tập tổng hợp ở công ty để tìm hiểu tổng quan về công ty, về các hoạt động sản xuất kinh doanh tại đây, em đã được tìm hiểu kỹ hơn về nội dung chuyên đề thực tập của mình: Đó là về hoạt động đấu thầu và nâng cao khả năng đấu thầu của Công ty. Em đã được tìm hiểu về quy trình của hoạt động đấu thầu, về từng công việc thực tế phải làm khi tham gia đấu thầu. Đó là những điều mà em không hề biết khi chỉ ngồi học trên giảng đường. Như vậy, phần nào mục đích của nhà trường khi cho sinh viên về các đơn vị kinh doanh thực tập đã được thực hiện. Tuy nhiên, do thời gian tìm hiểu cũng như với vốn kiến thức còn hạn chế, chắc chắn những nội dung trình bày trong chuyên đề không tránh khỏi các thiếu xót, khiếm khuyết. Em rất mong nhận được các ý kiến gợi ý, đóng góp của thầy giáo và các cô chú để chuyên đề của em thêm phần đầy đủ, chính xác và hoàn thiện hơn.

Để có thể hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, em xin cảm ơn rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn, TS Trần Việt Lâm cùng toàn thể cô chú, anh chị nhân viên của Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh. Em hy vọng trong thời gian tới vẫn nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo cũng như của các cô chú và anh chị để em hoàn thành tốt nhiệm vụ thực tập của mình. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.

Sinh viên

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Mạnh Hùng – Kinh tế xây dựng trong cơ chế thị trường, NXB Xây Dựng năm 2003

2. Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 4.

3. Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8.

4. Một số ý kiến về đổi mới công tác đấu thầu trong ngành GTVT- Cục giám định và quản lý chất lượng công trình giao thông, Bộ GTVT, - Tạp chí Giao thông vận tải số 5 năm 2003

5. Nguyễn Xuân Hải – Quản lý dự án nhìn từ góc độ Nhà nước, nhà đầu tư, nhà tư vấn, nhà thầu – NXB Xây dựng /2003.

6. PGS.TS Lê Công Hoa – Giáo trình kinh tế xây dựng, Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Khoa Quản trị kinh doanh/1999

7. Tạp chí Công báo số 31+32 (16/02/2006)

8. Tạp chí Giao thông vận tải các số: 12/2004;9/2005;10/2005;01/2006;02/2006; 9. Tạp chí Xây dựng số 446 (4/2005)

10. Tạp chí Xây dựng số 440 (10/2004) 11. Tạp chí Xây dựng số 436 (6/2004)

12. Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh giai đoạn 2001 – 2005

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU ...1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẮC NINH...2

1. Thông tin chung và lịch sử hình thành, phát triển của Công ty...2

1.1. Thông tin chung về Công ty...2

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty...3

2. Hình thức pháp lý và loại hình sản xuất kinh doanh của công ty...5

3. Cơ cấu tổ chức của Công ty...5

3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị...5

3.2. Cơ cấu tổ chức hệ thống sản xuất...12

4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2001-2005...13

4.1. Kết quả về thực hiện công trình...13

4.2. Kết quả về phát triển thị trường...16

4.3. Kết quả về doanh thu và lợi nhuận...17

4.4. Kết quả về thu nhập bình quân của người lao động...19

4.5. Vấn đề đóng góp ngân sách...21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẮC NINH...22

1. Các đặc điểm Kinh tế - Kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng tới hoạt động đấu thầu của Công ty cổ phần Xây dựng Bắc Ninh ...22

1.1. Các yếu tố khách quan...22

1.2. Các yếu tố chủ quan...29

2. Thực trạng của hoạt động đấu thầu của công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh ...37

2.1. Kết quả đấu thầu của Công ty trong giai đoạn 2001 – 2005 ...37

2.2. Những công việc ảnh hưởng tới kết quả đấu thầu của công ty...40

2.3. Phân tích hồ sơ dự thầu trong thời gian qua...45

3. Đánh giá chung về công tác đấu thầu của công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh ...49

3.1. Ưu điểm...49

3.2. Nhược điểm và những nguyên nhân chủ yếu...49

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐẤU THẦU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẮC NINH ...51

1. Các định hướng phát triển trong thời gian tới...51

1.1. Định hướng phát triển của Ngành, Nhà nước trong thời gian tới...51

1.2. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới...52

2. Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng đấu thầu ở công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh ...53

2.1. Xây dựng và quản trị quy trình tham gia đấu thầu...53

2.2. Xây dựng bộ phận chuyên trách về thị trường và đối thủ cạnh tranh...57

2.3. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch ...60

2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ...61

3. Kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan chức năng...69

KẾT LUẬN...71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...72

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng đấu thầu ở Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w