Phân tích chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng ĐT & PT Hà Thành

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng ĐT & PT Hà Thành (Trang 48 - 52)

PT Hà Thành

2.2.2.1 Tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn

Dự nợ cho vay trung và dài hạn Tỷ trọng dư nợ cho =

trung và dài hạn Tổng dư nợ cho vay

Bảng 2.8: Tình hình dư nợ tín dụng trung và dài hạn phân theo thời hạn

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/06 31/12/07 31/12/08

Lượng % Lượng % Lượng %

Tổng dư nợ tín dụng đến 31/12

1,228,704 100 1,997,000 100 2,400,000 100 1.Ngắn hạn 1,096,075 89.21 1,688,308 84.54 2,080,622 86.69 2.Trung dài hạn 132,629 10.79 310,000 15.45 319,378 13.31

Ngân hàng huy động vốn để cho vay. Đối với Ngân hàng ĐT & PT Hà Thành, hoạt động tín dụng trung và dài hạn chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng.

Trong 3 năm gần đây, dư nợ tín dụng trung và dài hạn liên tục tăng. Quy mô tín dụng không ngừng được mở rông, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong xã hội của Ngân hàng ngày càng cao. Tuy nhiên, tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn lại tăng trưởng không đều qua các năm. Năm 2006, dư nợ tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh là 132,629 tỷ đồng chiếm 10,79% tổng dư nợ. Sang năm 2007, tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn tăng lên 15,45% đạt 310 tỷ đồng (tăng lên 133,7% so với năm 2006). Nguyên nhân là do năm 2007, một năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhu cầu vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị dài hạn của các DN trong nước tăng lên.

Năm 2008, dư nợ tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh vẫn tiếp tục tăng nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ tín dụng giảm xuống còn 13,31%. Điều này có thể được giải thích do tình hình kinh tế năm 2008 có nhiều biến động, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế giảm, mặt bằng lãi suất tăng cao chỉ một số ít DN có thể tiếp cận với nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng: Dự án mua tầu chở dầu của Công ty vận tải Biển Đông (200 tỷ), dự án ENZO (77 tỷ đồng), dự án trường Đại học Thăng Long (49 tỷ đồng)…

Chỉ tiêu này cung cho ta thấy, hoạt động tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm ưu thế trong hoạt động của Ngân hàng, cho vay trung và dài hạn vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ và có thể phát triển hơn cho tương xứng với tiềm năng của Chi nhánh. Tuy nhiên, qua chỉ tiêu này ta chưa có thể đưa ra kết luận về chất lượng tín dụng trung và dài hạn.

2.2.2.2 Chỉ tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng phản ánh chất lượng tín dụng. Chất lượng tín dụng có tốt, có khả năng

hoàn trả vốn gốc và lãi của khách hàng cho Ngân hàng cao chắc chắn sẽ đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng.

Thu từ lãi đóng vai trò quan trọng đối với ngân hàng và là kết quả tài chính quan trọng được quan tâm hàng đầu. Đối với Chi nhánh Hà Thành, thu từ lãi cho vay chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu, thu từ dịch vụ chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (năm 2006, thu từ lãi chiếm 75% tổng thu, năm 2007 là 78% và năm 2008 là 81%)

Thu lãi từ hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Với sự mở rông của hoạt động tín dụng trung và dài hạn, tỷ lệ thu lãi cho vay trung và dài hạn trong tổng thu qua các năm tăng dần lên. Tuy nhiên trong các năm gần đây, chí phí trả lãi của nguồn vốn huy động trung và dài hạn của Ngân hàng tăng lên, nên trong năm 2008, thu nhập từ hoạt động tín dụng trung và dài hạn có xu hướng giảm xuống. Năm 2006, tỷ lệ lợi nhuận từ tín dụng trung và dài hạn là 23%, năm 2007 là 28% và đến năm năm 2008 giảm xuống 24%.

Trong tổng lợi nhuận của Ngân hàng, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trung và dài hạn ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng cao. Năm 2008, thu nhập từ tín dụng trung và dài hạn chiếm 58,42% tổng thu nhập của Ngân hàng. Trong khi năm 2006, tỷ trọng này mới đạt 32,79%, năm 2007 là 45,3%.

Điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh có hiệu quả, chất lượng tín dụng trung và dài hạn đang dần được nâng lên và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tổng nguồn thu của Ngân hàng.

2.2.2.3 Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn

Một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn là tỷ lệ nợ quá hạn.

Dư nợ quá hạn trung và dài hạn Tỷ lệ nợ quá hạn =

Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh Hà Thành

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm

2008

Tổng dư nợ 1,228,704 1,997,000 2,400,000

Nợ xấu 4,914,816 5,991,000 4,800,000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ nơ xấu 4% 3% 2%

Tổng dư nợ cho vay trung và dài

hạn 132,629 310,000 319,378

Nợ quá hạn cho vay trung va dài

hạn 15,915 93,000 127,751

Tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn 0.12% 0.3% 0.4%

(Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng I – Chi nhánh Hà Thành)

Theo bảng trên, ta thấy trong hai năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng đã được cải thiện, đảm bảo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước (tỷ lệ nợ xấu của NHTM dưới 3%).

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng được biết đến là hoạt động nhiều rủi ro nhất trong các lĩnh vực, đặc biệt là hoạt động tín dụng trung và dài hạn. Khi rủi ro xảy ra sẽ tạo ra các khoản nợ quá hạn cho Ngân hàng. Rủi ro cho Ngân hàng có thể xảy ra di nhiều nguyên nhân: rủi ro kỳ hạn, rủi ro lãi suất, rủi ro về thiên tai, hỏa hoạn…Vì thế, nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi đối với mỗi NHTM.

Năm 2007, nợ quá hạn của Chi nhánh là 15,915 tỷ đồng, so với năm 2006 nợ quá hạn trung và dai hạn đã tăng lên 77,085 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn của năm 2007 tăng từ 0,12% lên 0,3%. Trong năm 2007, do tình hình lạm phát leo thang, nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu của suy thoái

Chi nhánh phát sinh một số khoản nợ quá hạn của các công ty lớn như: Công ty TNHH Tự Cường 4 tỷ, Công ty Điện tử Công nghiệp 11 tỷ, Công ty Cavico 9 tỷ…Nguyên nhân chính của các khoản nợ xấu phát sinh là do bên A chậm thanh toán, do bên đi vay găm hàng chờ giá lên và do chủ quan của cán bộ Ngân hàng chưa nắm chắc tình hình tài chính của đơn vị.

Năm 2008, tình hình kinh tế tiếp tục bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, các DN gặp khó khăn trong kinh doanh, khả năng hấp thụ vốn yếu, nên các khoản nợ quá hạn cũng như tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng tăng lên. Tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn của Chi nhánh tăng giảm không ổn định. Đây là một dấu hiệu cho thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng đang có vấn đề, cần được Ngân hàng quan tâm hơn nữa mà nguyên nhân chủ yếu là do công tác thẩm định và giám sát các khoản vay của Ngân hàng chưa thực sự hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng ĐT & PT Hà Thành (Trang 48 - 52)