Mở rộng qui mô và chất lượng nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam pdf (Trang 42 - 43)

Trong hoạt động thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế có mối quan hệ mật thiết với nhau, vì vậy, việc đáp ứng nguồn ngoại tệ khi khách hàng có nhu cầu là rất quan trọng nó sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng và doanh số thanh toán. Việc mở rộng qui mô và chất lượng nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ là rất cần thiết và có thể được thực hiện bằng cách:

+ Đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong kinh doanh. Hiện nay, Sở và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam có tập quán sử dụng USD trong mua bán, huy động, cho vay, dự trữ và thanh toán quốc tế. Điều này, làm hạn chế qui mô giao dịch và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro hối đoái với Ngân hàng. Đặc biệt, bắt đầu từ ngày 1/1/1999, đồng tiền chung Châu âu EURO đã chính thức được sử dụng trong thanh toán, nó đã chính thức cạnh tranh với USD trên thị trường quốc tế. Bởi vậy, Sở giao dịch cần có kế hoạch cơ cấu lại dự trữ ngoại tệ của mình theo hướng đa dạng hóa các loại ngoại tệ mạnh nhằm phân tán rủi ro, đồng thời chủ động mở rộng giao dịch giữa USD và các ngoại tệ mạnh khác, cũng như giữa các ngoại tệ mạnh với nhau.

+ Mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Sở chủ yếu dưới hình thức giao dịch giao ngay (Spot), giao dịch kỳ hạn (forward), còn giao dịch hoán đổi (Swap) chưa được khai thác nhiều. Hoạt động này cũng mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng thông qua mua bán ngoại tệ và đầu tư vốn trên thị trường tiền

tệ. Bởi vậy, để thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại tệ cả về qui mô và hiệu quả Sở cần chủ động tìm nguồn, tìm khách hàng, tăng cường giao dịch kỳ hạn và hoán đổi.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam pdf (Trang 42 - 43)