Nguyên nhân biến động lãi suất trong năm 2008

Một phần của tài liệu Thực trạng về mối quan hệ giữa lãi suất vốn vay, tỷ suất lợi nhuận và quy mô vốn đầu tư ở Việt Nam (từ năm 2000 đến đầu năm 2009) 25 (Trang 39 - 42)

II. Những vấn đề về lãi suất trong thời gian qua (2000 – 2009)

2. Diễn biến lãi suất trong giai đoạn từ năm 2000 đến đầu năm 2009

2.2 Nguyên nhân biến động lãi suất trong năm 2008

a) Nguyên nhân của “cuộc đua” tăng lãi suất:

Do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 nhu cầu về vốn tiền đồng tăng cao nhưng nguồn cung thì hạn chế, điều đó đã làm cho tiền đồng bị khan hiếm nghiêm trọng. Đồng thời trong thời gian này toàn bộ hệ thống ngân hàng đang gặp khó khăn về thanh khoản do NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ và đang phải vay mượn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất rất cao có lúc lên quá 20%.

Do việc quản lý chính sách tiền tệ của NHNN chưa chặt chẽ.

Do cơ cấu tiền gửi của các ngân hàng chưa vững chắc: phần lớn vốn sử dụng để cho vay của các ngân hàng thương mại là từ nguồn tiền gửi của các tổ chức của các tổ chức và tiết kiệm từ dân cư. Tiết kiệm của dân cư tuy phải trả lãi suất cao hơn nhưng đặc điểm của

nguồn vốn này là tương đối ổn định. Bên cạnh đo tiền gửi của các doanh nghiệp đặc biệt là công ty lớn cũng đều là nguồn vốn không kỳ hạn hoặc ngắn hạn bất cứ lúc nào cũng bị rút đột ngột chính vì vậy mà các ngân hàng luôn nơm nớp lo việc rut tiền đột ngột của khách hàng.

Sự biến động của giá dầu mỏ và giá vàng trên thế giới cũng ảnh hưởng lớn đến lãi suất VNĐ.

Sức ép cạnh tranh để giữ và phát triển nguồn vốn của các ngân hàng diễn ra rất gay gắt. Một số ngân hàng tuy không thiếu vốn nhưng họ vẫn phải tăng lãi suất vì sợ khách hàng rút tiền sang các ngân hàng khác gửi với lãi suất cao hơn.

Do sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến Việt Nam bắt đầu từ tháng 10/2008 đến nay NHNN liên tục 5 lần hạ lãi suất cơ bản: ngày 21/10: 13%/năm; 5/11: 12%/năm; 21/11: 11%/năm; 5/12: 10% ; 22/12 8,5%/năm; 1/2/2009 7%/năm. Lao vào cuộc hạ lãi suất cơ bản của NHNN các ngân hàng thương mại tiếp tục một cuộc đua lãi suất cho vay nhằm hỗ hỗ trợ các doanh nhgiệp tiếp cận với nguồn vốn gia tăng sản xuất kinh doanh để giúp cho nền kinh tế thoát ra khỏi tình trạng giảm phát. Đây được coi là phương thuốc hữu hiệu cho bệnh thiếu vốn của các doanh nghiệp trong thời gian này. Trong đó sàn lãi suất cho vay thấp nhất thuộc về các ngân hàng thương mại nhà nước như Viêtcombank, Agribank..

b) Nguyên nhân của hiện tượng lãi suất giảm:

Nửa cuối năm 2008 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nhằm giúp các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm giảm giá thành sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và kích cầu tiêu dùng NHNN đã liên tục giảm lãi suất cơ bản nhằm chống lại tình trạng giảm phát của nền kinh tế.

Đầu năm 2009, sau những đợt giảm lãi suất của các ngân hàng đợt cuối năm 2008 có vẻ như các ngân hàng lại rục rịch thay đổi lãi suất, đặc biệt là tăng lãi suất huy động để thu hút vốn.

Thông báo của Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank) cho biết, ngân hàng này sẽ tăng mạnh lãi suất huy động VND ở hầu hết các kỳ hạn. Lãi suất huy động VND mới bắt đầu áp dụng từ tuần tới tại ngân hàng này được điều chỉnh tăng ở hầu hết các kỳ hạn, mức tăng thấp nhấp là 0,15%/năm (kỳ hạn 3 và 4 tháng), cao nhất là 1%/năm (kỳ hạn 36 tháng). Cụ thể, không kỳ hạn là 3%/năm, 1 tuần là 3,8%/năm, 1 tháng 6,8%/năm, 3 tháng 7,15%/năm, 6 tháng và 9 tháng là 7,3%/năm, 12 tháng và 24 tháng 7,6%/năm và cao nhất là 7,8%/năm ở kỳ hạn 36 tháng (lĩnh lãi cuối kỳ).

Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank) tiến hành điều chỉnh với các kỳ hạn từ 9 tháng trở lên, với mức tăng dao động trong khoảng 0,2-0,7%. Lãi suất cao nhất ở ngân hàng này là 8,2%, áp dụng với các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó tổng giám đốc VPBank cho rằng: “việc điều chỉnh lãi suất để phù hợp với diễn biến thị trường, chuẩn bị nguồn vốn dồi dào, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.”Điều này, tỏ ra phù hợp với động thái của một số ngân hàng hồi đầu tháng 2/2009 khi quyết định tiếp tục giảm lãi suất cho vay nhưng không vội hạ lãi suất huy động vì tính toán rằng với chương trình kích cầu, hỗ trợ lãi suất... nhu cầu vốn sẽ tăng nhanh trở lại.

Trong khi đó, báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy, lãi suất giao dịch bình quân bằng VND trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng có xu hướng tăng nhẹ ở hầu hết các kỳ hạn, tuy nhiên mức tăng không nhiều (chủ yếu dưới 0,1%/năm), riêng kỳ hạn 1 tháng có mức tăng nhiều nhất lên tới 0,85%/năm. Lãi suất giao dịch bình quân kỳ hạn 12 tháng cao nhất, lên tới 8,17%/năm.

Như vậy, nhu cầu vốn của ngân hàng đã "sống lại" sau một thời gian dường như "đóng băng" do khó giải ngân, ứ động vốn. Điều đáng chú ý, các ngân hàng thực hiện điều chỉnh lãi suất đều hướng tới các kỳ hạn dài có lãi suất càng cao.

Đây là điều đúng quy luật và xét về góc độ kinh doanh, các ngân hàng đã cho thấy sự ổn định trong thanh khoản của mình và có niềm tin vào khả năng kinh doanh dài hạn đối với khách hàng.

Ngân hàng Nhà nước vừa cho biết, xu hướng chung của lãi suất huy động trên thị trường vẫn tiếp tục tăng. Lãi suất huy động VND có kỳ hạn của các Ngân hàng Thương mại trong tuần tăng nhẹ với mức tăng từ 0,2-0,5%/năm, lãi suất huy động USD giảm nhẹ ở mức từ 0,1-0,25%/năm so với tuần trước.

Hiện lãi suất huy động bình quân đã lên mức 7,58%/năm cho kỳ hạn 12 tháng ở nhóm ngân hàng quốc doanh, còn nhóm cổ phần cao hơn, ở mức 7,74%. Lãi suất USD dao động từ 2,65% ở các ngân hàng quốc doanh đến 3,09% ở các ngân hàng cổ phần.

Tuy nhiên, lãi suất trên thị trường có vẻ nóng bỏng hơn. Hiện nay, Ngân hàng Habubank đã đẩy lãi suất lên 8,4%/năm. Nhưng đó chưa phải là mức cao nhất vì mới nhất, Sacombank đã công bố áp dụng mức lãi suất huy động cao nhất Một số ngân hàng khác như Việt Á có mức huy động từ 8,1 - 8,5%, NH Việt Nam Tín Nghĩa 8,2%... cho kỳ hạn 12 tháng.

0,4%/năm. Riêng lãi suất giao dịch bình quân kỳ hạn 6 tháng là 8,78%/năm, tăng 0,33%/năm so với tuần trước đó. Trong tuần không phát sinh giao dịch kỳ hạn 12 tháng.

Nguyên nhân của việc tăng lãi suất là các ngân hàng chuẩn bị nguồn vốn dồi dào cho nhu cầu vốn được sự báo sẽ tăng lên trong thời gian tới. Vì thế, việc điều chỉnh tăng được thực hiện ở hầu hết các kỳ hạn, nhất là các kỳ hạn trên 12 tháng.

III. Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư:

Một phần của tài liệu Thực trạng về mối quan hệ giữa lãi suất vốn vay, tỷ suất lợi nhuận và quy mô vốn đầu tư ở Việt Nam (từ năm 2000 đến đầu năm 2009) 25 (Trang 39 - 42)