Giải pháp từ phía Nhà Nước

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CAO SU TỰ NHIÊN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 23 (Trang 51 - 54)

Với vai trò định hướng các đơn vị bộ, ngành, hiệp hội và đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may. Nhà nước nên đưa ra các giải pháp cụ thể như sau:

3.1.1 Hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp lý

Trước hết, các cơ quan quản lý cần đẩy mạng việc thông tin tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng doanh nghiệp kiến thức pháp lý liên quan đến xuất khẩu của các đối tác nhập khẩu lớn, các thông tin giá cả thị trường, đối thủ cạnh tranh…các cơ chế theo dõi xuất khẩu, khuyến khích doanh nghiệp tiếp nhận các đơn hàng có đơn giá xuất khẩu cao,giá trị gia tăng, hạn chế các đơn hàng có giá trị xuất khẩu thấp. Thứ hai, cần tổ chức các hoạt động tuyên truyền , vận động và hướng dẫn hộ nông dân, các trang trại chuyển nhượng tích tụ đất trồng cây cao su theo chính sách khuyến khích của Nhà Nước hiện nay nhằm tạo tiền đề tiến tới phương thức sản xuất chuyên nghiệp hoá và chuyên môn hoá các hoạt động từ khâu cung cấp dịch vụ đầu vào như giống, phân bón, hoá chất, đến khâu trực tiếp sản xuất như trồng, chăm sóc, thu hoạch … và các hoạt động dịch vụ đầu ra như thu gom, phân loại, bảo quản, chế biến và tiêu thụ như quy luật chung của sản xuất nông nghiệp hàng hoá trên thế giới.

3.1.2 Quy hoạch và cải thiện đất trồng cao su

Nhà nước định hướng tập trung nhằm cải thiện diện tích cao su hiện có để nâng cao hiệu quả thông qua việc thay thế những vườn cao su già cỗi bằng các giống mới phù hợp cho năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn. đồng thời phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học, nhằm tìm ra các biện pháp nông nghiệp , hay các phân bón mới nhằm cải thiện tốt đất trồng cao su. Khuyến khích người nông dân phát triển cao su tiểu

điền thông qua hình thức hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp trong ngành và trong phạm vi quy hoạch đã thông qua. Tuy nhiên , để có thể thúc đẩy phát triển cao su tiểu điền, các doanh nghiệp trong ngành cao su cần đảm nhiệm vai trò hỗ trợ kỹ thuật , khuyến nông, thu mua chế biến tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu.

3.1.3 Đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tăng cường đầu tư trang thiết bị, cải tiến kỹ thuật chế biến

Tiếp tục và phát triển hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, giúp đỡ người sản xuất đầu tư theo quy trình thâm canh, bảo quản sau thu hoạch ở các vùng nguyên liệu để đảm bảo nhu cầu chế biến. vốn đầu tư cho vùng này không chỉ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước mà còn huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp, các quỹ khuyến nông, khuyến công. Nguồn hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay được toạ từ hai nguồn :sản xuất trong nước và tạm nhập khẩu khẩu để tái xuất chủ yếu ở Lào và Campuchia. Vấn đề đặt ra là nguồn hàng sản xuất trong nước còn nhiều yếu kém, từ khâu trồng trọt, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm đến công nghiệp chế biến cao su nguyên liệu. hiện nay năng suất cao su Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực, công nghệ thiết bị lạc hậu, thiếu các công nghệ tiên tiến, hiện đại nên cơ cấu chủng loại cao su còn hạn chế, chất lượng thấp, vì vậy xuất khẩu với giá thấp hơn so với các nước khác. Do vậy Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công nghệ chế biến. bên cạnh đó Nhà nước cần thành lập các phòng thí nghiệm cao su do Nhà nước quản lý để đảm bảo chất lượng cao su theo tiêu chuẩn quốc tế. Khi cây cao su cho sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường quốc tế thì công tác mở rộng thị trường mới đạt hiểu quả cao hơn.

3.1.4 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu

Kinh nghiệm của một số nước thành công trong lĩnh vực mở rộng thị trường cho thấy, cần thiết phải có những tổ chức chuyên trách trong việc nghiên cứu thị trường ngoài nước. xúc tiến xuất khẩu bao gồm các hoạt động :

 Nghiên cứu các điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hoá, tập quán sinh hoạt, hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế điều hành, thu thập thông tin về cung cầu, giá cả, điều kiện thâm nhập thị trường của từng nhóm hàng ở từng khu vực thị trường

 Xử lý thông tin, dự báo sản phẩm tiềm năng ở mỗi thị trường cụ thể về các mặt: chủng loại, số lượng, chất lượng và giá cả

 Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin đã xử lý một cách nhanh nhất cho các cấp lãnh đạo làm cơ sở để xây dựng chiến lược kinh doanh, chỉ đạo điều hành kinh doanh. Cung cấp thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các tổ chức khuyến nông, các cấp chính quyền..tới người sản xuất để họ có căn cứ xác định phương hướng sản xuất lâu dài , ổn định, phù hợp với nhu cầu của khách hàng

 Cung cấp thông tin về những ưu thế của sản phẩm trong nước tới khách hàng thông qua các cuộc hội thảo, hội chợ, triển lãm. Giúp các nhà nhập khẩu nước ngoài hiểu rõ thêm về sản phẩm cao su của Việt Nam, nhằm tạo ra nhu cầu tiêu thụ và tìm đối tác cho các doanh nghiệp trong nước

Để mở rộng thị trường xuất khẩu, nhà nước cần tăng cường hỗ trợ ngành cao su mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia với các hoạt động dài hạn, mang tính chất chuyên sâu chứ không chỉ dừng lại ở các dự án nhở lẻ mang tính khảo sát thị trường nước ngoài.để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong xuất khẩu cao su, cần coi trọng công tác nghiên cứu thị trường vì thực hiện tốt công tác này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội thị trường từ đó thúc đẩy mạnh xuất khẩu cao su. Nhưng để thực hiện tốt công tác này, một mặt cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ thương mại và Bộ quản lý chuyên ngành. Mặt khác, các cơ quan nhà nước cần nâng cao vai trò và hiệu quả trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua các hoạt động đàm phán lí kết thoả thuận song phương và đa phương, định hướng cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường.

3.1.5 Đào tạo nguồn lao động

Hiện nay, ngành cao su Việt Nam rất thiếu các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật công nghệ , nhất là khâu quản lý kỹ thuật chế biến thành sản phẩm và cán bộ nghiên cứu thị trường. Vì thế, mở rộng và thành lập thêm các lớp đào tạo kỹ thuật khai thác, chế biến cao su và lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý tại các địa phương ( ít nhất mỗi tỉnh có 1 trung tâm) nhằm ngày càng cung cấp cho ngành cao su Việt Nam một lực lượng lao động dồi dào, có tay nghề vững vàng , có tác phong công nghiệp, phục vụ tốt cho việc sản xuất các mặt hàng cao su đạt tiêu chuẩn xuất khẩu theo yêu cẩu của từng thị trường

… không những vậy, biện pháp này sẽ giúp hoạt động khai thác chế biến cao su tự nhiên đồng đều về chất lượng tại tất cả các doanh nghiệp và vùng

3.1.6 Tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế

Khi Việt Nam đang ngày một hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, việc đứng vững được trên thị trường quốc tế đòi hỏi chúng ta vừa phải nỗ lực hết nội lực của mình đồng thời cũng phải tăng cường hợp tác kinh tế tranh thủ được những lợi thế của nó mang lại. khi gia nhập các tổ chức quốc tế không những chúng ta được cọ xát với các quốc gia khác mà chúng ta còn được hưởng các ưu đãi từ chính các nước này. Các hoạt động xúc tiến thương mại diễn ra ngày một sâu rộng ở nhiều quốc gia trên thế giới đang khẳng định hơn nữa vai trò nền kinh tế Việt Nam trên thị trường quốc tế, tuy nhiên ngành vẫn còn hạn chế mới chỉ có các tổ chức nghiên cứu thị trường quốc tế ở một số quốc gia nhất định, vẫn có những bỡ ngỡ khi thâm nhập các thị trường mới. Việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế đặt nền móng quan hệ đa quốc gia là điều kiện tiên quyết cho chúng ta từng bước đi theo con đường hội nhập hoá, tăng sức cạnh tranh cũng như đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình hơn.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CAO SU TỰ NHIÊN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 23 (Trang 51 - 54)

w