Tiền lương khoán sản lượng tập thể

Một phần của tài liệu Phân tích hình thức lương thực thường tại công ty xăng dầu An Giang (Trang 46)

Tiền lương khoán sản lượng tập thể áp dụng đối với các cửa hàng xăng dầu trực thuộc công ty. Đối với hình thức trả lương khoán theo sản lượng, mức lương được xây dựng theo bảng lương chức danh công việc.

¾ Bảng lương khoán cửa hàng xăng dầu

Bảng tiền lương khoán các cửa hàng xăng dầu được xây dựng theo 2 chỉ tiêu: sản lượng khoán và quỹ tiền lương khoán tương ứng với số lượng nhân viên hiện có tại cửa hàng. Sau đây là chi tiết cách xác định:

- Sn lượng khoán ca hàng xăng du

Sản lượng kế hoạch giao khoán cho từng cửa hàng xăng dầu được xác định dựa trên cơ

sở các số liệu báo cáo những năm trong quá khứ, từđó dự báo tốc độ tăng trưởng trong tương lai, và tùy thuộc vào yếu tố đặc thù riêng của từng cửa hàng mà mỗi cửa hàng xăng dầu có tốc độ phát triển khác nhau trong tương lai.

(Xem chi tiết sản lượng khoán theo từng loại sản phẩm cho từng đơn vị cửa hàng xăng dầu: phụ lục 2)

- Qu tin lương khoán ca hàng

Quỹ tiền lương khoán cửa hàng xăng dầu được xác định trên cơ sở lương theo chức danh công việc và số nhân viên hiện tại của cửa hàng. Tiền lương sẽđược trả theo khối lượng công việc mà công nhân hoàn thành ghi trong bảng giao khoán. Người lao động

có thể được hưởng toàn bộ phần chi phí lao động trực tiếp theo tỷ lệ phân chia của doanh nghiệp đưa ra như trong kế hoạch và theo kết quả hoạt động kinh doanh thưởng cho các đơn vị trực thuộc theo chếđộ thưởng của công ty.

Quỹ lương khoán cửa hàng = Lương theo chức danh công việc x Số nhân viên

Ví dụ: cửa hàng xăng dầu Mỹ Phước gồm: 1 cửa hàng trưởng, 6 nhân viên bán lẻ xăng dầu, với sản lượng kế hoạch là 198 m3/tháng thì cửa hàng xăng dầu Mỹ Phước thuộc loại 3 (cách phân loại cửa hàng trang 29). Do đó, Cửa hàng trưởng thuộc loại 3: mức lương 3.400.000 đồng, các nhân viên còn lại mức lương là 2.200.000 đồng, ta có bảng lương chức danh công việc của nhân viên cửa hàng xăng dầu Mỹ Phước như sau:

Bảng 4.17 Bảng lương nhân viên theo chức danh công việc CHXD Mỹ Phước

Đvt: ngàn đồng

Stt Tên Chức vụ chức danh Lương công việc 1 Nguyễn Văn Dứt CH Trưởng 3.400 2 Trần Thị Xuân Hoa CN bán lẻ XD 2.200 3 Lê Văn Khoa CN bán lẻ XD 2.200 4 Lê Nhựt Khanh CN bán lẻ XD 2.200 5 Nguyễn Thành Quới CN bán lẻ XD 2.200 6 Trương Thị Mỹ Thanh CN bán lẻ XD 2.200 7 Võ Minh Sương CN bán lẻ XD 2.200 Tổng 16.600

Như vậy quỹ lương khoán cửa hàng xăng dầu Mỹ Phước là 16.600.000 đồng. Tương tự, ta có bảng lương khoán các cửa hàng xăng dầu năm 2009 như sau:

Bảng 4.18 Bảng lương khoán cửa hàng xăng dầu năm 2009 Đvt: ngàn đồng Stt Tên cửa hàng LĐSố SLKH năm 2009 (m3/tháng) TLKH năm 2009 Tiền lương bình quân /tháng 1 Mỹ Long 20 598 552.000 46.000 2 Mỹ Phước 7 198 199.200 16.600 3 Thống Nhất 7 175 199.200 16.600 4 Bình Đức 4 135 115.200 9.600 5 Vịnh Tre 4 110 115.200 9.600 6 Cô Tô 4 107 115.200 9.600 7 Bình Hòa 4 112 115.200 9.600 8 An Hảo 4 102 115.200 9.600 9 Số 9 4 98 115.200 9.600 10 An Châu 4 90 115.200 9.600 11 Phú Mỹ 4 93 115.200 9.600 12 Nhà Bàn 4 77 115.200 9.600 13 Tây Huề 3 63 80.400 6.700 14 An Hòa 3 72 80.400 6.700 15 Tri Tôn 3 56 80.400 6.700 16 Vọng Thê 3 68 80.400 6.700 17 Mỹ Luông 3 62 80.400 6.700 18 Chợ Mới 3 67 80.400 6.700 19 Cần Đăng 3 54 80.400 6.700 20 An Tức 3 48 80.400 6.700 Tổng 94 2.388 2.630.400 219.200

(Nguồn: Bảng lương khoán cửa hàng năm 2009)

¾ Quỹ lương thực hiện cửa hàng xăng dầu

Là quỹ lương được xác định trên cơ sở quỹ lương khoán cộng với tiền lương phần tăng năng suất lao động hoặc bị trừ do giảm năng suất lao động (nếu có), theo công thức:

Quỹ lương thực hiện = Quỹ lương khoán + Tiền lương tăng năng suất (hoặc giảm trừ năng suất)

Căn cứ, cơ sởđể quyết toán tiền lương tăng và giảm năng suất lao động:

Đối với khối cửa hàng xăng dầu khi năng suất lao động tăng lên hay năng suất lao động giảm so với năng suất ghi trong bảng giao khoán thì phần tiền lương tăng thêm khi năng suất tăng cũng như tiền lương bị giảm trừ khi năng suất giảm sẽ được quyết toán theo

đơn giá là 65 đồng/lít.

Khi năng suất lao động thực hiện vượt hơn năng suất khoán:

Khi năng suất lao động thực hiện thấp hơn năng suất khoán: Phần giảm trừ = (Năng suất khoán – Năng suất thực hiện) x 65đồng/lít Ví dụ: + Khi năng suất lao động tăng: Cửa hàng xăng dầu Bình Đức có số liệu tháng 2/2009 như sau: Năng suất khoán: 135 m3/tháng. Năng suất thực hiện: 136,518 m3/tháng. Quỹ lương cửa hàng: 9.600.000 đồng. Tiền thưởng quỹ lương: (136,518 - 135) x 1000 x 65 = 98.670 đồng. Quỹ lương thực hiện: 9.600.000 + 98.670 = 9.698.670 đồng. + Khi năng suất lao động giảm: Cửa hàng xăng dầu Mỹ Phước có số liệu tháng 2/2009 như sau: Năng suất khoán: 198 m3/tháng Năng suất thực hiện: 197,548 m3/tháng Quỹ lương cửa hàng: 16.600.000 đồng Giảm trừ quỹ lương: (198 - 197,548) x 1000 x 65 = 29.380 đồng. Quỹ lương thực hiện: 16.600.000 - 29.380 = 16.570.620 đồng.

Với hình thức khoán lương theo năng suất lao động và tiền thưởng năng suất vượt trội vừa làm tăng doanh số bán hàng, mối quan hệ giữa tiền lương mà công nhân nhận được và kết quả lao động thể hiện rõ ràng. Mặt khác với hình thức giảm trừ lương khi năng suất lao động thấp hơn năng suất khoán tạo động lực cho công nhân cố gắng hơn để

nâng cao năng suất lao động nhằm nâng cao thu nhập. ¾ Tiền lương khoán nhân viên công nhật

Tiền lương nhân viên công nhật được áp dụng là tiền lương khoán hàng tháng. Mỗi nhân viên được hưởng mức lương khoán, mức lương này được thỏa thuận giữa người quản lý lao động và nhân viên công nhật.

Ví dụ: cửa hàng xăng dầu Mỹ Phước có 1 nhân viên công nhật, lương khoán hàng tháng của nhân viên này là 800.000 đồng/tháng.

Với hình thức trả lương này, công nhân được hưởng toàn bộ tiền lương khoán, nhưng hình thức trả lương này không phụ thuộc nhiều vào doanh số bán hàng nên hạn chế là không khuyến khích nhân viên tăng năng suất lao động.

¾ Tiền lương còn lại

Tiền lương còn lại của nhân viên chính thức được xác định theo công thức sau:

Tỷ suất tính được xác định:

Tỷ suất =

Tiền lương khoán cửa hàng

Quỹ lương thực hiện – Lương khoán nhân viên công nhật

Ví dụ: cửa hàng xăng dầu Mỹ Phước có tháng 2/2009 có các số liệu như sau: Quỹ lương cửa hàng: 16.600.000 đồng

Quỹ lương thực hiện: 16.570.620 đồng Lương khoán nhân viên công nhật: 800.000 đồng Tỷ suất xác định:

16.570.620 – 800.000

Tỷ suất = = 0,95 16.600.000

Tiền lương còn lại của Cửa hàng trưởng – Nguyễn Văn Dứt: 3.400.000 x 0,95 = 3.230.000 đồng

Tương tự ta xác định được tiền lương các nhân viên còn lại, bảng tiền lương nhân viên cửa hàng xăng dầu Mỹ Phước như sau:

Bảng 4.19 Bảng tiền lương nhân viên cửa hàng xăng dầu Mỹ Phước

Đvt: ngàn đồng Stt Tên Chức vụ Lương chức danh công việc Ngày công Tiền lương còn lại 1 Nguyễn Văn Dứt CH Trưởng 3.400 26 3.230 2 Trần Thị Xuân Hoa CN bán lẻ XD 2.200 26 2.090 3 Lê Văn Khoa CN bán lẻ XD 2.200 26 2.090 4 Lê Nhựt Khanh CN bán lẻ XD 2.200 26 2.090 5 Nguyễn Thành Quới CN bán lẻ XD 2.200 26 2.090 6 Trương Thị Mỹ Thanh CN bán lẻ XD 2.200 26 2.090 7 Võ Minh Sương CN bán lẻ XD 2.200 26 2.090

8 Tạ Trung Nhiên Nhân viên công nhật 800

Tổng 16.600 16.570

Nhận xét:

Với hình thức trả lương khoán theo sản lượng ở khối cửa hàng xăng dầu, mối quan hệ

giữa tiền lương mà công nhân nhận được và kết quả lao động thể hiện rõ ràng, do đó kích thích công nhân cố gắng nâng cao năng suất lao động, nâng cao thu nhập. Việc tính toán tiền lương phụ thuộc vào kết quả lao động chung của tập thể. Với cách trả lương này có ưu điểm khuyến khích sự hợp tác và làm việc đồng đội, nhưng khuyến khích tổ

nhóm cũng có thể làm phát sinh tình trạng dựa dẫm, không nỗ lực của vài cá nhân trong nhóm, vì làm nhiều hay ít thì vẫn hưởng mức lương như nhau. Do đó với chính sách

tiền thưởng do năng suất tăng thêm, đây là động lực kích thích nhân viên làm việc hiệu quả, nâng cao sản lượng kinh doanh để nâng cao thu nhập.

Và đến đây thì một câu hỏi được đặt ra là với 2 cách trả lương cho nhân viên cửa hàng xe máy và trả lương cho nhân viên cửa hàng xăng dầu đều là hình thức lương khoán. Vì sao công ty không khoán lương cho cửa hàng xe máy và cửa hàng xăng dầu theo mức khoán chung mà lại tách riêng? Bởi lẽ, đặc trưng của cửa hàng xăng dầu là kinh doanh sản phẩm xăng dầu, riêng đối với mặt hàng này công ty có định mức khoán theo sản lượng, giá xăng dầu thường hay biến động theo thị trường, việc khoán theo sản lượng sẽ

tạo thuận lợi hơn cho bộ phận chi trả lương và thanh toán lương cho người lao động. Mặt khác, khoán lương cho cửa hàng xe máy theo doanh thu hiệu quả có phần phù hợp hơn, dễ dàng hơn cho công tác tính toán và kiểm tra, cửa hàng chủđộng về các chỉ tiêu tài chính. Bên cạnh đó, công ty giao kế hoạch cho cửa hàng xe máy nhằm phân định trách nhiệm quản lý rõ ràng và tính tự chịu trách nhiệm của cửa hàng về kết quả kinh doanh của mình.

Trong doanh nghiệp, chính sách lương của tổ chức đưa ra nhằm thu hút lao động có chất lượng cao, động viên người lao động nâng cao năng lực, thực hiện tốt công việc và giữ

chân những người lao động giỏi cho tổ chức. Tuy nhiên, bên cạnh tiền lương mà nhân viên nhận được, phụ cấp lương cũng được xem là tiền công, nó bổ sung lương, bù đắp thêm cho người lao động. Khi họ làm việc trong những điều kiện không ổn định hoặc chưa được tính đến khi xác định lương cho nhân viên. Ở Việt Nam, trong khu vực nhà nước có nhiều loại phụ cấp khác nhau như: phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, phụ

cấp khu vực,… Và hiện tại công ty đang áp dụng những loại phụ cấp nào sẽ được tác giả phân tích ở phần sau:

4.2.6 Phụ cấp

- Ph cp chc v: cán bộ công nhân viên chức đảm đương công việc quan trọng như: trưởng phòng, phó phòng, đội trưởng, cửa hàng trưởng… được hưởng phụ cấp chức vụ

theo quy định của công ty. Phụ cấp chức vụ không tính vào tiền lương chức danh công việc mà phụ cấp chức vụ chỉ sử dụng đểđóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

Theo quyết định số 0831/QĐ – BTM ngày 15 tháng 05 năm 2006 về việc áp dụng phụ

cấp chức vụ đối với một số chức danh: trưởng phòng, phó trưởng phòng, lãnh đạo các kho, đội vận tải, cửa hàng xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam như sau:

¾ Hệ số phụ cấp chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng:

Stt Chức danh Hệ số phụ cấp

1 Trưởng phòng và tương đương 0,4

2 Phó trưởng phòng và tương đương 0,3 Ví dụ: hệ số phụ cấp chức vụ Trưởng phòng, Phó trưởng phòng kinh doanh:

Bảng 4.20 Bảng hệ số phụ cấp chức vụ Trưởng phòng, Phó trưởng phòng kinh doanh

Stt Họ và tên Chức danh phụ cấp Hệ số 1 Võ Văn Dũng Trưởng phòng 0,4

¾ Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo các kho, đội vận tải, cửa hàng xăng dầu: Bảng 4.21 Bảng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo các kho,

đội vận tải, cửa hàng xăng dầu

Hệ số phụ cấp Stt Chức danh

Loại 1 Loại 2 Loại 3

1 Trưởng kho xăng dầu 0,5 0,4 0,3

2 Phó trưởng kho xăng dầu 0,4 0,3 0,2

3 Cửa hàng trưởng cửa hàng xăng dầu 0,4 0,3 0,2

4 Đội trưởng đội vận tải 0,4 0,3

5 Đội phó đội vận tải 0,3 0,2

Để xác định các mức phụ cấp cho quản lý các kho, cửa hàng xe, cửa hàng xăng dầu, đội vận tải, công ty căn cứ vào loại cửa hàng, kho,… để xác định hệ số phụ cấp tương ứng cho người lao động qua việc phân loại kho, đội vận tải, cửa hàng như sau:

+ Phân loại kho xăng dầu

Tiêu thức phân loại kho xăng dầu:

Việc phân loại các kho xăng dầu căn cứ vào quy mô và mức độ phức tạp trong quản lý kho xăng dầu, theo 06 tiêu thức với tổng điểm tối đa là 100 điểm, cụ thể như sau:

(1) Tổng lượng xăng dầu nhập và xuất bình quân tháng (trong đó nhập, xuất điều

động nội bộ và di chuyển nội bộđơn vị bằng đường ống, hệ sốđể tính sản lượng nhập xuất là 0,2 so với nhập xuất khác): điểm tối đa là 35 điểm.

(2) Tổng dung tích của kho: điểm tối đa là 20 điểm.

(3) Trình độ công nghệ nhập, xuất của kho (tựđộng, bán tựđộng, thủ công): điểm tối

đa là 10 điểm.

(4) Số chủng loại mặt hàng xăng dầu trong kho (toàn bộ các sản phẩm hoá dầu được coi là 1 chủng loại mặt hàng): điểm tối đa là 15 điểm.

(5) Số lao động định biên: điểm tối đa là 10 điểm.

(6) Phương thức nhập xuất (đường bộ, đường ống, đường sắt, đường thuỷ): điểm tối

đa là 10 điểm.

Bảng 4.22 Bảng chỉ tiêu và điểm các chỉ tiêu phân loại kho

Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị Điểm 1 xuTổấng lt ượng xăng dầu nhập, m3/tháng ≥ 50.000 5.000 đến < 50.000 < 5.000 35 11 – 34 10 2 Tổng dung tích kho m3 ≥ 20.000 2.000 đến < 20.000 < 2000 20 6 – 19 5 3 Trình của kho độ công nghệ nhập, xuất - Tựđộng - Bán tựđộng - Thủ công 10 7 4 4 Chủng loại mặt hàng trong kho Số mặt hàng ≥ 5 4 3 < 3 15 12 9 5

5 Số lao động định biên của kho Người

≥ 70 10 đến < 70 < 10 10 5 – 9 4

6 Phương thức nhập xuất của kho Số phthứươc ng

≥ 3 2 1 10 7 4 Phân loại kho xăng dầu: thành 03 loại theo sốđiểm đạt được cụ thể:

Stt Loại kho Điểm 1 Loại 1 > 80 điểm

2 Loại 2 50 đến < 80 điểm

3 Loại 3 < 50 điểm

Ví dụ cụ thể hệ số phụ cấp trưởng kho và phó kho Long xuyên, tháng 2/2009 có các số liệu sau:

Bảng 4.23 Bảng phân loại kho và hệ số phụ cấp chức vụ trưởng kho Long Xuyên Hệ số phụ cấp Stt Tiêu chí Giá trị Điểm

Phân loại

kho Trưởng kho Phó kho 1 Tổng lượng xăng dầu nhập xuất 4.442.096 lít/tháng 10

2 Tổng dung tích kho 600m3 5

3 Trình độ công nghệ nhập xuất Thủ công 4

4 Chủng loại mặt hàng trong kho 4 mặt hàng 12

5 Số lao động định biên 8 người 4

6 Phương thức nhập xuất của kho 2 7

Loại 3 0,3 0,2

Tổng 42

Qua bảng phân loại ta thấy kho Long Xuyên thuộc loại 3, do đó trưởng kho Long Xuyên – Nguyễn Văn Triệu có hệ số phụ cấp chức vụ là 0,3 và phó kho – Võ Đinh Phùng có hệ số phụ cấp chức vụ là 0,2.

+ Phân loại đội vận tải

Đội loại 1: là đội có tổ chức hạch toán và quản lý điều hành từ 20 phương tiện vận tải trở lên hoặc quản lý, điều hành từ 25 lao động trở lên hoặc có sản lượng vận tải trên 6.000.000m3 tấn km/năm.

Đội loại 2: là các đội vận tải còn lại nhưng phải quản lý từ 8 phương tiện vận tải hoặc quản lý điều hành trên 12 lao động.

Ví dụ cụ thể: Đội vận tải của công ty có số liệu tháng 2/2009: 17 lao động, quản lý 4 xe bồn, 3 tàu nên đội vận tải thuộc loại 2: mức phụ cấp chức vụ của đội trưởng đội vận tải -

Một phần của tài liệu Phân tích hình thức lương thực thường tại công ty xăng dầu An Giang (Trang 46)