Relative Strength Index (RSI).

Một phần của tài liệu Phân tích kỹ thuật (Trang 39 - 51)

Chương 2: Các chỉ số thường dùng trong PTKT

3.1. Relative Strength Index (RSI).

Được phát triển bởi J. Welles Wilder từ năm 1978, RSI là 1 trong những chỉ số đơn giản nhất và được ưua chuộng nhất trên thị trường. Nó là công cụ đo dao động theo đà đo tốc độ và sự thay đổi của biến động giá. RSI dao động từ 0 – 100. Theo Wilder thì RSI được coi là quá mua khi nó vượt qua mốc 70, và được coi là quá bán khi nó xuống dưới mức 30.

Chỉ số RSI được xác định theo công thức sau: RSI ¿100 −100

RS

RS Trungb̀inhgíađ́ongćưatăngćuaxngày

Trungb̀inhgíađ́ongćưagíamćuaxngày

Số ngày được sử dụng trong tính toán là 14 ngày theo đồ thị hàng ngày; sử dụng đồ thị tuần, số ngày sẽ là 14 tuần. Để xác định được các giá trị trung bình đi lên, chúng ta cộng tổng số điểm đạt được trong các ngày giá tăng trong 14 ngày và chia tổng đó cho 14. Để xác định giá trị trung bình đi xuống, chúng ta cộng tổng số điểm bị mất trong 14 ngày giá giảm và chia lại cho 14. Sau đó “cường độ tương đối – RS” được xác định bằng cách chia trung bình giá tăng cho trung bình giá giảm. Giá trị RS này sau đó được đưa vào công thức tính RSI. Số lượng ngày có thể thay đổi bằng cách thay đổi giá trị của x.

Biểu đồ RSI có các đường chính đáng chú ý sau:

Đường 50 ở giữa, là một dấu hiệu nhận biết chứng khoán sắp tăng giá hay giảm giá. Nếu đường

RSI tăng vượt qua đường này, đó là dấu hiệu giá của loại chứng khoán đó có kỳ vọng tăng giá. Ngược lại, nếu đường RSI giảm xuống dưới đường này, đó là dấu hiệu giá của loại chứng khoán đó có kỳ vọng giảm giá. Ở đây ta nhấn mạnh là kỳ vọng vì biểu đồ thể hiện quá khứ của cổ phiếu. Khi xác lập xu thế mới sẽ làm cho các nhà đầu tư tin tưởng tăng (hoặc giảm).

Đường 70 phía trên được coi là ngưỡng lỗ mua (overbought) nghĩa là đã mua lỗ quá nhiều so

với mức cân bằng của thị trường. Khi đó, nhà đầu tư sẽ bán bớt ra để trở về mức cân bằng làm cho giá giảm xuống). Thường khi đường RSI rớt xuống dưới ngưỡng 70, đó là dấu hiệu giá chứng khoán đó sắp giảm.

Đường 30 ở dưới được coi là ngưỡng lỗ bán (oversold) nghĩa là lượng bán ra quá nhiều làm giá

giảm xuống thấp hơn so với giá cân bằng. Nhà đàu tư sẽ mua thêm để đẩy giá lên). Thường khi đường RSI từ dưới lên và vượt ngưỡng 30, đó là dấu hiệu giá chứng khoán đó sắp tăng.

Chu kì mặc định của RSI được đặt là 14. Tuy nhiên, nó có thể thấp hơn để tăng độ nhạy, hoặc cao hơn để giảm độ nhạy. RSI 10 ngày dễ chạm ngưỡng quá mua/quá bán hơn so với RSI 20 ngày. Các nhà đầu tư nên nghiên cứu kĩ lưỡng để chọn được 1 tham số ứng dụng tốt nhất vào loại chứng khoán mình theo dõi. Theo Wilder, ngưỡng quá mua là 70 và quá bán là 30. Tuy nhiên, việc xác định ngưỡng quá mua/quá bán cũng có thể được thay đổi để phù hợp hơn với loại chứng khoán và yêu cầu phân tích. Một cách phổ biến khác là tăng ngưỡng quá mua lên 80 và giảm ngưỡng quá bán xuống 20, việc này sẽ làm giảm số điểm quá mua, quá bán, tức là có độ chắc chắn cao hơn, những đồng thời cũng có thể làm giảm lợi nhuận do cơ hội bị bỏ lỡ.

Cách sử dụng:

Xác định điểm mua, điểm bán dựa vào ngưỡng quá bán, quá mua:

- RSI trên 70 (hay 80 tùy theo quan điểm của mỗi người) tức là các nhà đầu tư đang mua quá

nhiều, thị trường có thể đảo chiều, nên bán khi RSI giảm xuống dưới 70.

- RSI dưới 30 (hay 20 tùy theo quan điểm của mỗi người) tức là đang trong trạng thái bán

Trong ví dụ trên, nếu ta áp dụng RSI để mua bán tại các điểm như trong hình thì đã lãi được khoảng 27%.

*Lưu ý là chỉ áp dụng ngưỡng quá bán, quá mua để xác định điểm mua và điểm bán khi thị trường đang trong 1 thời kì biến động, còn khi đang hình thành 1 xu hướng thì sẽ không đúng. (2 ví dụ sau sẽ chứng minh điều đó)

Ví dụ trên cho thấy, khi thị trường đang trong 1 xu hướng giảm mạnh mà ta áp dụng RSI để xác định điểm mua, bán thì sẽ không cho kết quả chính xác.

Ví dụ trên cho thấy rằng thị trường đang trong 1 xu hướng tăng. Khi đó ta áp dụng RSI cũng không cho kết quả chính xác. Trong trường hợp này, nếu ta áp dụng điểm bán theo báo hiệu của RSI thì sẽ không thu được lợi nhuận tối đa.

Dựa vào sự phân kì hay hội tụ của đường giá và RSI:

Sự phân kì hay hội tụ của đường giá và đường RSI báo hiệu sự xu hướng đảo chiều có thể xuất hiện trong tương lai. Vì vậy, ta có thể áp dụng để xác định điểm mua, bán.

- Khi đường giá đang đi xuống trong khi RSI thì đang tăng thì một sự đảo chiều tăng là có thể xảy ra trong tương lai.

- Khi đường giá đang đi lên trong khi RSI thì đang giảm, điều đó báo hiệu sự đảo chiều giảm có thể xảy ra.

Ta cũng nên lưu ý rằng phương pháp xác định điểm mua, bán dựa và sự hội tụ hay phân kì này sẽ không chính xác đối với các xu hướng mạnh. 1 xu hướng mạnh có thể có mẫu hình phân kì, hay hội tụ kéo dài trước khi có 1 đỉnh hay 1 đáy thực sự xuất hiện. Ví dụ sau sẽ chứng minh điều đó:

Kết hợp RSI với EMA(ở đây nói tới EMA của RSI, tránh hiểu là EMA của đường giá):

EMA đóng vai trò như của đường hỗ trợ hay kháng cự. Điểm mua được xác định khi RSI tăng lên trên EMA, điểm bán khi RSI giảm xuống dưới EMA.

Qua ví dụ trên ta thấy rằng xác định điểm mua bán dựa vào mối liên hệ giữa RSI và đường EMA của nó là khá hiệu quả khi thị trường có những biến động rõ ràng. Còn trong trường hợp đường giá dao động dập dềnh (vùng đánh dấu bởi hình elip xám) thì dường như áp dụng phương pháp này sẽ không thu được hiệu quả như mong đợi.

Kết hợp RSI với dải Bollinger Bands (ở đây nói tới dải Bollinger Band của RSI):

Tín hiệu mua khi đường RSI rớt xuống dưới dải dưới của Bolinger Bands (lower band); tín hiệu bán khi RSI vượt qua dải trên của Bollinger Bands (upper band).

Sử dụng RSI để xác định xu hướng dài hạn:

Trong cuốn “Phân tích kỹ thuật dành cho chuyên gia”, Constance Brown đưa ra cách nhận biết thị trường con bò tót và thị trường con gấu bằng RSI:

- Thị trường con bò tót (uptrend): RSI có khuynh hướng dao động trong khoảng 40 – 90 với khoảng 40 – 50 đóng vai trò như ngưỡng hỗ trợ. Những khoảng này có thể thay đổi phụ thuộc vào tham số của RSI, độ mạnh của xu hướng…

Ta thấy trong ví dụ này, cổ phiếu MSN đang trên đà tăng mạnh từ đàu tháng 10/2010 tới đầu tháng 5/2011. Khi ấy, chỉ số RSI của cổ phiếu MSN chỉ dao động trong khoảng 40 – 90 với ngưỡng hỗ trợ 40 – 50, có duy nhất 1 lần RSI vượt qua ngưỡng hỗ trợ 40 là vào giữa tháng 2/2011 nhưng sau đó lại tăng ngay trở lại.

- Thị trường con gấu (downtrend): RSI có khuynh hướng dao động trong khoảng 10 – 60 với vùng 50 – 60 đóng vai trò như ngưỡng kháng cự.

Ví dụ trên cho thấy giá của cổ phiếu HAG đang trong giai đoạn giảm mạnh (đầu tháng 7/2011 tới hết tháng 1/2012), RSI dao động trong khoảng 10 – 60 với vùng 50 – 60 đóng vai trò như ngưỡng kháng cự; duy nhất chỉ có 1 lần vào đầu tháng 9/2011, đường RSI vượt qua ngưỡng kháng cự 60 nhưng ngay sau đó lại tiếp tục giảm.

4. Chỉ báo xu hướng (Trend Indicators)

Được dùng để xác định hướng đi và xu thế giá tương lai Bao gồm các chỉ số chính :

1. Moving Average (MA). 2. MACD.

3. Parabolic SAR.

4. Directional Movement System (ADX) 5. TRIX

6. Commodity Channel Index (CCI)

Ngoài ra còn một số chỉ số khác như : Aroon, Commodity Selection Index, DEMA, Forecast Oscillator, Linear Regression Indicator, Linear Regression Slope, Linear Regression Trendline, Performance, Polarized Fractal Efficiency, Price Oscillator, Qstick Indicator, r-squared, Raff Regression Channel, Standard Deviation Channel, Standard Error, Standard Error Bands, Standard Error Channel, TEMA, Time Series Forecast, Vertical Horizontal Filter

Trong bài viết này sẽ nói rõ hơn về một số chỉ số :

Một phần của tài liệu Phân tích kỹ thuật (Trang 39 - 51)