MACD (Moving Average Convergence Divergence)

Một phần của tài liệu Phân tích kỹ thuật (Trang 54 - 79)

Chương 2: Các chỉ số thường dùng trong PTKT

4.2. MACD (Moving Average Convergence Divergence)

Được phát triển bởi Gerald Appel vào cuối những năm 70 của thế kỉ trước, MACD (chỉ báo hội tụ – phân kì của đường trung bình động) là một trong những chỉ báo sức đà hiệu quả và đơn giản nhất.

Biểu đồ của MACD gồm có 2 đường: đường MACD là sự chênh lệch giữa hai đường trung bình động san bằng hàm mũ của các mức giá đóng cửa (thường là 12 và 26 ngày hoặc tuần vừa qua); đường tín hiệu(MACDA) thì thường sử dụng trung bình động san bằng mũ 9 kỳ của đường

MACD. Thêm nữa, biểu đồ của MACD còn bao gồm biểu đồ cột (MACD Histogram) đo sự chênh lệch giữa MACD và đường tín hiệu MACDA.

MACD EMA(12) – EMA(26)

MACDA(n) = MACD(n-1) + [k*(MACD(n) – MACD(n-1)] MACD histogram = MACD MACDA

Với n là khoảng thời gian hiện tại; k là hệ số làm trơn; 9 là số điểm mẫu mà MACD được sử dụng để tính MACDA.

MACD histogram sẽ dương khi đường MACD nằm trên đường tín hiệu, và âm khi MACD nằm dưới đường tín hiệu.

Cách sử dụng:

Có 3 phương pháp chính khi sử dụng chỉ báo MACD. Sau đây sẽ trình bày từng phương pháp theo thứ tự tăng dần độ tin cậy.

Dựa vào sự giao cắt giữa MACD và đường tín hiệu:

- Xu hướng tăng: đường MACD cắt và vượt lên trên đường tín hiệu. - Xu hướng giảm: đường MACD cắt và ở phía dưới đường tín hiệu.

Trong ý nghĩa đó, đường MACD giống như cách thức cắt nhau của hai đường trung bình động. Tuy nhiên, giá trị của đường MACD cũng dao động lên trên và xuống dưới đường 0. Đó là nơi nó bắt đầu tương đồng với một dao động. Tình trạng mua quá mức được thể hiện khi hai đường này nằm quá cao so với đường 0. Tình trạng bán quá mức là khi hai đường này nằm quá thấp so với đường 0.

Dựa vào sự giao cắt của đường MACD với đường 0:

Đây là tín hiệu phổ biến thứ 2 sau phương pháp dựa vào sự giao nhau giữa MACD và đường MCDA. Về bản chât, phương pháp này chính là phương pháp xác định xu hướng dựa vào sự giao cắt của đường EMA ngắn hạn và dài hạn.

Xu hướng tăng: đường MACD cắt vượt lên trên đường 0. Lúc này EMA 12 cắt EMA 26 theo hướng đi lên.

Xu hướng giảm: đường MACD cắt xuống dưới đường 0. Lúc này EMA 12 cắt EMA 26 theo hướng xuống dưới.

Dựa vào sự phân kì của đường giá và đường MACD:

Đây là tín hiệu ít gặp nhưng đáng tin cậy nhất trong các phương pháp xác định xu hướng dựa vào MACD.

Khi giá cổ phiếu ngày càng thấp trong khi đường MACD ngày càng tăng cao, khả năng sẽ có sự đảo chiều tăng giá xảy ra trong tương lai.

Khi giá cổ phiếu ngày càng tăng trong khi đường MACD ngày càng xuống thấp, khả năng sẽ có biến động lớn về giảm giá trong tương lai.

Tuy nhiên, sự bất cập của phương pháp này là ta có thể dự đoán được sự đảo chiều sẽ diễn ra trong tương lai nhưng không biết chính xác khi nào sẽ chấm dứt mẫu hình phân kì đang diễn ra.

Dựa vào sự phân kì của đường giá và MACD - Histogram:

MACD-Histogram đo lường khoảng cách giữa đường MACD và dường tín hiệu của nó. Các cột của nó đạt giá trị dương khi đường MACD nằm trên đường tín hiệu, đạt giá trị âm khi đường MACD nằm dưới đường tín hiệu. MACD-Histogram vượt khỏi đường 0 theo chiều dương khi đường MACD cắt lên trên đường tín hiệu và ngược lại khi MACD-Histogram rơi xuống dưới đường 0. Các giá trị cột này sẽ tăng khi MACD rời ra xa đường tín hiệu của nó; sẽ giảm khi MACD và đường tín hiệu của nó hội tụ.

Ta có thể dựa vào mối tương quan giữa đồ thị MACD-Histogram và đường giá để dự đoán xu hướng trong tương lai:

- Đường giá ngày càng di chuyển xuống dưới trong khi giá trị của MACD-Histogram ngày càng tăng, điều này dự báo một xu hướng đổi chiều tăng có thể sẽ xảy ra.

- Đường giá ngày càng dịch chuyển lên cao trong khi MACD-Histogram có khuynh hướng ngày càng giảm, điều này dự báo một xu hướng đổi chiều giảm có thể xảy ra.

- Giá trị các cột liền kề của MACD-Histogram giảm dần thường báo hiệu sự đối chiều của đường giá sắp diễn ra (thường là trong ngắn hạn) bởi nguyên nhân của sự giảm dần giá trị cột này là do đường MACD và đường tín hiệu của nó đang tiến lại gần nhau và sắp giao nhau.

4.3.P-SAR (hay Parabolic SAR)

Do Welles Wilder phát triển là một chỉ báo đáng tin cậy kết hợp giữa giá và thời gian để hình thành các tín hiệu mua bán trên thị trường. SAR viết tắt cho Stop and Reversal, là chuỗi các điểm dùng làm công cụ chỉ báo. Chuỗi các điểm này vạch ra đường giá cho xu hướng mở rộng. Chỉ báo này ở dưới đường giá khi giá tăng và ở trên đường giá khi giá giảm. Theo đó, đường chỉ báo dừng lại và đảo chiều (stop and reverse) khi xu hướng giá đảo chiều, vượt qua hoặc rớt xuống dưới đường chỉ báo.

Chỉ báo này hiệu quả nhất khi áp dụng vào thị trường có xu hướng mạnh. Vì vậy, tốt nhất ta nên sử dụng các chỉ số kỹ thuật trước đó để xác định xu thế.

Cách thành lập

Việc tính toán đường SAR vốn đã phức tạp lại càng rắc rối hơn bởi có 2 công thức khác nhau tương ứng cho đường SAR tăng và đường SAR giảm.

Đường SAR tăng : SARn = SARn−1+¿ AFn−1×[EP+SARn−1]

Trong đó: - n là khoảng thời gian hiện tại

- EP (Extreme Point) là điểm cực, tức mức giá cao nhất của xu hướng hiện tại.

- AF (Acceleration Factor) là hệ số gia tốc, bắt đầu là 0.02 (mặc định), tăng thêm 0.02 mỗi khi điểm EP đạt một mốc cao hơn cho đến khi AF đạt giá trị cực đại là 0.2, dù sau đó xu hướng tăng có thể vẫn thiết lập các điểm EP cao hơn.

Trong đó: - n là khoảng thời gian hiện tại

- EP (Extreme Point) là điểm cực, tức mức giá thấp nhất của xu hướng hiện tại.

- AF (Acceleration Factor) là hệ số gia tốc, bắt đầu là 0.02 (mặc định), tăng thêm 0.02 mỗi khi điểm EP đạt một mốc thấp hơn cho -đến khi AF đạt giá trị cực đại là 0.2, dù sau đó xu hướng tăng có thể

vẫn thiết lập các điểm EP thấp hơn.

Hệ số gia tốc AF quyết định độ nhạy bén của chỉ báo P-SAR. Tùy vào mỗi người sử dụng mà các giá trị 0.02 và 0.2 được điều chỉnh cho phù hợp nhất. Cụ thể, độ nhạy bén của đường P-SAR tỷ lệ thuận với giá trị tham số gia tăng và giá trị cực đại mà ta thiết lập cho AF.

SAR dịch chuyển theo đường giá. Chuỗi các điểm SAR sẽ tiếp tục tăng chừng nào xu hướng tăng vẫn đang tiếp diễn. Một khi giá ngừng tăng và đảo chiều xuống dưới SAR, xu hướng giảm bắt đầu và lúc này chuỗi các điểm SAR lại nằm phía trên đường giá. Các điểm của chuỗi tiếp tục rớt xuống chừng nào xu hướng giảm vẫn tiếp tục mở rộng.

4.4.Average Directional Movement Index (ADX)

Đây là chỉ báo giúp nhà đầu tư hiểu rõ một xu hướng. Nhà đầu từ nên dừng lại và cân nhắc khi SAR bị đường giá xuyên qua.

Cũng giống như các chỉ báo khác, chất lượng của tín hiệu do SAR mang lại phụ thuộc vào các tham số thiết lập và tính chất của loại cổ phiếu mà trên đó SAR được áp dụng vào để nghiên cứu. Sự thiết lập chính xác kết hợp cùng vứi các xu hướng tốt có thể tạo nên phương thức giao dịch (trading system) tuyệt vời. P-SAR cũng nên được kết hợp với các công cụ phân tích kỹ thuật khác để đem lại hiẹu quả tối đa.

Chỉ số hướng trung bình (ADX) do Welles Wilder phát triển được dùng để đo sức mạnh của xu hướng mà không quan tâm đến chiều của xu hướng. Hai chỉ báo khác giúp hoàn thiện ADX bằng cách vạch rõ chiều của xu hướng, đó là chỉ báo hướng tích cực (+DI) và chỉ báo hướng tiêu cực (- DI). Kết hợp chúng với nhau, chúng ta có thể định rõ cả chiều và sức mạnh của xu hướng.

Chỉ số hướng vận động +DMI và –DMI được xem như xương sống của chỉ số ADX. +DMI và –DMI biểu thị cho vùng trung bình giữa 2 vùng tăng và giảm của xu hướng thị trường. Nó được cấu tạo bởi 2 chỉ báo là +DI và –DI. DX là chỉ số được tính toán bởi sự chênh lệch của 2 chỉ báo này, lấy tổng 2 chỉ báo này chia cho 100 ta được con số phần trăm, con số này sẽ giao động từ 1 tới 50. Làm trơn chỉ số này trong thị trường ngắn hạn, Wilder đã dùng kỹ thuật trung bình và tính toán ra chỉ số ADX. Công thức tính toán của ADX rất rắc rối nhưng nó lại là một công cụ dễ sử dụng.

ADX là chỉ báo sức mạnh xu hướng nhưng nó không phản ánh hướng đi của xu hướng. Do sử dụng nhiều kỹ thuật làm nhẵn đồ thị nên ADX cũng có độ trễ. Rất nhiều nhà phân tích kỹ thuật chọn mốc 20 như là một mốc then chốt của ADX. Theo đó, thị trường được cho rằng đang trong một xu hướng mạnh khi ADX vượt quá 20 và không xu hướng khi ADX dưới ngưỡng 20. Giá trị của ADX càng lớn thể hiện một xu hướng càng mạnh.

-Khi thị trường đang có xu hướng: nhà đầu tư có thể sử dụng đường trung bình động MA, đường xu hướng (trendline) và một số các chỉ báo tiếp tục xu hướng khác.

-Khi thị trường không có xu hướng rõ ràng: nhà đầu tư nên sử dụng các chỉ báo như là Stochastic, RSI…

Chúng ta kết hợp sử dụng +DI và –DI với ADX để xác định xu hướng thị trường. Điều kiện trước tiên là ADX phải trên 20 để xác nhận rằng thị trường đang trong một xu hướng. ADX ở giá trị càng cao thì chỉ báo xu hướng càng đáng tin cậy.

Chú ý rằng 20 là ngưỡng thay đổi tùy thuộc vào quan điểm của người sử dụng. Có ý kiến cho rằng thay vì xét ADX > 20 để xác nhận một xu hướng mạnh, ta dựa vào giá trị của chỉ số ADX ại vị trí giao điểm của +DI và –DI. Đường ADX cao hơn giao điểm dự báo thị trường trong một xu hướng và ngược lại.

Thực tế, đường +DI và –DI giao nhau khá thường xuyên và người sủ dụng cần phải lọc ra các tín hiệu chính xác bằng sự phân tích bổ sung. Thiết lập đường ADX sẽ làm giảm bớt các tín hiệu, song cũng có lúc chỉ báo làm nhẵn này loại bỏ cả những tín hiệu chuẩn. Do vậy các nhà phân tích kỹ thuật dường như là nên quan tâm hơn tới chỉ báo hướng +DI và –DI phát ra các tín hiệu. Các chỉ báo khối lượng, phân tích xu hướng cơ bản và các mẫu hình có thể giúp nhận dạng các tín hiệu giao nhau có độ chính xác cao và loại bỏ các tín hiệu yếu.

4.5.Aroon

Năm 1995, Tushar Chande giới thiệu Aroon với tư cách là phương pháp phân tích kỹ thuật xác định xu thế giá cả của thị trường và cho biết xu thế đó mạnh đến đâu? Ý tưởng tính toán Aroon dựa trên việc xác định phiên có giá cao nhất (hoặc nhỏ nhất) cách phiên hiện tại bao xa trong số các phiên lấy dữ liệu tính. Nếu phiên có giá cao nhất nằm cách xa phiên hiện tại thì xu thế thị trường có sự chuyển mình sang giảm giá, nếu phiên có giá thấp nhất nằm cách xa phiên hiện tại thì xu thế thị trường có sự chuyển mình sang xu thế tăng giá. Với vai trò nhận định xu thế giả trên thị trường, đồ thị giá trị của Aroon có hai loại: Loại thứ nhất bao gồm 2 đồ thị biểu thị hai giá trị là Aroon up và Aroon down thể hiện sức mạnh tăng và giảm giá trên thị trường. Loại thứ 2 biểu thị sự tương quan giữa sức tăng và sức giảm giá trên thị trường bằng cách lấy hiệu của Aroon up và Aroon down, đồ thị loại này có dạng một máy dao động.

Cách tính Aroon

Giả sử cần tính giá trị Aroon up và Aroon down cho phiên hiện tại: gọi n là số phiên lấy dữ liệu để tính Aroon, tup là số phiên trước phiên hiện tại có giá cao nhất trong n phiên, tdown là số phiên trước phiên hiện tại có giá thấp nhất trong n phiên.

Aroon up = 100 (n – tup) / n Aroon down = 100 (n – tdown) / n

Aroon tương quan = Aroon up – Aroon down

Ví dụ tính Aroon cho phiên hiện tại với dữ liệu lấy trong 14 phiên trước đó. Trong 14 phiên này, phiên có giá cao nhất xảy ra cách hiện tại 5 phiên, phiên có giá thấp nhất xảy ra cách phiên hiện tại 8 phiên.

Aroon up = 100 (14 – 5) / 14 = 64,29 Aroon down = 100 (14 – 8) / 14 = 42,86

Aroon tương quan = Aroon up – Aroon down 2.

Sử dụng Aroon Bằng cách dựa vào khoảng cách từ phiên hiện đến phiên có giá cao nhất hoặc thấp nhất. Nếu giá cao nhất vừa được thiết lập trong các phiên gần phiên hiện tại, Aroon up có giá trị lớn hơn 50, theo thời gian nếu giá cao nhất này không được phá bỏ thì giá trị Aroon up sẽ giảm dần. Nếu giá thấp nhất vừa được thiết lập trong các phiên gần phiên hiện tại thì Aroon down có giá trị lớn hơn 50, theo thời gian nếu giá thấp nhất này không được phá bỏ thì giá trị Aroon down sẽ giảm dần

Nếu Aroon up có giá trị nhỏ hơn 50 nghĩa là phiên có giá cao nhất nằm cách xa phiên hiện tại, xu thế tăng giá đã mất nếu đang là xu thế tăng giá. Nếu Aroon down có giá trị nhỏ hơn 50 nghĩa là phiên có giá thấp nhất nằm cách xa phiên hiện tại, xu thế giảm giá đã không còn nếu đang là xu thế giảm giá. Nếu Aroon up và Aroon down xấp xỉ nhau, tức là phiên có giá thấp nhất và phiên có giá cao nhất ở gần nhau, thị trường không đi theo xu hướng rõ rệt, xu thế nếu có cũng rất yếu.

Để rõ ràng hơn, Aroon tương quan được sử dụng để xác định tương quan giữa Aroon up và Aroon down đại diện cho tương quan giữa xu thế tăng và xu thế giảm. Aroon tương quan càng gần 0 thì biến động càng không có xu thế tăng hoặc giảm rõ ràng mà có dạng dập dềnh, Aroon tương quan lớn hơn 0 và càng lớn hơn bao hiêu thì xu thế tăng giá của thị trường càng lớn bấy nhiêu, Aroon tương quan nhỏ hơn 0 và càng nhỏ hơn bao nhiêu thì xu thế giảm giá của thị trường càng lớn bấy nhiêu. Xét ví dụ về Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Safoco (SAF) Nhấn để xem kích thước thật Nguồn ảnh đồ thị www.vietstock.com.vn Tại vòng tròn số (1): Aroon tương quan rât lớn, xu thế giá là tăng và xu thế này rất mạnh. Tại vòng tròn số (2): Aroon tương quan rât nhỏ, xu thế giá là giảm và xu thế này rất mạnh. Tại vòng tròn số (3): Xu thế giá xấp xỉ 0, xu thế tăng và giảm không rõ ràng.

5. Chỉ báo mức hỗ trợ kháng cự (Support and Resistance Indicators)

Dãy Fibonacci do nhà toán học người Ý, Leonardo Fibonacci (1975-1250) tìm ra

Trong dãy fibonacci, mỗi số là tổng của 2 số trước đó. Điều đặc biệt nhất là trong dãy số này, bất kì số nào cũng đạt giá trị xấp xỉ 1.618 lần số đứng trước nó và 0.618 lần số đứng sau nó.

Khi sử dụng pktk, tỷ lệ vàng thường được diễn giải theo 3 giá trị %: 38.2%, 50%, 61.8% Có 4 phương pháp chính:

Người ta có thể cho rằng công cụ Fibonacci Retracements là công cụ có nhiều hiệu quả nhất. Nó đưa ra những vùng giá có khả năng điều chỉnh từ thấp đến cao và được vạch ra theo những tỷ lệ khác nhau dựa trên tỷ lệ Fibonacci (từ thấp đến cao hay từ cao xuống thấp): 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8% hoặc 76.4%(1)

61.8%: Mức này được xác định bằng cách chia một con số trong dãy số cho một con số theo ngay

Một phần của tài liệu Phân tích kỹ thuật (Trang 54 - 79)