On Balance Volume (OBV)

Một phần của tài liệu Phân tích kỹ thuật (Trang 35 - 39)

Chương 2: Các chỉ số thường dùng trong PTKT

2.2. On Balance Volume (OBV)

OBV (On Balance Volume) được tạo nên bởi Joseph Granville, là một chỉ báo theo đà mà ý tưởng chính của nó là dựa trên sự thay đổi về khối lượng sẽ đi trước sự thay đổi về giá. OBV đo áp lực mua và bán như là một chỉ số tích lũy, cộng thêm khối lượng trong những ngày tăng và trừ đi khối lượng trong những ngày giảm. Nó gần như là chỉ số đầu tiên để đo luồng khối lượng tích cực và tiêu cực. Các nhà phân tích cũng có thể dựa vào sự phân kì giữa OBV và đường gia để dự đoán sự chuyển động của giá hay sử dụng OBV để khẳng định một xu hướng giá.

Cách thiết lập:

Sự tính toán chỉ số OBV dựa trên việc so sánh giá đóng cửa của ngày hiện tại với ngày hôm trước:

OBVhôm nay = OBVhôm trước + Khối lượng ngày hôm nay (Nếu giá đóng của tăng) OBVhôm nay = OBVhôm trước Khối lượng ngày hôm nay (Nếu giá đóng cửa giảm)

Granville đưa ra ý kiến rằng khối lượng đi trước giá. Theo đó, đường OBV tăng phản ánh áp lực khối lượng tích cực, điều này có thể dẫn tới một sự tăng lên về giá. Ngược lại, đường OBV giảm phản ánh áp lực khối lượng tiêu cực, có thể báo trước về sự giảm giá. Granville cũng ghi chú trong nghiên cứu của ông rằng, OBV có thường khuynh hướng dịch chuyển trước đường giá.

Giá trị tuyệt đối của OBV là không quan trọng. Thay vào đó, các nhà phân tích nên tập trung sự chú ý vào tính chất của đường OBV. Đầu tiên là xác định khuynh hướng của OBV, sau đó xác định xem xu hướng hiện tại của OBV có tương ứng với xu hướng của đường giá không. Bước thứ 3 là tìm các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự. Một khi các mốc này bị phá vỡ, xu hướng của OBV sẽ thay đổi và nhà phân tích có thể dựa vào đây để nhận biết các tín hiệu.

Cách sử dụng:

Ta dựa vào sự phân kì giữa OBV và đường giá để xác định xu hướng.

- Khi đường giá ngày một dịch chuyển lên trên trong khi đường OBV ngày càng rớt xuống thấp hơn thì một sự đảo chiều là có thể xảy ra trong tương lai.

- Khi đường giá ngày một dịch chuyển xuống dưới trong khi đường OBV ngày càng tăng cao thì một sự đảo chiều tăng được dự báo có thể xảy ra.

-

- OBV còn có thể được sử dụng để khẳng định một xu hướng giá. Nếu xu hướng của OBV và của đường giá tương ứng với nhua thì xu hướng đang diễn ra là một xu hướng mạnh. Một khi xu hướng giá và xu hướng OBV lệch nhau, điều đó báo hiệu một sự đảo chiều có thể sắp xảy ra.

OBV là một chỉ báo đơn giản sử dụng khối lượng và giá để đo áp lực mua bán. Áp lực mua vào là hiển nhiên khi khối lượng tích cực vượt quá khối lượng tiêu cực (nói cách khác là lượng mua lớn hơn lượng bán) và đường OBV tăng lên. Áp lực bán ra tồn tại khi khối lượng tiêu cực vượt quá khối lượng tích cực và đường OBV giảm. Các nhà phân tích có thể sử dụng chỉ báo OBV để khẳng dịnh một xu hướng hoặc đưa ra những dự báo về sự dịch chuyển giá. Giống như tất cả các chỉ báo kỹ thuật khác, OBV không thể đạt hiệu quả tối đa khi được sử dụng riêng biệt, mà phải kết hợp với các loại hình khác của phân tích kỹ thuật.

3. Chỉ báo xung lượng (Momentum Indicators)

Được dùng để xác định tốc độ thay đổi của giá Bao gồm các chỉ số chính :

1. Relative Strength Index (RSI). 2. Rate of Change (Price). 3. Momentum.

4. Stochastic. 5. Williams %R.

Ngoài ra còn các chỉ số khác như : Accumulation Swing Index, Chande Momentum Oscillator, Commodity Channel Index, Dynamic Momentum Index, Intraday Momentum Index, Linear Regression Slope, MACD , Mass Index, Price Oscillator, Price Rate-Of-Change, Random Walk Index, Range Indicator, Relative Momentum Index, Swing Index, Trix, Ultimate Oscillator, Williams' Accumulation-Distribution

Trong bài viết này sẽ nói rõ hơn về các chỉ báo sau :

Một phần của tài liệu Phân tích kỹ thuật (Trang 35 - 39)