Về thu hút đầu tư, Việt Nam nên tập trung thu hút đầu tư từ các nước nhập khẩu cao su lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc… bên cạnh đó tăng cường thu hút đầu tư từ các nước có nhu cầu nhập khẩu cao su lớn của Việt Nam tại các thị trường này còn thấp, từ đó, ta sẽ hiểu được nhu cầu của thị trường và đáp ứng được một cách hiệu quả và tối đa. Cuối cùng, việc thu hút đầu tư chủ yếu vào việc phát triển dây chuyền chế biến và sản xuất cao su.
1.5 Tình hình sản xuất, tiêu thụ và giá cả cao su tự nhiên trên thị trường thếgiới giới
1.5.1 Một số đặc điểm chung của ngành cao su tự nhiên trên thị trường thế giới
Thứ nhất, đây là ngành có tính chất mùa vụ khá rõ ràng, theo đó quý 3 và quý 4
là mùa cạo mủ cao su cao điểm nên lượng cung cao su tự nhiên thường giá tăng.
Thứ hai, một đặc tính quan trọng của cây cao su đó là nó chỉ phát triển tốt ở
vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 220C đến 300C (tốt nhất ở 260C đến 280C ), cần mưa nhiều nhưng không chịu được sự úng nước và gió. Chính vì vậy, cao su tự nhiên chỉ tập trung sản xuất tại các khu vực như châu Á, châu Phi và châu Mĩ La tinh. Trong đó, khu vực Đông Nam Á với điều kiện khí hậu phù hợp là nơi tập trung các quốc gia sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất trên thế giới, chiếm tới 94% sản lượng cao su tự nhiên sản xuất năm 2009. Khu vực châu Phi chiếm khoảng 4,3%, còn lại là khu vực Mĩ La tinh.
Thứ ba, không chỉ là khu vực sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, mà khu
vực châu Á còn là thị trường tiêu thụ cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, chiếm tới 75% tổng sản lượng tiêu thụ (số liệu năm 2009).
Thứ tư, chi phí nhân công chiếm tỷ trọng khá lớn (khoảng 50-60%) trong tổng
chi phí sản xuất ra cao su thiên nhiên.
Thứ năm, nguồn cung cao su tự nhiên phụ thuộc chủ yếu vào diện tích trồng cao
su của quốc gia, vào mùa vụ và thời tiết
1.5.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su tự nhiên trên thị trường thế giới 1.5.2.1 Tình hình sản xuất cao su tự nhiên trên thị trường thế giới
Sản xuất cao su tự nhiên trên thế giới mang tính tập trung cao. Hiện nay có khoảng 20 nước sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên , trong đó các nước châu Á chiếm khoảng 90% sản lượng cao su toàn cầu. khoảng 75% cao su sản xuất ra dùng để xuất khẩu vì các nước đang phát triển lại là những nước xuất khẩu cao su. Đông Nam Á là khu vực sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, trong đó 3 nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia chiếm đến 75% sản lượng cao su tự nhiên.
Theo tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế, sản lượng cao su tự nhiên thế giới năm 2006 tăng 4,5% so với năm 2005. Trong đó Thái Lan là nước có sản xuất và xuất khẩu lớn thứ 1 thế giới. tiêu thụ cao su thế giới năm nay tăng 1,6% lên tới 8,918 triệu tấn, tức là còn dư khoảng 180.000 tấn. sản lượng cao su tự nhiên của các nước sản xuất chính ở châu Á năm nay tăng 4,8% đạt 6,6 triệu tấn so với 6,3 triệu tấn năm 2005.
Thái Lan, nước có sản xuất và xuất khẩu lớn thứ 1 thế giới. sản lượng cao su tự nhiên của Thái lan năm 2004 đạt 2,866 triệu tấn chiếm 34% sản lượng cao su thế giới, tới năm 2005 sản lượng cao su tự nhiên tiếp tục tăng nhẹ đạt 2,98 triệu tấn ,năm 2006 với sản lượng là 3,03 triệu tấn, năm 2009 đạt 3,1 triệu tấn và tiếp tục tăng ở 9 tháng đầu năm 2010 với sản lượng là 3,2 triệu tấn. Thái Lan đã hiện đại hoá ngành sản xuất cao su, từ khâu trồng trọt đến chế biến. phần lớn khâu trồng trọt và chăm sóc cao su của Thái Lan có công nghệ hiện đại, sản phẩm cao su phù hợp với thị trường thế giới. chính sách thị trường cao su của Thái Lan hiện nay chuyển từ quan tâm tăng số lượng sang cải thiện về chất lượng. đặc biệt là . có sự chuyển từ sản xuất mủ xông khói sang phương
pháp truyền thống (SRR) sang sản xuất cao su theo định chuẩn kỹ thuật (TSR). Điều đặc biệt quan trọng là Thái Lan đã tạo dựng được thương hiệu cho cao su của mình trong thị trường xuất khẩu cao su , không bị chèn ép về giá cả so với các nước cùng xuất khẩu.
Ngoài ra còn có Indonesia là nước sản xuất cao su tự nhiên đứng thứ hai trên thế giới sau Thái lan. Thực tế hiện nay, Indonesia có diện tích cao su lớn nhất thế giới, xong năng xuất cao su còn thấp. cao su của Indonesia chủ yếu là để xuất khẩu trực tiếp cho các nước công nghiệp hoặc vận chuyển qua cảng Singapore.
Trong những năm trước, sản lượng cao su của Malaysia chỉ đạt dưới 1 triệu tấn. nhưng năm 2004, với gía cao nhiều diện tích cao su được phục hồi và sản lượng tăng từ 1,047 triệu tấn năm 2004 lên tới 1,13 triệu tấn năm 2005 và lên tới 1,165 triệu tấn năm 2006. Nhưng tới năm 2009 sản lượng cao su của Malaysia giảm dưới 1 triệu tấn ,và 9 tháng đầu năm 2010 đã nâng lên là 1 triệu tấn cao su tự nhiên.
BIỂU ĐỒ 1.5.2.1.1 : Sản lượng cao su tự nhiên của 1 số quốc gia trên thế giới (Nghìn tấn)
Nguồn:MonthlyBulletin September 2010, ANRPC
Với ưu thế là quốc gia đứng đầu về sản lượng sản xuất cao su, Thái Lan liên tục là quốc gia đứng đầu về xuất khẩu cao su tự nhiên với sản lượng xuất khẩu hàng năm chiếm khoảng 40-42% thị phần thị trường xuất khẩu thế giới. Tiếp theo là Indonesia với thị phần là 30-31%; Việt Nam đứng thứ 3 với 11,4%; Malaysia với 11% thị phần. Như vậy, 4 nước đứng đầu đã chiếm tới 96,1% thị phần xuất khẩu cao su tự nhiên trên thế giới. Mặc dù là Ấn độ và Trung quốc là quốc gia sản xuất nhiều cao su tự nhiên
nhưng do mức tiêu thụ trong nước lớn nên lượng xuất khẩu là rất ít.
BIỂUĐỒ 1.5.2.1.2: Thị phần sản xuất cao su tự nhiên trên thế giới năm 2009 (%)
Nguồn: Monthly Bulletin Sep 2010, ANRPC, và tính toán của TVSC
1.5.2.2 Tình hình tiêu thụ cao su tự nhiên trên thị trường thế giới
Châu Á không chỉ là khu vực sản xuất nhiều cao su tự nhiên nhất thế giới mà còn là thị trường tiêu thụ cao su tự nhiên lớn nhất chiếm khoảng 75,6% sản lượng cao su tiêu thụ toàn thế giới năm 2009 (Hình 4), trong đó Trung quốc tiêu thụ khoảng 28%, Ấn độ khoảng 8% (Hình 5). Khu vực Bắc Mĩ và EU đứng thứ 2 và 3 về tiêu thụ cao su thiên nhiên, chiếm tương ứng 8,7% và 8,4% lượng cao su tiêu thụ
BIỂUĐỒ 1.5.2.2.1: Thị phần tiêu thụ cao su trên thế giới (%)
Nguồn: ANRPC, IRSG, và tính toán của TVSC
Do sản xuất không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, nên mặc dù là nước sản xuất nhiều cao su tự nhiên, nhưng Trung quốc, Ấn độ, Malaysia vẫn phải nhập rất nhiều cao su từ nước khác. Trong đó, năm 2009 Trung quốc nhập khoảng 1591 nghìn tấn chiếm khoảng 25% tổng lượng cao su nhập khẩu của thế giới; Malaysia chiếm khoảng 10,2% và Ấn độ chiếm khoảng 2,5%.
BIỂU ĐỒ 1.5.2.2.2: Các nước nhập khẩu cao su chủ yếu
1.5.3 Biến động giá cả của cao su tự nhiên trên thị trường thế giới
Theo nhóm nghiên cứu cao su thế giới, trong thập kỉ qua, tình hình giá cao su thế giới biến động phức tạp, mức độ dao động cao. Nhu cầu cao su tự nhiên tăng do các nhà sản xuất, đặc biệt là các hãng sản xuất săm lốp vốn hết sức nhạy cảm với giá cả, đã và đang tích cực chuyển sang sử dụng cao su tự nhiên thay thế cao su tổng hợp.mà giá dầu cũng đang tăng mạnh nên giá cao su tổng hợp cũng leo thang theo.
Sau khi tăng mạnh trong vài năm trước thì giá cao ú tự nhiên tiếp tục tăng trong năm 2010 tăng cao do nhu cầu xuất phát từ giá dầu thế giới tăng vượt xa nguồn cung .những nguyên nhân chính đẩy giá cao su tổng hợp tăng là do giá dầu mỏ tăng mạnh.
Để ổn định giá cao su tự nhiên xuất khẩu, tháng 7/2010 3 nước là Thái Lan, Indonesia, Malaysia đã thoả thuận lập ra 1 tổ chức mới đó là tổ chức cao su 3 bên để điều chỉnh sản xuất và kinh doanh cao su tự nhiên. Theo ý đồ 3 nước này, tổ chức dự định hằng năm giảm 4 % sản lượng cao su tự nhiên với hy vọng làm giảm dự trữ và giá tăng. Tổ chức này cũng dự định quy định mức giá bán tối thiều. tuy nhiên theo đánh giá của giới thương nhân khả năng điều chỉnh thị trường bằng cách này còn khá hạn chế.
Hình 1.5.3.1: Giá cao su trên thị trường trung bình tuần từ 9/2009-9/2010
Nguồn: ANRPC
1.6 Dự báo tình hình sản xuất cao su tự nhiên và tiêu thụ cao su tự nhiên của thị trường thế giới
1.6.1 Dự báo sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên trên thị trường thế giới
Châu Á vẫn tiếp tục là khu vực sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới tuy tốc độ tăng trưởng sản lượng ở hầu hết các nước châu Á có xu hướng giảm, trừ Việt Nam.
Dự báo tới năm 2015 thì các nước xuất khẩu cao su chính vẫn là Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam. Sản lượng cao su của nước nhiều năm dẫn đầu về sản lượng là Thái Lan sẽ giảm đi do thiên tai, lụt lội, nhiều diện tích trồng cây cao su bị giảm đi cho đến hạn thanh lý. Trong khi đó sản lượng của Malaysia sẽ giảm đi do Malaysia có chủ trương sắp tới sẽ chuyển sang trồng cây cọ.
1.6.2 Dự báo nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên trên thị trường thế giới
Dự báo nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu sẽ đạt tốc độ chóng mặt vào khoản 2%/năm bình quân trong giai đoạn 2010-2015, do vào thời điểm này các nước đều phát triển với xu hướng toàn cầu hoá, ôtô sẽ là phương tiện chính lưu thông trên đường, thay thế một loạt những chiếc xe máy vẫn còn đang chiếm đa số ở các nước nghèo trong đó có Việt Nam. Dự báo Trung Quốc vẫn là quốc gia có nhu cầu tiêu thụ cao su nhiều nhất. Mấy năm trước co thể thấy kinh tế Trung Quốc phát triển như vũ bão, sự phát triển này sẽ còn ‘’ nóng’’ vì Trung Quốc vẫn còn rất nhiều tiềm năng chưa sử dụng đến. các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu là cao su tự nhiên ở Trung Quốc rất phát triển, nên nhu cầu về nhập khẩu cao su tự nhiên ở Trung Quốc rất cao. Nhu cầu nhập khẩu cao su tự nhiên của các nước nhập khẩu truyền thống ở Tây Âu và Bắc Mỹ ít
thay đổi do tốc độ tiêu thụ giảm. Bởi lẽ các nước này đã có nền kinh tế giàu có và ổn định, họ sẽ chú trọng vào các ngành công nghệ cao hơn, và nhường việc sản xuất cho các nước như : Hàn Quốc, Trung Quốc…
1.6.3 Dự báo xu hướng giá cả cao su tự nhiên trên thị trường thế giới
Giá cả cao su tự nhiên sẽ tăng hay giảm phụ thuộc vào sự biến động của các nhân tố sau:
Thứ nhất: do tình hình kinh tế thế giới luôn có những biến động nếu tăng trưởng kinh tế được ổn định trong khoảng thời gian dài thì nhu cầu tiêu thụ ôtô các loại sẽ tăng và nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên tiếp tục tăng khiến cầu vượt cung và giá sẽ được đẩy lên cao.
Thứ hai, giá dầu mỏ và giá vàng, giá đô la Mỹ vẫn có những biến động theo xu hướng tăng khiến cho giá cao su tổng hợp cũng tăng theo, buộc các nhà sản xuất các sản phẩm từ cao su tổng hợp phải chuyển sang sử dụng cao su tự nhiên làm cho cầu thị trường với cao su tự nhiên tăng vượt so cung, điều này cũng kích thích việc tăng giá cao su tự nhiên.
Thứ ba, giá cao su có thể biến động lên xuống theo chu kỳ sinh trưởng và lấy mủ. Khi mà phần lớn diện tích cao su đều vào thời kỳ thu hoạch với sản lượng và năng suất cao nhất thì cung sẽ tăng nhanh trong ngắn hạn và khi đó giá cao su trên thị trường thế giới sẽ giảm
Thứ tư, giá cao su lên xuống thất thường ngắn hạn chủ yếu do thời tiết, mưa nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến việc lấy mủ làm cho sản lượng giảm xuống và giá cả tăng lên.
Thứ năm, thị trường cao su tự nhiên trên thế giới được giao dịch mua bán bằng nhiều loại tiền khác nhau. Sự thay đổi tỷ giá hối đoái cũng tác động đến giá cả cao su tự nhiên trên thế giới.
Thứ sáu, giá cao su tự nhiên trên thế giới còn phụ thuộc vào sự hợp tác liên minh giữa các nước có sản lượng lớn để điều tiết sản xuất và xuất khẩu. Các nước xuất khẩu chủ yếu nếu có sự hợp tác chặt chẽ với nhau thì có thể ổn định được giá xuất khẩu theo hướng có lợi cho mình, giống như tổ chức dầu mỏ OPEC.
Theo dự báo của WB, trong ngắn hạn giá cao su vẫn duy trì ở mức cao do biến động của giá dầu mỏ và nhu cầu tiêu thụ vẫn tăng cao ở Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ… tuy nhiên trong dài hạn giá cao su sẽ giảm khi giá dầu mỏ trở về ổn định.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CAO SU TỰ NHIÊN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
2.1 Tổng quan ngành cao su tự nhiên ở Việt Nam
2.1.1 Tổng quan ngành cao su tự nhiên ở Việt Nam
Cao su tự nhiên là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu liên tục đạt trên 1 tỷ USD/năm từ năm 2006 đến nay. Cây cao su là cây nhiệt đới điển hình,phù hợp để trồng ở nước ta khí hậu gió mùa nhiệt đới.
BIỂU ĐỒ 2.1.1.1: Diện tích trồng cây cao su phân theo vùng miền (%)
Nguồn: Bộ NN&PTNT tháng 9 năm 2010
Các loại cao su chủ yếu:
Cao su kỹ thuật SRV3L: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong sản lượng xuất khẩu (55%) nhưng đem lại giá trị thấp và nhu cầu tiêu thụ trên thị trường thế giới không cao. Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm này lớn và chủ yếu sử dụng để sản xuất săm lốp ôtô.
Cao su kỹ thuật SRV3L: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong sản lượng xuất khẩu (55%) nhưng đem lại giá trị thấp và nhu cầu tiêu thụ trên thị trường thế giới không cao. Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm này lớn và chủ yếu sử dụng để sản xuất săm lốp ôtô.
Ngoài ra còn có các sản phẩm chế biến từ cao su như săm lốp ô tô, xe máy, gang tay…Lượng sản phẩm này chỉ chiếm 10% tổng sản lượng cao su sản xuất phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
2.1.2 Những kết quả đạt được
Hiện nay Việt Nam đang nằm trong top 5 các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên hàng đầu thế giới cùng với Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ. Theo chiến lược phát triển cây cao su do Chính phủ đề ra, đến năm 2020 diện tích cao su phải đạt 800.000 ha với sản lượng khai thác đạt 1.200 ngàn tấn mủ. Năm 2009 sản lượng xuất khẩu cao su đạt 726.000 tấn, cao hơn so với năm 2008 nhưng kim ngạch lại giảm 23% chỉ còn 1.199 tỷ USD..
Sang tháng 6 và 7/2010 xuất khẩu cao su đã phục hồi trở lại. Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, trong tháng 7/2010, xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam đạt khoảng 85 ngàn tấn, trị giá 237 triệu USD, tăng 46,7% về lượng và tăng 44,5% về trị giá so với tháng 6/2010. Nếu so với cùng kỳ năm 2009, lượng xuất khẩu đã tăng 2,3% và trị giá tăng tới 92,4%.
Như vậy, tính chung 7 tháng đầu năm, lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu đạt khoảng 324 ngàn tấn, trị giá 893 triệu USD. Mặc dù có sự giảm nhẹ về lượng khoảng 3,4% nhưng tăng cao về trị giá, khoảng 85% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 8, lượng cao su xuất khẩu đạt khoảng 100 ngàn tấn, trị giá ước 250 triệu đô-la, tăng khá về lượng khoảng 13% nhưng chỉ tăng nhẹ về trị giá khoảng 2% do giá giảm so với tháng 7 năm 2010 còn tăng khoảng 28% về lượng và tăng 90% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009. Riêng trong 9 tháng đầu năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu được 516 ngàn tấn với tổng kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên đã đạt 1,422 tỷ USD