- Công bố, quảng cáo và có những phương án tuyên truyền thương hiệu, hình ảnh của công ty để cho công chúng tiếp cận tin tưởng khi làm việc với công ty chứng
2.2.1. Thực trạng thị trường chứng khoán Việt nam giai đoạn từ 2006 đến nay
ABS thành lập vào thời điểm cuối năm 2006, đó là thời điểm TTCK Việt Nam gần như thăng hoa nhất. Tại thời điểm đó, khối lượng giao dịch và số nhà đầu tư vào TTCK tăng cao vọt cùng với chỉ số VN- index. Chỉ cuối năm 2005 tới đầu năm 2006, thị trường chứng khoán trở thành tâm điểm theo dõi của cả nền kinh tế. Đáp ứng nguồn vốn ngày càng lớn được đưa vào thị trường , rất nhiều doanh nghiệp đã tiến hành cổ phần hóa hoặc niêm yết chứng khoán lên thị trường tập trung. Thời gian từ đầu năm 2006 tới tháng 4 năm 2007 trở thành quãng thời gian phát triển rực rỡ của TTCK và các CTCK. Trong quãng thời gian này có đến hơn 40 CTCK mới được thành lập và cung cấp đủ các dịch vụ tốt nhất tới các nhà đầu tư.
Biểu đồ 2.4: Diễn biến VN- Index và khối lượng giao dịch trên HOSE từ cuối tháng 4/2006 cho tới nay.
( Nguồn http://www.Fpts.com.vn )
Chỉ số Vn- Index đã lên tới mốc cao nhất là 1171 điểm vào ngày 31/03/2007 và bắt đầu sụt giảm, bắt đầu thời gian biến động bất ổn của TTCK Việt Nam. Do các DN nhà nước tiến hành cổ phần hóa, phát hành chứng khóan ra công chúng với tổng khối lượng và giá trị khổng lồ, đồng thời đẩy giá đấu thầu bình quân lên cao khiến cán cân cung-cầu bị xáo trộn mạnh. Hàng hóa trên thị trường chứng khoán
chúng trong khi các chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàng Nhà nước tiến hành lại khiến tiền được rút ra khỏi lưu thông nhằm kiềm chế lạm phát. Quan hệ cung- cầu trên thị trường chứng khoán bị đảo lộn bởi nguồn cung quá lớn và sự làm giá, lũng loạn thị trường bởi một số cá nhân và tổ chức có khả năng tài chính mạnh. TTCK Việt Nam sụt giảm nghiêm trọng và lập kỷ lục đáy VN-index chỉ còn 242 điểm vào ngày 26/02/2009. Và khi này, không ít các nhà đầu tư đã rút vốn khỏi thị trường chứng khoán chuyển sang đầu tư vào vàng và ngoại tệ.
Tỷ lệ lạm phát cao năm 2007 cũng là một trong những lý do chính để giải thích cho sự sụt giảm của TTCK. Trên thực tế, lạm phát đã tác động mạnh đến giá cả hàng hóa trên thị trường gây khó khăn cho tất cả các lĩnh vực kinh tế. NHNN buộc phải áp dụng các biện pháp thắt chặt nhằm hạn chế lưu thông tiền tệ. Biện pháp này là cần thiết để ổn định nền kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, hệ quả của việc khống chễ trần lãi suất huy động đã khiến cho các NH không thể huy động được vốn, lãi suất qua đêm bị đẩy lên mức cao, khan hiếm đồng tiền khiến cho nhiều doanh nghiệp lâm vào khó khăn do không chuẩn bị được vốn cho quá trình sản xuất. Giá cổ phiếu của các Ngân hàng giảm mạnh cũng tác động mạnh đến TTCK.
Mặt khác, đến giữa năm 2008, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ đã khiến nền kinh tế thế giới lao đao theo, và nước ta cũng không phải ngoại lệ. TTCK Việt Nam đang trên đà xuống dốc lại bị ảnh hưởng mạnh của cuộc khủng hoảng khiến giá cổ phiếu giảm mạnh. Hầu hết các thị trường chứng khoán trên thế giới đều sụt giảm từ 40-70%. Nhiều mã chứng khoán biến mất khỏi sàn giao dịch , nhiều doanh nghiệp bị thâu tóm hoặc quốc hữu hóa. Hầu hết các công ty chứng khoán gặp khó khăn do sự sụt giảm chung của thị trường khiến thiệt hại từ nghiệp vụ tự doanh bị thua lỗ và các nghiệp vụ kinh doanh khác đều bị đình đốn. Lúc này UBCKNN đã nhiều lần thay đổi biên độ giao dịch như là một biện pháp hạn chế sự sụt giảm mạnh của thị trường có lúc xuống còn 1%, 2% lần luợt với sàn HOSE và HASTC. Đây là giai đoạn khủng hoảng đối với thị trường chứng khoán Việt Nam khi đã xuất hiện bán tháo cổ phiếu mạnh mẽ của nhà đầu tư. Tính thanh khoản của thị trường sụt giảm nghiêm trọng . Biện pháp “cấp cứu” này đã khiến niềm tin của nhiều nhà đầu
tư dần dần phục hồi, từ thất vọng chuyển sang phấn khích tranh mua cổ phiếu với giá trần trong nhiều phiên sau đó khiến giá cổ phiếu bắt đầu tăng nhẹ vào đầu tháng 3/2009, và thị trường có dấu hiệu phục hồi. Và các nhà đầu tư đang nóng lòng hi vọng chờ đợi thị trường chứng khoán hồi phục vào cuối năm 2009.