Nguyên nhân chủ quan:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH ĐỔNG ĐA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 64 - 65)

V/ Tỷ suất sinh lờ

1.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, Nguyên nhân từ nội tại Chi nhánh Đống Đa NHNo&PTNT. Thực tế là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư nêu ra trong quy trình thẩm định thẩm định của NHNo đã được đề cập đến tuy nhiên mức độ chưa sâu mà còn mang nặng tính hình thức. Chúng chưa được coi trọng như là những chỉ tiêu cơ bản cho việc phân tích, đánh giá, lựa chọn dự án, chưa được coi là căn cứ để xác định triển vọng cũng như độ an toàn có thể có của dự án. Độ an toàn của dự án đầu tư thì rất hiếm khi được xem xét theo đúng bản chất của nó, mà nhìn chung chỉ xem xét độ an toàn của món vay thông qua việc đánh giá tài sản cầm cố, tài sản thế chấp hay thực lực của bên bảo lãnh… Trong khi yêu cầu của công tác thẩm định là phải thẩm định một cách khách quan dự án. Song đối với chi nhánh thì khả năng trả nợ của dự án của đơn vị xin vay là yêu cầu hàng đầu. Vậy làm thế nào để chi nhánh dung hoà được hai yêu cầu này. Liệu tính hiệu quả của dự án có được Ngân hàng quan tâm đến một cách đúng mực hay không?

Về vấn đề đánh giá tình hình tài chính của đơn vị xin vay thì làm thế nào để khẳng định được đơn vị xin vay có tình thình tài chính lành mạnh hay yếu kém, một đơn vị như thế nào là đơn vị hoạt động có hiệu quả. Chi nhánh chưa có một danh mục các tiêu chuẩn chính thức và các chỉ tiêu định mức để so sánh. Hiện nay việc đánh giá là hoàn toàn theo cảm tính và kinh nghiệm tích luỹ được của cán bộ thẩm định.

Hệ thống thu thập, xử lý và phân tích thông tin về thị trường của doanh nghiệp hay các đối tượng khách hàng xin, đang và sẽ vay có quan hệ tín dụng với chi nhánh nhằm dự báo kịp thời những rủi ro có thể xảy ra còn chưa được quan tâm. Hệ thống thông tin tín dụng từ dưới lên và từ trên xuống trong toàn hệ thống còn chưa được

củng cố nhiều đặc biệt là hệ thống thống kê tín dụng còn nhiều bất cập. Hiện nay chỉ có hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro của NHNo&PTNT Việt Nam nhưng hoạt động còn hạn chế.

Thứ hai, Nguyên nhân do cơ chế. Theo cơ chế hiện nay trước khi dự án đến Ngân hàng đã được các cấp có thẩm quyền xem xét và thẩm định (Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, chính quyền địa phương…). Tuy nhiên ở mỗi cấp độ khác nhau có các quyết định khác nhau. Khi tới tay Ngân hàng, Ngân hàng tiến hành thẩm định theo đúng quy trình có thể bị coi là lề mề mà nếu Ngân hàng từ chối cho vay sẽ dẫn tới mâu thuẫn ở mức độ nhất định đối với cơ quan chính quyền địa phương.

Thứ ba, Nguyên nhân phát sinh từ phía đơn vị xin vay. Có nhiều đơn vị không muốn công khai tình hình tài chính của mình do đó cán bộ thẩm định rất khó tiếp cận để khia thác thông tin. Tài liệu chủ yếu mà cán bộ thẩm định sử dụng để xem xét đánh giá đơn vị xin vay là các báo cáo tài chính của đơn vị xin vay song thực tế có một số đơn vị thực hiện quyết toán muộn, có đơn vị thì lập2 loại boá cáo tài chính riêng. Do đó tính chân thực của các báo cáo ta chính không được kiểm nghiệm.

Khi phân tích dự án bản thân đơn vị xin vay chưa nắm đầy đủ các nội dung và thủ tục cần thiết, chưa có thông tin đầy đủ về thị trường, nên các báo cáo nghiên cứu khả thi còn thiếu nhiều nội dung và đòi hỏi các cán bộ thẩm định phải lưu tâm yêu cầu giải trình thêm. Điều này gây mất thời gian cho cả 2 bên và làm chậm thời gian thẩm định.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH ĐỔNG ĐA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w