Con người luôn là nhân tố quyết định đến sự thành công của một tổ chức. Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, để có một khoản tín dụng có chất lượng tốt, yếu tố trước tiên thuộc về người cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng là người trực tiếp đánh giá tính khả thi của dự án, xem có nên cho vay hay không đối với một khách hàng . Để nâng cao chất lượng tún dụng trung và dài hạn thì một yêu cầu tối quan trọng được đặt ra là phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng.
Cán bộ tín dụng phải là những người am hiểu khách hàng, hiểu biết sâu sắc thực lực tài chính, khả năng thanh toán của khách hàng kể cả hiện tại cũng như sau này, xác định được tiềm năng phát triển và dự bào được những biến động trong tương lai. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cần phải hiểu được tâm lí của khách hàng, xem xét được mức độ trung thực của khách hàng, phát hiện kịp thời những hành vi gian lận tinh vi nhằm chiếm dụng vốn của Ngân hàng, bảo đảm tính an toàn của khoản tín dụng. Có khả năng giao tiếp ứng xử hợp lý để có duy trì được khách hàng có mối quan hệ từ trước, đồng thời hút thêm những khách hàng mới có tiềm năng.
Sự tác động của các chính sách kinh tế của Chính phủ hay ảnh hưởng các biến động trên thị trường đến kết quả kinh doanh của một DN là vô cùng phức tạp. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng cần có kiến thức hiểu biết nhấ định về thị trường và về lĩnh vực chuyên môn mà khách hàng của mình đang tiến hàng hoạt động kinh doanh.
Tất cả các yêu cầu trên đối với một cán bộ tín dụng dường như là quá nhiều, một cán bộ dù tài giỏi đến đâu cũng không thể đáp ứng tốt tất cả những
phẩm chất đó. Vì vậy, ngân hàng cần phải kế hoạch hóa công tác đào tạo cán bộ, sớm thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ, đưa việc nâng cao trình độ thành mục tiêu phấn đấu và làm việc thường xuyên. Công tác đào tạo cán bộ cần tập trung theo trọng điểm và đào tạo một cách toàn diện để thực sự có những cán bộ có đủ năng lực và hiểu biết phục vụ yêu cầu của công tác tránh đào tạo tràn lan, lãnh phí.
Hoạt động tín dụng sử dụng phần lớn nguồn vốn của Ngân hàng, giao tiền của Ngân hàng vào tay người khác, chính vì vậy cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn cao. Nhất là trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn, phái thẩm định dự án, dự đoán trước cho một khoảng thời gian dài, vì vậy cán bộ tín dụng cần có cái nhìn tổng quát, có đầu óc phán đoán. Chính vì vậy, Ngân hàng phải tiến hành sắp xếp cán bộ một cách hợp lý, bố trí cán bọ đúng người, đúng năng lực để phát huy hết khả năng của cán bộ, nâng cai hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
Ngoài ra, trong quá trình thẩm định dự án, Ngân hàng phải kết hợp giữa cán bộ tín dụng và thuê thêm chuyên gia trong các lĩnh vực sẽ giúp cho việc thẩm định được chính xác hơn, từ đó ngân hàng có thể đưa ra được các quyết định đúng đắn. Hơn nữa, trong quá trình làm việc với các chuyên gia, trình độ của cán bộ Ngân hàng cũng được nâng cao hơn.
Ngân hàng cũng cần có một chế độ thưởng phạt cụ thể để cán bộ tín dụng nâng cao ý thức trách nhiệm, chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút nhân tài đến với Ngân hàng.
Công tác tuyển dụng cán bộ phải được thực hiện một cách nghiêm túc thông qua sát hạch, đảm bảo lựa chon đúng được lực lượng lao động có chất lượng và phẩm chất đạo đức tốt.
Mặt khác, Ngân hàng phải không ngừng nâng cao phẩm chất cán bộ, chú trọng công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho các cán bộ Ngân hàng. Xây dựng đội ngũ cán bộ Ngân hàng giỏi về chuyên môn và có phấm chấ đạo đức
tốt.