2015
2.4.1 Định hướng xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam tới năm 2015
Định hướng cho sự phát triển ngành cao su Việt Nam tới năm 2020 bao gồm chuyển đổi xuất khẩu cao su nguyên liệu và định hướng phát triển sản xuất cao su công nghiệp, xuất khẩu cao su thành phẩm kết hợp với cao su nguyên liệu. Theo mục tiêu chiến lược của ngành cao su, đến năm 2010 phải phát triển 700.000 ha cao su trong cả nước và đến năm 2015, cả nước sẽ có một triệu ha cây cao su. Xét theo triển vọng cung cầu cao su tự nhiên thế giới, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam
trong giai đoạn 200-2007, dự báo giai đoạn 2007-2010 phát triển xuất khẩu cao su của Việt Nam có thể đạt tốc độ cao, khoảng 26%/năm, kim ngạch đạt 2.786 triệu USD vào năm 2010. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2010-2015, do hạn chế về diện tích trồng cao su và giới hạn về khả năng tăng sản lượng nên dự báo tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại và đạt 12,5%/năm, đưa kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam lên 5.020 triệu USD vào năm 2015. Trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, cấu trúc thị trường sẽ có sự thay đổi theo đặc điểm phát triển và tính chất tăng trưởng, do đó để phát triển xuất khẩu, ngành cao su Việt nam cần phải tái cấu trúc lại các sản phẩm và thị trường. Đây là giải pháp căn bản để đối phó với thị trường của một ngành cao su thực tế đã hội nhập quốc tế nhiều năm qua.
Để tạo ra cơ cấu mới phù hợp với cấu trúc toàn diện thị trường nội địa và xuất khẩu, thị trường theo cơ cấu mặt hàng và thị trường theo nhu cầu nhập khẩu của các nước. Xu hướng tái cấu trúc phát triển thị trường phải lấy hiệu quả kinh tế làm trung tâm với đòn bẩy quyết định là công nghệ tiên tiến.
Định hướng đầu tư cho hoạt động xuất khẩu cao su của Việt Nam là:
Ưu tiên phát triển 100.000 ha cao su mới tại Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và Tây Bắc nhằm giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc,ổn định chính trị xã hội,đảm bảo an ninh quốc phòng. Đẩy mạnh việc trồng cao su ra nước ngoài. Trước mắt đầu tư phát triển 100.000 ha cao su tại Lào và 100.000 ha cao su tại Campuchia.
Nghiên cứu đầu tư các dự án về sản phẩm công nghiệp cao su có nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu lớn như công nghiệp săm lốp ô tô,băng tải cao su,găng tay y tế, máy móc cơ khí chế biến cao su… mua cổ phần chi phối tại các đơn vị sản xuất săm,lốp ,băng tải. duy trì, củng cố và phát triển các sản phẩm công nghiệp đã có như bóng thể thao, giày thể thao, đế giày thể thao.
Chuyển đổi mục đích sử dụng quỹ đất trồng cao su theo quy hoạch của địa phương, đầu tư cơ sở hạ tầng 5-6 Khu công nghiệp có tổng diện tích từ 2.500 – 3.000 ha, xây dựng các khu dân cư quy mô từ 300 – 500 ha, xây dựng các cao ốc văn phòng, nhà ở và chung cư với quy mô từ 60.000 – 80.000 m2.
Đầu tư vào những dự án ngay từ ban đầu và giữ vai trò chi phối. tập trung vào các lĩnh vực có hướng phát triển tốt và phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế trong nước như: thủy điện, cơ sở hạ tầng, giao thông, bến cảng, sân bay…
Đào tạo nguồn nhân lực trong công tác quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng để nâng cao hiệu quả trong công tác điều hành phục vụ từng dự án.
Trong xuất khẩu, cao su Việt Nam cần phải tăng giá trị gia tăng, với cơ cấu mặt hàng mới nhằm giảm lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc, hướng tới các thị trường có gia trị gia tăng cao như Mỹ, Nhật Bản và các nước Châu Âu hạn chế xuất khẩu thô. Trong giải pháp thị trường, một trong những cân đối quyết định sự phát triển bền vững là chính sách quy hoạch phát triển toàn diện ngành để có chiến lược cung ứng bền vững.
2.4.2 Mục tiêu xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam tới năm 2015
Theo mục tiêu chiến lược của ngành cao su, đến năm 2010 phải phát triển 700.000 ha cao su trong cả nước và đến năm 2015, cả nước sẽ có 1triệu ha cây cao su. Xét theo triển vọng cung cầu cao su tự nhiên thế giới, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam trong giai đoạn 2002-2008, dự báo xuất khẩu cao su của Việt Nam có thể phát triển đạt tốc độ cao, khoảng 26%/năm , kim ngạch đạt 2.786 triệu USD vào năm 2010. Tuy nhiên trong giai đoạn 2010-2015, do hạn chế về diện tích trồng cao su và giới hạn về khả năng tăng sản lượng nên dự báo tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại và đạt 12,5%, đưa kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam lên 5.020 triệu USD vào năm 2015.
2.5 Dự báo khả năng sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam tới năm 2015
2.5.1 Dự báo khả năng sản xuất cao su tự nhiên Việt Nam tới năm 2015
Dự báo đến năm 2015 Việt Nam sẽ phát triển được một triệu ha cao su trong cả nước , trong đó ưu tiên phát triển cao su tiểu điền, phân bổ như sau: Đông Nam Bộ, Duyên Hải Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Mặt khác Việt Nam còn vươn sang Lào và Campuchia dưới hình thức thuê đất hoặc mua hẳn để phát triển cây cao su như tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai với mu ̣c tiêu là đến năm 2012 trồng xong và
khai thác 51.000 ha cao su ta ̣i Tây Nguyên, Lào và Campuchia…do đó diện tích trồng cao su ngày càng được mở rộng.
2.5.2 Mô hình dự báo giá trị sản lượng cao su tự nhiên của Việt Nam
Hàm xu thế tính có dạng : y^t= bo+b1*t
với t= 1,2,…,n và y là sản lượng cao su từng năm
Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau : Tổng y= n*bo+ b1*tổng (t)
Tổng (t*y)=bo*tổng(t) + b1*tổng(t^2)
Dựa vào hệ phương trình tìm các hệ số bo,b1 và bảng 2.1.2.1để lập bảng tính toán sau đây: 2.5.2.1 BẢNG TÍNH TOÁN Năm y T t*y t^2 2005 468.600 1 468.600 1 2006 548.500 2 1.097.000 4 2007 601.700 3 1.805.100 9 2008 653.501,1 4 2.614.004,4 16 2009 723.700 5 3.618.500 25 Tổng 2.996.001,1 15 9.603.204,4 55
Thay số liệu vào hệ phương trình : 2996001,1=5*bo + 15*b1
9603204,4=15*bo + 55*b1
Giải ra sẽ được : bo= 414.639,89; b1=61.520,11. Do đó hàm xu thế tuyến tính biểu hiện giá trị sản xuất của ngành cao su tự nhiên Việt Nam có dạng cụ thể như sau:
Sử dụng mô hình trên, dự đoán sản lượng các năm từ 2010 tới 2015: Năm 2010(t=6): y^2010 = 414.639,89+61.520,11 * 6 =783.760,55 Năm 2011(t=7): y^2011 = 414.639,89+61.520,11*7 =845.280,66 Năm 2012(t=8): y^2012 = 414.639,89+61.520,11*8 =906.800,77 Năm 2013(t=9): y^2013 = 414.639,89+61.520,11*9 =968.320,88 Năm 2014(t=10): y^2014 = 414.639,89+61.520,11*10 =1.029.840,99 Năm 2015(t=11): y^2015 = 414.639,89+61.520,11*11 =1.091.361,1
Đồ thị 2.5.2.2 : Dự báo sản lượng cao su từ năm 2010 tới năm 2015
Muốn có được những mức sản lượng như dự báo thì cần phải có những biện pháp như sau:
2.5.2 Dự báo giá trị xuất khẩu cao su tự nhiên ở Việt Nam năm 2010
Mô hình dự báo giá trị xuất khẩu cao su tự nhiên Hàm xu thế tính có dạng : y^(t+1)=ao(t)
Với ao(t)=b*y(t)+(1-b)y^(t)
2.5.3.1 Bảng sô liệu giá trị xuất khẩu cao su tự nhiên từ năm 2001 tới năm Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Giá trị XK cao su(100 0USD) 165.972 267.832 377.864 596.877 804.126 1.286.365 1.400.000 1.506.700 1.220.000 y1 y2 y3 y4 y5 y6 y7 y8 y9 Giả sử chọn: b=0,9 yo=(165.972+267.832+377.864+596.877+804.126+1.286.365+1.400.000+1.506.700+ +1.220.000)/9 =847.304 Với t=0 thì y^1=b* yo+(1-b)* yo = 0,9*847.304+ (1-0,9) *847.304 =847.304 Với t=1 thì
y^2=b* y^1+(1-b)* y^1 = 0,9*165.972+ (1-0,9)* 847.304 = 234.105,2 Với t=2 thì
y^3=b* y2+(1-b)* y^2 = 0,9*267.832+ (1-0,9)* 234.105,2 =264.459,32 Với t=3 thì
y^4=b* y3+(1-b)* y^3= 0,9*377.864+ (1-0,9)* 264.459,32 =366.523,532 Với t=4 thì
y^5=b* y4+(1-b)* y^4= 0,9*596.877+ (1-0,9)* 366.523,532 =573.841,65 Với t=5 thì
Với t=6 thì
y^7=b* y6+(1-b)* y^6= 0,9*1.286.365+ (1-0,9)* 781.097,65 =1.235.838,265 Với t=7 thì
y^8=b* y7+(1-b)* y^8= 0,9*1.400.000+ (1-0,9)* 1.235.838,265 = 1.383.583,83 Với t=8 thì
y^9=b* y8+(1-b)* y^8= 0,9*1.506.700+ (1-0,9)* 1.383.583,83 = 1.494.388,38 Với t=9 thì
y^10=b* y9+(1-b)* y^9= 0,9*1.220.000+ (1-0,9)* 1.494.388,38 = 1.247.438,838 Kết luận :
y^10 = 1.247.438,838 (1000USD) là dự báo giá trị xuất khẩu cao su tự nhiên vào năm 2010.
Để đạt được mục tiêu ấy, chúng ta phải phấn đấu thực hiện đồng bộ hàng loạt giải pháp hữu hiệu, từ chính sách tài chính - tiền tệ, chiến lược xâm nhập thị trường, cơ cấu sản phẩm cao su và đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng cao su, tăng cường sức cạnh tranh, cho đến các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, thương thảo và đấu tranh bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ngành cao su xuất khẩu của chúng ta… Các giải pháp chủ yếu như sau:
- Triển khai gói “kích cầu tổng hợp” bằng tiền và những chính sách hỗ trợ “có thể qui ra tiền”
Theo đó, tổng gói kích cầu tổng hợp được Chính phủ triển khai cho doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu và nông dân sản xuất hàng xuất khẩu sẽ được vay vốn có hỗ trợ lãi suất (bù lãi suất 4%), nông dân được hỗ trợ 10% giá trị nông sản bán ra, được hỗ trợ thiết bị, kinh phí kiểm tra dư lượng kháng sinh, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản hàng hóa nông sản sau thu hoạch (đầu tư sân phơi, lò sấy, kho chứa…). Ngành cao su đã vay 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn kích cầu để mua 100 tấn mủ cao su đang tồn đọng của nông
dân và chủ trang trại để làm lực lượng dự trữ, nhằm giữ giá xuất khẩu, bảo đảm lợi nhuận cho cả nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu.
-Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
Hoạt động xúc tiến thương mại của ngành cao su tự nhiên xuất khẩu vẫn dựa vào các tham tán thương mại của Việt Nam ở các nước, tổ chức hội chợ, hội nghị khách hàng nhằm quảng bá các sản phẩm cao su tự nhiên có thế mạnh xuất khẩu của ta, từ đó mà củng cố và mở rộng các thị trường cũ, tranh thủ tìm kiếm thị trường mới.
-Cần khắc phục những khiếm khuyết chủ quan để nâng cao số lượng và chất lượng cao su xuất khẩu
Đó là những yếu kém về đầu tư thiết bị hiện đại cho bảo quản, chế biến, phân loại cao su nhằm đạt giá trị xuất cao. Vì thế mà nhiều loại sản phẩm chế biến từ cao su của Việt Nam bị trả lại do kém chất lượng, khiến nhiều doanh nghiệp mất uy tín với khách hàng Đó là những yếu kém về cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu cùng mặt hàng mà phổ biến là cho giá thấp hơn, để cho đối tác nước ngoài lợi dụng dìm giá.
2.5.3 Dự báo khả năng xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam tới năm 2015
Dự báo xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam: trong những năm tới Việt Nam phát triển với hướng chính là đầu tư thâm canh. Tiếp tục thanh lý các diện tích cao su già cỗi và kém hiệu quả. Dự báo tới năm 2015 sẽ giảm tỷ trọng mủ cao su sơ chế xuống còn khoảng 20%, đồng thời tăng tỷ lệ mủ tinh chế lên 80% vào năm 2015. Theo đó cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên đến năm 2015 dự báo như sau: thị trường Trung Quốc khoản 40%, Singapore 15%, Đài Loan 10%, Eu 20%, Hàn Quốc 4%, Nhật Bản 2%, Mỹ 3%, Nga 1% còn lại là các thị trường khác. Trong những năm tới Việt Nam tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên sang các thị trường mới, như tăng cường xuất khẩu sang các nước EU hoặc các nước Nam Phi… đồng thời tích cực mở rộng các thị trường truyền thống theo chiều sâu bằng cách giảm tỷ trọng xuất khẩu thô, tăng tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm cao su đã tinh chế có giá trị cao.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CAO SU TỰ NHIÊN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Trong giai đoạn tới, cao su xuất khẩu Việt Nam vẫn tiếp tục đóng vai trò là cơ sở vững chắc cho sự ổn định và phát triển kinh tế đất nước. để thực hiện tốt vai trò này, cao su xuất khẩu của Việt Nam không những vừa phải đạt tốc độ tăng trưởng cao, mà còn phải phát triển ổn định, nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh trang của sản phẩm xuất khẩu. để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cao sư trong quá trình hội nhập, cần phải tập trung một số giải pháp sau