Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam pdf (Trang 50 - 53)

Cán cân thanh toán quốc tế có vai trò đặc biệt quan trọng, tình trạng của nó ảnh hưởng quyết định đến sự thay đổi tỷ giá hối đoái, đến tình trạng ngoại hối của các nước về toàn bộ nền kinh tế của các nước. Tình trạng cán cân thanh toán quốc tế còn liên quan đến quan hệ cung cầu, tỷ giá hối đoái... Vì vậy, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế có vai trò hết sức quan trọng và cần thiết đối với nước ta hiện nay. Cụ thể là:

- Đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, hạn chế nhập các mặt hàng trong nước sản xuất được. Trong giai đoạn vừa qua, cán cân thanh toán quốc tế của Nhà nước luôn trong tình trạng thâm hụt ngày càng lớn mặc dù một phần thâm hụt ngày càng lớn là do đầu tư nước ngoài giảm. Tuy nhiên, để cải thiện tình trạng này có thể đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu đồng thời quản lý chặt chẽ nhập khẩu.

- Hiện nay, hàng hóa của Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên sản phẩm xuất khẩu của chúng ta còn nghèo nàn, hầu hết là nông sản, thực phẩm, nguyên liệu thô, sản phẩm chưa qua chế biến. Do vậy cần đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu: Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại; cần tổ chức công tác kiểm tra nghiên cứu thị trường để các nước cải tiến mặt hàng xuất khẩu cho phù hợp; cải thiện cơ cấu hàng xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường quốc tế, tăng các mặt hàng chế biến tinh, giảm các mặt hàng chế biến thô; cần phải có chính sách bảo hộ cho sản xuất trong nước thông qua việc cấp giấy phép nhập khẩu, quản lý bằng hạn ngạch, tăng cường công tác chống buôn lậu, trốn thuế.

- Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, quản lý chặt các món vay nợ viện trợ: Vốn đầu tư nước ngoài có vai trò rất quan trọng với sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Nhằm điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế, khi không đáp ứng được nhu cầu ngoại hối như thu hút vốn đầu tư, vay nợ, viện trợ, nâng cao tỉ lệ chiết khấu, thu hồi vốn đầu tư nước ngoài. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho đầu tư nước ngoài đặc biệt là đầu tư trực tiếp. Nhà nước phải có những biện pháp thích hợp về việc cấp giấy phép đầu tư nước ngoài theo đúng hướng phát triển chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu.

Kết luận

Thanh toán quốc tế là cầu nối giữa các quốc gia trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Muốn phát triển kinh tế đối ngoại, nhất thiết phải phát triển hoạt động thanh toán quốc tế. Từ sau khi thực hiện chính sách mở cửa, với phương châm làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, Việt Nam đã thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, từng bước hội nhập nền kinh tế thế giới. Lúc này hơn bao giờ hết, yêu cầu phát triển hoạt động thanh toán quốc tế trở nên đặc biệt quan trọng và cần thiết. Đó là trách nhiệm nặng nề của toàn ngành Ngân hàng.

Về phía Ngân hàng, hiện nay không chỉ cạnh tranh nhau về lãi suất mà còn ở chất lượng các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp trong đó có dịch vụ thanh toán đặc biệt là dịch vụ thanh toán quốc tế.

Qua phân tích một số vấn đề về tình hình thực tiễn hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở I tôi xin mạnh dạn nêu ra một số tồn tại cơ bản cũng như các ý kiến góp phần mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác thanh toán quốc tế tại sở giao dịch I NHNo & PTNTVN.

Như vậy, việc nâng cao, phát triển và hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế không những là nhu cầu thường xuyên cấp thiết đối với hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I NHNo & PTNTVN nói riêng của ngành Ngân hàng nói chung. Nó cũng là yêu cầu không thể thiếu được đối với việc phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Nghiệp vụ NHTM - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1997 - Tác giả: David Cox. 2. Các ấn phẩm của ICC: UCP - 500, URC - 522, URR - 525.

3. Thị trường ngoại hối - Nxb Tài chính - Tác giả: Nguyễn Ninh Kiều.

4. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, báo cáo phân tích hoạt động tín dụng, báo cáo kết quả hoạt động thanh toán quốc tế năm 1998, 1999, 2000, quí I năm 2001. 5. Giáo trình thanh toán quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.

6. Văn bản hướng dẫn 1280 hướng dẫn thi hành nghiệp vụ thanh toán quốc tế của NHNo & PTNT Việt Nam.

7. Nghị định 163 về quản lý ngoại hối. 8. Luật Ngân hàng, luật các tổ chức tín dụng.

9. Những vấn đề cơ bản về Tiền tệ - tín dụng - ngân hàng - Cao Sỹ Kiêm - Viện khoa học ngân hàng Hà Nội.

10. Cẩm nang thanh toán quốc tế - Đinh Xuân Trình - Đại học Ngoại thương Hà Nội - 1994.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam pdf (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)