Chuyển mạch Burst quang

Một phần của tài liệu Môn học tín chỉ: Mạng thông tin quang potx (Trang 30 - 36)

 Chuyển mạch burst quang ra đời là sự kết hợp các ưu điểm của cả chuyển mạch gói quang và chuyển mạch kênh quang. Nó được thiết kế để cân bằng giữa các ưu và nhược điểm của cả hai loại chuyển mạch này, thực hiện truyền thông tin dưới dạng các burst quang. Đặc biệt hơn là nó không yêu cầu đệm các burst quang tại các node trung gian (thực hiện truyền dẫn qua mạng truyền tải quang một cách trong suốt)

 Trong mạng chuyển mạch burst quang các thông tin cần truyền được cấu trúc vào thành các burst, bao gồm một gói điều khiển được gửi đi trước để đăng ký sử dụng tài nguyên mạng và phần thông tin tải trọng bao gồm nhiều gói tin IP hay tế bào ATM hay Frame ralay thậm trí là dữ liệu HDTV đã được cấu trúc thành một burst đi theo sau gói điều khiển đã được gửi đi

 Các node mạng trong mạng chuyển mạch burst quang được phân thành hai loại: node lõi và node biên

5.2. CÁC CHUYỂN MẠCH QUANG (tiếp)

5.2. CÁC CHUYỂN MẠCH QUANG (tiếp)

 Nút lõi: Là nút chỉ có chức năng thu nhận và chuyển tiếp các burst đến tới các nút tiếp theo trên đường đi trong mạng. Tuỳ theo các phương thức điều khiển sử dụng trong mạng mà nút lõi có thể có bộ đệm hay không. Chức năng chính của nút này chỉ đơn thuần thực hiện cung cấp kết nối để chuyển tiếp burst tới nút tiếp theo mà không có chức năng cấu thành hay phân giải burst

 Nút biên: Ngoài chức năng của một nút lõi nó còn phải có chức năng cấu tạo (thành lập) và phân giải các burst thông tin, là nơi kết cuối hay bắt đầu của các burst. Đây là nút có cả giao diện tín hiệu quang với các mạng quang, mạng chuyển mạch burst và giao diện tín hiệu điện với các mạng chuyển mạch gói

điện hay các mạng truy nhập. Chức năng chính của nút này là thu thập thông tin để cấu tạo các burst và phân giải các burst ra thành các dạng thông tin ban

đầu (gói hay bản tin) phân bổ chúng tới các mạng truy nhập

 Ở mạng chuyển mạch burst quang mỗi burst chỉ có một gói mang thông tin

5.2. CÁC CHUYỂN MẠCH QUANG (tiếp)

5.2. CÁC CHUYỂN MẠCH QUANG (tiếp)

 Đồng thời trong mỗi burst được cấu tạo từ nhiều gói nên cũng không chiếm dụng kênh trong thời gian qua dài hay gây trễ quá lớn tới các burst khác. Ở

mạng chuyển mạch burst có thể tiến hành phát burst trong khi vẫn còn đang thu phần sau của burst đó nên giảm hiện tượng trễ do một burst chiến dụng kênh quá lâu gây ảnh hưởng tới các burst khác, cho nên đã tăng hiệu quả sử

dụng tài nguyên đồng thời tăng được chất lượng dịch vụ

 Đặc trưng chuyển mạch burst quang:

+ Kích thước đơn vị truyền dẫn của chuyển mạch burst nhỏ hơn kích thước

đơn vị truyền dẫn của chuyển mạch kênh và lớn hơn đơn vị truyền dẫn của chuyển mạch gói quang

+ Có sự ngăn cách giữa điều khiển và dữ liệu: Thông tin điều khiển của chuyển mạch burst được truyền trên một bước sóng riêng (báo hiệu ngoài băng), và không được truyền đi cùng với burst như ở chuyển mạch gói mà nó được truyền đi trước

5.2. CÁC CHUYỂN MẠCH QUANG (tiếp)

+ Sử dụng đăng ký trước: Trước khi truyền burst, nó gửi đi một gói điều khiển

để đăng ký tài nguyên và cấu hình trường chuyển mạch. Nút nguồn không yêu cầu thu nhận thông tin xác nhận từ nút đích gửi về trước khi truyền tin tới nút đích + Kích thước burst có thể thay đổi. Từ kích thước burst nhỏ nhất tới kích thước burst lớn nhất. Đặc biệt có thể phát burst bổ sung

+ Không sử dụng bộ đệm: Các nút trung gian trong mạng chuyển mạch burst quang không thực hiện đệm tín hiệu. Các burst được truyền thẳng qua các nút trung gian tới nút đích

+ Đặc biệt trong chuyển mạch burst quang có thể ứng dụng kỹ thuật ước lượng thống kê kích thước burst để gửi đi trước trong gói điều khiển, giảm thời gian trễ

burst tại các nút nguồn

+ Mặt khác chuyển mạch burst quang có tốc độ cao và cho phép đồng thời truyền dẫn nhiều loại lưu lượng khác nhau (IP, ATM, Frame relay hay HDTV...) nên có thể đáp ứng được các dịch vụ mới yêu cầu chất lượng cao băng thông rộng

Một phần của tài liệu Môn học tín chỉ: Mạng thông tin quang potx (Trang 30 - 36)