Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tự doanh tại Công ty Cổ Phần Chứng Khoán An Bình (Trang 58 - 62)

- Công bố, quảng cáo và có những phương án tuyên truyền thương hiệu, hình ảnh của công ty để cho công chúng tiếp cận tin tưởng khi làm việc với công ty chứng

2.2.5 Nguyên nhân của những hạn chế

2.1.3.1. Nguyên nhân khách quan

Có thể tóm lại nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hoạt động tự doanh của công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình là sự biến động của thị trường chứng khoán và sự biến động của nền kinh tế Việt Nam trong năm mấy năm gần đây.

Điều đầu tiên ta thấy là thị trường chứng khoán Việt Nam đang trên đà sụt giảm mạnh. Tình hình suy giảm này chưa có dấu hiệu phục hồi. Vào lúc công ty thành lập cuối năm 2006 chỉ số VN-INDEX hơn 1200 điểm nhưng cuối năm 2008 chỉ số này chỉ còn khoảng dưới 300 điểm. Những khoản đầu tư dài hạn vào đã không còn hiệu quả do chỉ số VN-INDEX trên thị trường còn rớt xuống thảm hại. Điều này đồng nghĩa với việc các mã chứng khoán trên thị trường cũng rớt xuống làm công ty đang bị mất khá nhiều so với khoản đầu tư mà mình bỏ ra vào đầu năm.

Cuối năm 2007 và đầu năm 2008 nền kinh tế Việt Nam phải chống chọi với tình trạng lạm phát (nguyên nhân chủ yếu là do luồng tiền nước ngoài khối lượng lớn chảy vào) thì cuối năm 2008 và đầu năm 2009 lại phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ

cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Cuộc khủng hoảng đã làm thị trường chứng khoán sụt giảm nhanh chóng, giá trị thị trường của chứng khoán giảm mạnh làm cho mảng tự doanh của các công ty chứng khoán bị lỗ nặng. Và ABS cũng không tránh khỏi điều này.

Khi Việt Nam tham gia vào WTO, thị trường chứng khoán từng bước phát triển do có nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài. Các công ty chứng khoán đua nhau xin phép thành lập để nắm bắt cơ hội này từ 23 công ty đầu năm 2007 lên 78 công ty vào cuối năm 2007, và đến thời điểm cuối tháng 03/2009 đã lên tới 103 công ty. Với số lượng công ty lớn như thế cộng thêm việc có vài công ty chứng khoán lâu đời lại chiếm đến 80% thị phần khiến cho việc cạnh tranh ngày càng gay gắt, thị trường bị chia nhỏ thêm. Khách hàng có nhu cầu giao dịch Repo có nhiều lựa chọn, họ sẽ lựa chọn công ty chứng khoán có giá thực hiện cao nhất. Khiến cho các công ty đang trong thời kỳ khó khăn đã phải cạnh tranh về khách hàng lại còn phải cạnh tranh về chất lượng và chi phí thực hiện.

Chính phủ có ra chỉ thị 03 về việc cho vay đối với nhà đầu tư chứng khoán, việc cho vay phải đảm bảo 3% trên tổng dư nợ tín dụng. Chỉ thị 03 thắt chặt quy định với việc cho vay đầu tư chứng khoán làm nhà đầu tư khó vay tiền với số lượng lớn để đầu tư vào chứng khoán. Số lượng nhà đầu tư trên sàn giao dịch giảm, đãn đến khối lượng giao dịch giảm, giá trị chứng khoán trên thị trường giảm. Làm cho giá trị danh mục đầu tư của bộ phận tự doanh cũng theo đó mà giảm theo. Nhưng chỉ thị 03 cũng là cơ hội cho công ty thu nhiều lợi trong mảng Repo. Khi mà việc vay tiền trở lên khó khăn, nhà đầu tư muốn có tiền đầu tư họ lại tìm đến công ty chứng khoán Repo cổ phiếu hiện có của họ. Làm cho số lượng khách hàng tăng lên.

2.1.3.2. Nguyên nhân chủ quan Về nhân sự:

Ngày càng nhiều các công ty chứng khoán mới ra đời đòi hỏi số lượng chuyên viên làm việc rất lớn. Nhưng vì thị trường Việt Nam mới nổi trong khoảng 3 năm trở lại đây nên những người có hiểu biết về chứng khoán còn hạn chế chứ chưa nói đến là có kinh nghiệm, lành nghề. Hai nguyên nhân trên làm cho nhân lực thiếu trầm trọng.

Sự cạnh tranh nhân lực giữa các công ty chứng khoán rất căng thẳng. Việc tuyển dụng vô cùng khó khăn. Vì thế đội ngũ nhân viên tự doanh của công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình quá ít và còn thiếu kinh nghiệm (chỉ có 7người gồm cả Trưởng phòng, chỉ có 3 người mới có chứng chỉ hành nghề). Các chuyên viên phải làm việc ở nhiều vị trí khác nhau. Áp lực công việc thì lớn.

Đội ngũ chuyên viên phân tích có trình độ chưa sâu. Trong thời gian qua ta có thể nhận thấy rằng nhiều nhận định của các công ty chứng khoán về thị trường còn chung chung, mang nặng tính lý thuyết. Đó là do chuyên viên phân tích của công ty chưa áp dụng được lý thuyết vào thực tiến. Bên cạnh đó những chuyên viên có kinh nghiệm, làm việc có hiệu quả thì lại có xu hướng chuyển công tác do các công ty chứng khoán khác cũng kế hoạch thu hút nhân tài hấp dẫn hơn. Trung bình các chuyên viên chỉ làm trong khoảng một năm là thôi việc, chuyển sang công ty khác làm việc.

- Quy trình hoạt động tự doanh của ABS còn nhiều bất ổn chưa phù hợp với tình hình thị trường. Thể hiện ở chỗ, ABS chưa xác định được chiến lược đầu tư rõ ràng, chưa đề ra được hướng đi mới nên khi thị trường đi xuống gặp phải nhiều rủi ro. Công ty chưa có chiến lược đầu tư cụ thể có hiệu quả trong dài hạn. Việc khai thác tìm kiếm khách hàng chưa có, hầu hết là do khách hàng tự tìm đến đề nghị thực hiện đầu tư. Có hiện tượng này là do đội ngũ phân tích thị trường của công ty chưa đủ khả năng đánh giá những cơ hội, đánh giá sự biến động của thị trường, và cũng do là thị trường gần đây biến đổi thất thường nên công ty khó xoay sở.

Chưa có một hội đồng đầu tư, mà quyết định cuối cùng cho hoạt động đầu tư trên hạn mức đều do tổng giám đốc quyết định, mà Tổng giám đốc là người điều hành cao nhất trong công ty không thể lo được hết các quyết định đầu tư như vây. Mặt khác, khi các nhân viên có ý tưởng đầu tư vượt quá hạn mức thì phải đưa trình lên tổng giám quyết định nên sẽ làm chậm thời điểm đầu tư, bỏ lỡ cơ hội đầu tư.

Công ty còn chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh về các doanh nghiệp niêm yết trên 2 sàn nên quá trình phân tích để ra quyết định đầu tư còn mất nhiều thời gian và công sức. Điều này làm hạn chế sự nhanh nhạy nắm bắt và hiệu quả trong quyết định tự doanh.

- Còn do dự trong việc đầu tư chứng khoán. Thời điểm khủng hoảng này lãnh đạo công ty không dám đầu tư thêm vốn cho hoạt động tự doanh do lo sợ không rút vốn ra được. Mà biến động thị trường là không lường hết nên việc đầu tư đòi hỏi dựa trên cơ sở nghiên cứu từng mã cổ phiếu điều này là rất khó khăn, không thể đầu tư ồ ạt. Sự chần chừ trong việc ra quyết định đầu tư đã bỏ lỡ nhiều cơ hội lớn.

- Thiếu sự phối hợp trong hoạt động, chưa có chuyên gia nước ngoài dày dạn kinh nghiệm góp sức trong hoạt động tự doanh. Họ có thể là những nhà đào tạo giỏi cho đội ngũ nhân viên tự doanh của công ty. Bởi thị trường chứng khóan nước họ hoạt động trong lĩnh vực này lâu đời, kinh nghiệm phân tích nghiên cứu có hệ thống và rất hiệu quả.

Mặt khác, do sinh sau đẻ muộn nên nên ABS chưa có được sự tín nhiệm cao công chúng đầu tư đối với công ty. Hoạt động môi giới và tư vấn chưa phát triển, nên hoạt động tự doanh vẫn là hoạt động chủ đạo của công ty. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến lợi nhuận kỳ vọng ABS bị ảnh hưởng mạnh khi thị trường xuống dốc.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tự doanh tại Công ty Cổ Phần Chứng Khoán An Bình (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w