Moving Average (MA) và EMA

Một phần của tài liệu Phân tích kỹ thuật (Trang 51 - 54)

Chương 2: Các chỉ số thường dùng trong PTKT

4.1.Moving Average (MA) và EMA

+Chỉ số trung bình trượt (Moving Average-MA) là chỉ số được dùng nhiều và phổ biến nhất

trong việc xác định xu thế của thị trường. Nó ko dự báo chiều hướng của giá mà đúng hơn là vạch ra chiều hướng hiện thời với 1 độ trễ. Sở dĩ có độ trễ này là do đường MA đc xây dựng dựa trên các mức giá trong quá khứ. Mặc dù vậy, đường MA giúp làm phẳng diễn biến giá và lọc bớt những đoạn nhiễu giúp ta có cái nhìn rõ hơn về xu thế. Nói cách khác, MA là đường chuyển đổi từ đồ thị thanh sang đồ thị đường. Đường MA cũng là nền tảng của nhiều chỉ báo và mẫu hình trong phân tích kĩ thuật như Bollinger Bands, MACD, hay Stochastic. MA hiển thị giá trị trung bình của chỉ số đo lường trên số phiên giao dịch được xét. MA được sử dụng để đo lường đà tăng giá hoặc giảm giá hay cũng có thể dùng để định nghĩa những vùng hỗ trợ hay kháng cự thích hợp và hợp lý với tình hình hiện tại. 2 loại phổ biến nhất của đường trung bình là đường trung bình trượt đơn giản (SMA) và đường trung bình trượt cấp số mũ (EMA)

+Chỉ số trung bình trượt đơn giản (SMA) được xây dựng dựa trên sự tính toán giá trung bình

của cổ phiếu trong 1 thời kì cụ thể. Phần lớn các sô trung bình này được tính dựa vào giá đóng cửa của phiên giao dịch. Ví dụ như đường SMA của 5 ngày là tổng giá đóng của của 5

ngày rồi chia cho 5. Đúng như tên gọi của nó, đường trung bình trượt là đường gồm các số trung bình dịch chuyển.

SMA(n) = Giá(n)+Giá(n−1)+Giám(n−2)++Giá(nm)

Trong đó: - n là khoảng thời gian hiện tại (công thức trên tính SMA của ngày thứ n, giá(n) tương

ứng với giá dóng của của ngày thứ n);

- m là số mẫu dùng cho tính toán, có thể thay đổi từ 3 đến 200 ngày dựa theo yêu cầu của nhà đầu tư, số mẫu m càng lớn càng biểu hiện các xu hướng càng dài hạn.

VD: Giá đóng cửa của 7 ngày: 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17

Ngày đầu tiên của SMA 5 ngày là: (11+12+13+14+15)/5=13 Ngày thứ 2 của SMA 5 ngày là: (12+13+14+15+16)/5=14 Ngày thứ 3 của SMA 5 ngày là: (13+14+15+16+17)/5=15

Cách sử dụng:

• Sử dụng 1 đường SMA để xác định điểm mua bán:

Khi đường giá có xu hướng tăng thì SMA cũng có khuynh hướng tăng và đóng vai trò như đường hỗ trợ động của đường giá. SMA báo hiệu điểm mua khi đường giá rơi xuống dưới đường SMA, tín hiệu mua tại điểm mà giá đóng của nằm trên đường SMA.

Khi đường giá có xu hướng giảm thì SMA cũng có khuynh hướng giảm và đóng vai trò như đường kháng cự động. Trong xu hướng này, SMA báo tín hiệu bán tại điểm đường giá vượt lên trên SMA, giá đóng cửa nằm trên đường SMA.

• Sử dụng nhiều đường SMA để xác định điểm mua bán

Thường là dựa vào mối tương quan giữa 1 đường ngắn hạn và 1 đường dài hạn. SMA càng ngắn hạn thì càng sát với đường giá.

- Tín hiệu mua: đường ngắn hạn cắt lên trên đường dài hạn - Tín hiệu bán: đường ngắn hạn cắt xuống dưới đường dài hạn Tuy nhiên cách này có độ trễ hơn so với đường giá.

+Chỉ số trung bình trượt cấp số mũ (EMA) khắc phục được 1 phần sự chậm trễ của SMA do

thêm vào công thức trọng lượng của giá hiện tại. EMA tạo ra ít tín hiệu nhiễu hơn, do vậy

nó nhạy hơn đối với các biến động ngắn hạn, báo hiệu nhanh hơn so với SMA. SMA dường như là thích hợp hơn để xác định ngưỡng kháng cự và hỗ trợ.

EMA =

p1+(1−α)p2+(1−α)2p3+(1−α)3p4+

1+(1−α)+(1−α)2+(1−α)3+

Trong đó: α=n+12

Vì SMA phản ứng chậm hơn EMA nên người ta thường dùng SMA cho việc xác định xu hướng dài hạn, dùng EMA trong những dịch chuyển ngắn hạn. Tuy nhiên EMA cũng có những điểm bất lợi hơn vì EMA có độ dốc hơn đường SMA.

EMA và SMA có cách sử dụng giống nhau.

Một phần của tài liệu Phân tích kỹ thuật (Trang 51 - 54)