II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐẦU VÀO (VẬT TƯ THIẾT BỊ) CHO
4. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn 1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
4.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Công ty cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ - TKV là một doanh nghiệp thương mại thuần tuý nên số lượng vốn cố định không nhiều nhưng Công ty cũng cần chú trọng áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Vì hiệu quả sử dụng vốn cố định gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh, cho nên nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định mới làm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định thí mới đạt hiệu quả cao trong thương mại đầu vào một cách toàn diện hơn.
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn cố định của Công ty cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ - TKV:
Khai thác triệt để diện tích kho ma Công ty có, nếu Công ty sử dụng không hết thì nên cho thuê, cho thầu, tránh tình trạng để trống không làm gì với kho bãi.
Các loại TSCĐ cũ, hư hang, không phù hợp thì phảI có kế hoạch thah lý, sửa chữa và bảo dưỡng kịp thời.
Công ty cần sữa chữa, xây dựng mới hệ thống kho, bãi, đầu tư mua sắm trang thiết bị bảo quản hàng hoá nhằm tránh hao hụt, hư hỏng hàng hoá trong quá trình lưu kho.
Công ty cần tạo lập cho mình một năng lực vận tảI nhất định nhằm phục vụ cho quá trình vận chuyển hàng hoá, tránh tình trạng thụ động, phụ thuộc vào các đơn vị cho thuê phương tiện. Nếu phải đầu tư, mua sắm TSCĐ có giá trị lớn phục vụ cho hoạt
động thương mại đầu vào thì nên tính toán, cân nhắc tính hiệu quả khi dự án đi vạo hoạt động thực tế.
Xây dựng các định mức chi phí khấu hao TSCĐ hợp lý và phải có kế hoạch, biện pháp tính khấu hao sao cho phù hợp với từng loại TSCĐ và tình hình thực tế của Công ty.
4.2 Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động.
Vốn lưu động của doanh nghiệp thương mại là số tiền ứng trước về tài sản lưu động của doanh nghiệp. Đặc điểm của tài sản lưu động là vận động không ngừng, luôn luôn thay đổi hình thái, giá trị của nó được chuyển dịch một lần vào giá trị hàng hoá và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
Giữa vốn lưu động và hiệu quả kinh doanh có mối quan hệ chặt chẽ, vì vốn lưu động là yếu tố vật chất trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh, nó quyêt định đên việc nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại đầu vào. Như vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp cần phải nâng cao hiêu quả sử dụng vốn lưu động.
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên hiệu suất sử dụng vốn lưu động cao hay thấp.
Để sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cao hơn Công ty cần áp dụng đồng bộ một số biện pháp sau:
Thường xuyên nắm bắt thị trường, tiến hành kiểm tra định kỳ về hàng hoá của các đơn vị kinh doanh. Có làm được nhu vậy Công ty mới giảI phóng được vốn ứ đọng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Ngoài việc lập kế hoạch đáp lại nhu cầu cần thiết tối thiểu cho quy mô kinh doanh Công ty còn phải dự kiến lượng hàng hoá dự trữ thêm và lượng hàng hoá dự trữ có tính chất thời vụ.
Trong quá trình kinh doanh Công ty cần đặc biệt chú ý để tận dụng các khoản nợ phải trả nhưng chưa đến kỳ thanh toán, các khoản phải nộp nhưng chưa đến hạn nộp như các khoản tiền lương chưa đến kỳ trả, bảo hiểm xã hội chưa đến hạn nộp, tiền
khấu hao TSCĐ chưa sử dụng, các loại quỹ của Công ty chưa sử dụng, lợi nhuận chưa phân phối … tạm thời sử dụng đến các khoản này để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động.
Phải đảm bảo sự cân bằng giữa khả năng tiền tệ của Công ty và nhu cầu sử dụng vốn bằng tiền trong từng thời kỳ ngắn hạn như quý, tháng, tuần, thậm chí là từng ngày, có như vậy mới đảm bảo hoạt động của Công ty được liên tục.
Công ty cần đặc biệt chú ý đén vấn đề công nợ, nhất là công nợ dây dưa kéo dài do khách hàng chiếm dụng.
Số vốn bị chiếm dụng này là một trong những nguyên nhân gây thiếu hụt vốn, làm tăng chi phí, giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Để giảm công nợ, thu hồi vốn nhanh, Công ty cần có những quy định cụ thể và chặt chẽ đối với khách hàng về khả năng thanh toán, cần có sự quan tâm chỉ đạo và thường xuyên để kiểm tra công nợ. Đồng thời quy định chế độ khen thưởng rỏ ràng nhằm khuyến khích các cán bộ làm tốt công tác thanh toán công nợ, song cũng cấn xử lý nghiêm minh về kinh tế đối với những ai cố tình vi pham chế độ quản lý công nợ.