IV. Mối liên hệ giữa ba yếu tố lãi suất vốn vay, tỷ suất lợi nhuận và quy mô vốn đầu
1. Nguồn vốn từ trong nước:
1.1. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước:
Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển đất nước. Đặc biệt đầu tư công có vai trò rất lớn trong định hướng phát triển chung. Qua những năm gần đây nguồn chi từ ngân sách nhà nước cho đầu tư ngày một tăng trong tỷ trọng đầu tư chung của xã hội. Trong giai đoạn 2001 – 2005 vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho đầu tư đạt 269,5 nghìn tỷ đồng Năm 2006 thực hiện vốn đầu tư tư ngân sách đạt khoảng 81,58 nghìn tỷ đồng. Năm 2007 là 97 nghìn tỷ đồng. Năm 2008 vốn từ ngân sách nhà nước đạt 100,9 nghìn tỷ đồng chiếm 15,8% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội. Riêng trong 2 tháng đầu năm 2009 nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển đạt 20,1 tỷ đồng.
Tuy nhiên việc giám sát và sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước vẫn còn nhiều yếu kém, tồn tại trong việc thanh tra kiểm tra giám sát thực hiện các dự án.Tỷ lệ các dự án thực hiện việc giám sát, đánh giá đầu tư còn thấp. Ngay cả các dự án nhóm A cũng chỉ đạt khoảng 40% số dự án có báo cáo về thanh tra giám sát và đánh giá đầu tư. Số lượng các gói thầu còn hạn chế, chỉ định thầu chiếm tới 60%, hình thức đấu thầu trực tiếp, thông thầu vẫn còn chiếm chủ yếu.
1.2. Nguồn vốn từ tín dụng nhà nước:
Cùng với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước nguồn vốn tín dụng nhà nước là một nguồn vốn hết sức quan trọng trong tổng vốn đầu tư của nhà nước - nguồn vốn cơ bản tạo ra sự phát triển dài hạn của nền kinh tế. Hiện tại hoạt động tín dụng cuả nhà nước do quỹ hỗ trợ phát triển đảm nhận.Trong 5 năm 2000 – 2004 quỹ đã huy động vốn để đầu tư vào hơn 3.800 dự án với số vốn xấp xỉ 48.000 tỷ đồng. Ngoài ra trong 5 năm hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho trên 1300 dự án với số tiền hỗ trợ khoảng 750 tỷ đồng, góp phần thu hút hàng chục tỷ đồng vốn từ các tổ chức tín dụng cho đầu tư phát triển. Năm 2007 vốn tín dụng từ ngân sách nhà nước đạt 40,3 nghìn tỷ đồng, năm 2008 ước đạt 40 nghìn tỷ đồng. Theo đánh giá của Bộ kế hoạnh đầu tư bình quân các năm qua, số vốn đầu tư cho nền kinh tế từ quỹ hỗ trợ phát triển chiếm trên dưới 14,5% tổng mức đầu tư chung của xã hội.
Tuy nhiên, việc vay tín dụng Nhà nước vẫn gặp nhiều khó khăn do cho vay tín dụng với lãi suất thấp nên hệ quả là các điều kiện cho vay ngặt nghèo hơn, để đảm bảo việc trả nợ người vay tương đối phải mất nhiều thời gian (mặc dù hiện nay đã giảm đi nhiều thủ tục). Kết quả là việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách của các nhà đầu tư cũng bị hạn chế.
Trong thời gian tới nguồn vốn tín dụng của nhà nước sẽ tiếp tục là nguồn hỗ trợ cho việc chi ngân sách nhà nước.
Hịên nay nước ta đang chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, quỹ tín dụng Nhà nước là một động lực quan trọng giúp nước ta thoát ra khỏi khủng hoảng. Vì vậy Ngân hàng Nhà nước cần có những biện pháp tích cực để người dân, doanh nghịêp dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng Nhà nước.
1.3. Nguồn vốn từ khu vực doanh nghiệp nhà nước:
Có một thực trạng xảy ra đối với nguồn vốn của khu vực kinh tế nhà nước đó là: vốn đầu tư từ khu vực kinh tế nhà nước luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng đầu tư xã hội (theo thứ tự từ năm 2000 đến 2008 là: 51,9; 59,8; 57,3; 52,9; 48,1; 47,1; 46,2; 41,2 và 29,8) nhưng tỷ lệ đóng góp cho GDP thì không cân xứng chỉ ở mức 37 – 39% và tạo công ăn việc làm cho khoảng 9% lao động. Suốt hàng chục năm khu vực kinh tế nội địa, mà có lẽ chủ yếu là khu vực kinh tế nhà nước luôn nhập siêu ở mức cao (năm 2007: 20,3 tỷ USD) còn khu vực đầu tư nước ngoài lại xuất siêu, nói cách khác các doanh nghiệp nước ngoài đã tiêu dùng và đầu tư hơn rất nhiều mức nó tạ ra trong thời gian dài.
Lý do là vì ràng buộc ngân sách của các doanh nghiệp khu vực kinh tế nhà nước còn lỏng lẻo. Một khi cơ chế ràng buộc càng mềm thì doanh nghiệp hoạt động càng kém hiệu quả. Ràng buộc ngân sách của khu vực tư nhân thường rất cứng. Ràng buộc ngân sách cứng, động cơ lợi nhuận cao, sự sẵn sàng cạnh tranh, tính năng động, sáng tạo là những lý giải vì sao doanh nghiệp tư nhân hoạt động hiệu quả hơn doanh nghịêp nhà nước.
1.4. Nguồn vốn từ tư nhân và dân cư:
Theo các chuyên gia kinh tế nguồn vốn từ khu vực tư nhân và dân cư đóng vai trò rất quan trọng đóng gớp vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Trong giai đoạn 2001 - 2005, nguồn vốn đầu tư của dân cư và tư nhân chiếm 26% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.Trong giai đoạn tiếp theo, nguồn vốn này sẽ tiếp tục tăng về cả quy mô và tỷ trọng. Khu vực tư nhân trong nước của Việt Nam đã phát triển rầm rộ kể từ khi ban hành Luật Doanh nghiệp vào đầu năm 2000. Luật này đã góp phần tạo ra khoảng 62.300 doanh nghiệp với tổng số vốn đầu tư khoảng 7,4 tỷ USD. Năm 2001, khu vực này chiếm khoảng 25% tổng số vốn đầu tư ở Việt Nam so với 20% của khu vực đầu tư nước ngoài. Năm 2007, vốn đầu tư trong nước của tư nhân đạt 106 ngàn tỷ đồng (tăng 19.5%). Năm 2008 nguồn vốn từ khu vực tư nhân là 263 tỷ đồng, chiếm 41,3% và tăng 47,2% đây là tỷ lệ tăng cao nhất từ trước đến nay.