Ở mạng chuyển mạch gói quang, thông tin cần truyền được cắt nhỏ thành các khối có kích thước cố định hay thay đổi và được cấu trúc thành gói tin bao gồm thông tin tải trọng (là thông tin dữ liệu người dùng cần truyền, trao đổi) và phần thông tin điều khiển mạng (thông tin điều khiển mào đầu header) để
gửi qua mạng tới đích
Tại phía thu phải thực hiện phục hồi bản tin từ các gói tin thu được. Trong mạng chuyển mạch gói quang các kết nối chỉ được thiết lập khi truyền gói tin, sau khi truyền xong gói tin thì kết nối đó được giải phóng và các tài nguyên mạng đã phục vụ kết nối này lại được cung cấp phục vụ cho các kết nối khác vì vậy mà kết nối chỉ được thiết lập khi thực sự có thông tin cần truyền
Đây là điểm khác biệt so với chuyển mạch kênh quang. Trong mạng chuyển mạch gói quang đã khắc phục được nhược điểm của mạng chuyển mạch kênh quang đó là sử dụng tài nguyên mạng một cách mềm dẻo và đạt hiệu quả cao
5.2. CÁC CHUYỂN MẠCH QUANG (tiếp)
5.2. CÁC CHUYỂN MẠCH QUANG (tiếp)
Trong mạng chuyển mạch gói quang, các dữ liệu người sử dụng được truyền dẫn quang hoàn toàn từ nguồn đến đích. Chính điều này đã làm giảm đáng kể
thời gian trễ xử lý như ở các mạng chuyển mạch gói sử dụng chuyển mạch
điện tử do không phải thực hiện biến đổi O-E-O tại các node trung gian
Tuỳ theo kỹ thuật chuyển mạch được áp dụng mà có các kiểu thiết lập kết nối khác nhau: Như định tuyến độc lập (tức là mỗi gói tin được định tuyến trên những đường đi khác nhau tối ưu tại thời điểm đó), định tuyến phụ thuộc (là phương pháp định tuyến mà trong đó các gói tin cùng đi trên một đường đi) hay định tuyến ngẫu nhiên (là gói tin được gửi đi liên tục trên mạng và ngẫu nhiên đến đích)
Ở mạng chuyển mạch gói quang các gói tin có thể đi trên các con đường khác nhau, là con đường tối ưu nhất tại thời điểm đó, khi con đường tối ưu nhất bị
lỗi thì mạng có khả năng định tuyến lại. Hình 5.11 là mô hình mạng chuyển mạch gói quang
5.2. CÁC CHUYỂN MẠCH QUANG (tiếp)
5.2. CÁC CHUYỂN MẠCH QUANG (tiếp)
Một nguyên tắc cơ bản của chuyển mạch gói quang đó là "lưu đệm" và chuyển tiếp, tức là một gói tin chỉ được gửi đi khi đã thu được hoàn toàn đầy đủ tại nút nguồn hay các nút trung gian. Chính đặc điểm này đã khiến các gói tin bị trễ
tương ứng với độ dài của mỗi gói tại các nút trung gian. Để giảm trễ, có thể
tiến hành sử dụng các giao thức khác như: Giao thức không kiểm tra lỗi tại nút trung gian (trong mạng sử dụng công nghệ ATM), giao thức không cần bản tin xác nhận, hay có thể thực hiện ước lượng thống kê kích thước gói để gửi đi trước thiết lập băng thông và cấu hình chuyển mạch, v.v...
Tuy nhiên chuyển mạch gói quang vẫn không phải là một phương pháp hoàn hảo có thể đáp ứng mọi nhu cầu trong tương lai, nó vẫn tồn tại các hạn chế
khó khắc phục như: Khi tốc độ đường truyền cao thì thời gian truyền dẫn trở
nên không đáng kể. Vì vậy, nếu kích thước gói nhỏ thì thời gian định tuyến trở
nên lớn hơn thời gian truyền thông tin rất nhiều, hay có thể xảy ra tranh chấp gây tắc nghẽn mạng do quá nhiều thông tin điều khiển phải xử lý, ...
5.2. CÁC CHUYỂN MẠCH QUANG (tiếp)