NGN có thể mô tả là mạng thực hiện dễ dàng 4 vấn đề sau: + Truy nhập độc lập tới nội dung và các ứng dụng
+ Độ khả dụng cao, mạng lõi và mạng truy nhập có băng thông lớn, hỗ trợ đa dịch vụ
+ Là mặt bằng cho phép phát triển và triển khai nhanh chóng các ứng dụng tích hợp vào người dùng đầu cuối
+ Môi trường mạng là môi trường mở dễ dàng phát triển và mở rộng các dịch vụ được cung cấp bởi mạng
Chính những điều này đã thúc đẩy mạng viễn thông hiện nay đang chuyển dần sang mạng thế hệ sau
NGN có thể hiểu một cách tổng quát là một mạng hợp nhất (hay hội tụ) các mạng hiện có, cho phép truyền dẫn tất cả các loại lưu lượng hiện tại và trong tương lai trên cùng một hạ tầng mạng như lưu lượng thoại, dữ liệu, video, ....
5.3. MẠNG VIỄN THÔNG THẾ HỆ SAU (tiếp)
NGN có 4 đặc trưng sau:
+ Nền tảng là hệ thống mạng mở:
* Các khối chức năng của tổng đài truyền thống chia thành các phần tử độc lập, các phần tử được phân chia theo chức năng tương ứng và phát triển một cách
độc lập. Trong đó, giao diện và giao thức giữa các bộ phận phải dựa trên các tiêu chuẩn tương ứng
* Việc phân tách thành các chức năng làm cho mạng viễn thông vốn có dần dần đi theo hướng mới, nhà kinh doanh có thể căn cứ vào nhu cầu dịch vụ để tự tổ
hợp các phần tử khi tổ chức mạng lưới. Việc tiêu chuẩn hoá giao thức giữa các phần tử có thể nối thông các mạng có cấu hình khác nhau
+ NGN là do dịch vụ thúc đẩy, nhưng dịch vụ phải thực hiện độc lập với mạng * Chia tách dịch vụ với điều khiển kết nối
5.3. MẠNG VIỄN THÔNG THẾ HỆ SAU (tiếp)
* Mục tiêu chính của chia tách là làm cho dịch vụ thực sự độc lập với mạng, thực hiện một cách linh hoạt và có hiệu quả trong cung cấp dịch vụ. Thuê bao có thể tự bố trí và xác định đặc trưng dịch vụ của mình, không quan tâm đến mạng truyền tải dịch vụ và loại hình đầu cuối
+ NGN là mạng chuyển mạch gói, dựa trên một giao thức thống nhất:
* Mạng thông tin hiện nay, dù là mạng viễn thông, mạng máy tính hay mạng truyền hình cáp đều không thể lấy một trong các mạng đó làm nền tảng để
xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin
* Gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ IP đã cho thấy rõ mạng viễn thông, mạng máy tính và mạng truyền hình cáp cuối cùng cũng tích hợp trong một mạng IP thống nhất, đó là xu thế tất yếu, gọi là “dung hợp ba mạng”
+ NGN là mạng có dung lượng, tính thích ứng ngày càng tăng và có đủ dung lượng để đáp ứng nhu cầu
5.3. MẠNG VIỄN THÔNG THẾ HỆ SAU (tiếp)
* Giao thức IP thực tế đã trở thành giao thức ứng dụng vạn năng và bắt đầu
được sử dụng làm cơ sở cho các mạng đa dịch vụ, mặc dù hiện tại vẫn còn bất lợi so với chuyển mạch kênh về khả năng hổ trợ lưu lượng thoại và cung cấp chất lượng dịch vụ đảm bảo cho số liệu
* Tuy nhiên, tốc độ đổi mới nhanh chóng trong thế giới Internet cùng với sự phát triển của các tiêu chuẩn mở sẽ sớm khắc phục những hạn chế này
* NGN tập hợp được ưu điểm của các công nghệ hiện có, tận dụng băng thông rộng và lưu lượng truyền tải cao của mạng gói để đáp ứng sự bùng nổ nhu cầu lưu lượng thoại hiện nay và nhu cầu truyền thông đa phương tiện của người dùng đầu cuối
+ Đặc điểm của NGN là có cấu trúc phân lớp theo chức năng và phân tán các tài nguyên trên mạng, điều này đã làm cho mạng được mềm hóa và sử dụng các giao diện chương trình mở (API) để kiến tạo các dịch vụ mà không phụ thuộc vào các nhà cung cấp thiết bị và dịch vụ mạng
5.3. MẠNG VIỄN THÔNG THẾ HỆ SAU (tiếp)