Đánh giá thực trạng thúc đẩy xuất khẩu caosu tự nhiên của Việt Nam

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CAO SU TỰ NHIÊN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 23 (Trang 40 - 42)

Qua thực trạng thúc đẩy xuất khẩu cao su Việt Nam vào các thị trường quốc tế trong mấy năm vừa qua , ta có thể thấy các doanh nghiệp xuất khẩu cao su đã có những bước đi mạnh , tuy nhiên không tránh được những hạn chế nhất định. Nhưng nhìn chung năng lực cạnh tranh của hàng cao su xuất khẩu được nâng cao.

2.3.1 Những tồn tại và nguyên nhân 2.3.1.1 Những tồn tại

Việc thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên được các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng,tuy nhiên vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế như công nghệ chế biến còn yếu kém, các quy trình sản xuất không khớp nhau. Do đó vấn đề vệ sinh công nghiệp cao su ở Việt Nam chưa phù hợp tiêu chuẩn quốc tế, ảnh hưởng xấu đến chất lượng, giá bán và cả uy tín của cao su Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Trong sản xuất nhiều nơi chưa chú ý đến việc tái tạo môi trường và các công nghệ xử lý chất thải công nghiệp còn yếu kém gây nguy hại đến nguồn nước, điều này gián tiếp quay trở lại gây ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng sản phẩm. bởi lẽ đó mà trong năm 2008 có rất nhiều vụ kiện tụng liên quan đến chất lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam.

Tuy đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang tới 60 nước, song thị trường xuất khẩu chủ yếu của cao su Việt Nam vẫn là Trung Quốc( hiện nay Trung Quốc chiếm 56% thị

trường xuất khẩu cao su của Việt Nam). mặc dù chính phủ đã cố gắng định hướng và mở rộng thị trường nhưng xem chừng các doanh nghiệp xuất khẩu cao su vẫn rất hạn chế trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm để xâm nhập vào các thị trường khó tính hơn như EU, Mỹ…

Hiện nay các doanh nghiệp trong nước thường không chủ động được về giá cũng như nguồn cung cầu trên thị trường, mà hoàn toàn bị động theo xu hướng thay đổi giá sản lượng thất thường.

2.3.1.2 Nguyên nhân

2.3.1.2.1Nguyên nhân chủ quan

Một thực tế đáng buồn ở Việt Nam là suy nghĩ của các nhà doanh nghiệp vẫn còn khá vụ lơi, chỉ muốn ‘’bỏ ít thu nhiều’’, nên họ vẫn chưa chú trọng đầu tư vào các khâu sản xuất, làm cho chất lượng sản phẩm còn khá là yếu kém. Không những vậy quy trình xử lý chất xả thải để bảo vệ nguồn nước và môi trường xung quanh vẫn chưa được quan tâm thích đáng.

Các doanh nghiệp vốn ít, quy mô tiểu điền lại chiếm đa số nên rất khó để bỏ ra 1 khoản tiền lớn mua dây chuyền công nghệ tiên tiến trong sản xuất, được biết là công nghệ xử lý vệ sinh trong chế biến cao su có chi phí rất cao trong khi việc thu hút đầu tư vào chế biến cao su vẫn chưa cao.

Diện tích đất để trồng cao su không còn nhiều, nhìn chung sản phẩm cao su của Việt Nam chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường, công nghiệp sản xuất sản phẩm cao su yếu và việc quản lý của nhà nước xét ở góc độ nào đó còn chưa có hiệu quả dẫn đến các doanh nghiệp xuất khẩu cao su chủ yếu xuất thô là chính.

2.3.1.2.2Nguyên nhân khách quan

Khi có bất kì sự biến động nào của thị trường chủ lực Trung Quốc ảnh hưởng mạnh tới xuất khẩu cao su tự nhiên của nước ta. Đơn cử như Trung Quốc gom hàng của nước ta rồi tích trữ thì đến mùa năm sau họ sẽ tung nguồn tích trữ đó ra và ép giá. Đây là mối nguy hoạ dù chúng ta có thể biết trước nhưng vẫn không thể tránh được, có chăng là hạn chế được phần nào hay phần đó.

Việc chủ yếu xuất thô khiến lợi nhuận thực thu được thấp hơn nhiều so với các nước, điều này khiến giá cao su tự nhiên cũng như các mặt hàng nông sản khác của Việt Nam luôn ‘’ mất giá’’ so với các nước khác.

Do nhà nhập khẩu Trung Quốc đã quay lại thị trường tìm nguồn cung sau thời gian giảm nhập khẩu các tháng trước đó, đồng thời nhiều thị trường khác (như Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ…) cũng gia tăng lượng cao su nhập, theo đó giá cả đã tăng cao, cộng với việc một số thị trường cung cấp chính bị mất mùa. Và có thể kể tới nguyên nhân sâu xa đó là chính sách mậu biên của Trung Quốc, trong khi xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc theo đường mậu biên chiếm tới 80% tổng lượng cao su của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này.

Để có thể giảm thiểu những tác động do chính sách mậu biên của Trung Quốc thay đổi khó lường, một mặt, Hiệp hội Cao su Việt Nam đã khuyến cáo các doanh nghiệp trong ngành chủ động tăng cường chất lượng cao su để gia tăng việc xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc cũng như mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác như châu Âu, châu Mỹ và các nước châu Á khác. Những thị trường đang tăng nhập khẩu cao su Việt Nam là Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Đức, Hoa Kỳ, Nga, Ấn Độ... Nhưng mặt khác, Hiệp hội cao su Việt Nam cũng đề xuất với các cơ quan hữu quan của Bộ Công Thương cũng như các Thương vụ của Việt Nam tại Trung Quốc có những thông tin và thông báo kịp thời cho các doanh nghiệp Việt Nam về tình hình chính sách mậu biên của Trung Quốc để doanh nghiệp có những giải pháp ứng phó kịp thời.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CAO SU TỰ NHIÊN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 23 (Trang 40 - 42)