Kiến nghị đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ VIỆC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TRÊN CỦA CHI NHÁNH NHPT THÁI BÌNH (Trang 100)

3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ch

4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần tiếp tục rà soát các văn bản nghiệp vụ, chế độ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành, các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng nhà nước để kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản chồng

chéo, không còn phù hợp, xây dựng hệ thống, quy trình thẩm định mới rõ ràng, cụ thể hơn. Nội dung thẩm định phải được bổ sung cho phù hợp theo từng lĩnh vực cụ thể.

- Tổ chức các đoàn công tác đôn đốc giải ngân, cùng Chi nhánh tháo gỡ khó khăn trong việc thẩm định các dự án lớn.

- Triển khai các thỏa thuận hợp tác đã ký nhằm tăng cường hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ trong hoạt động Ngân hàng, thực hiện tốt các thỏa thuận song phương để khai thác các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đào tạo cán bộ, học tập quản lý Ngân hàng hiện đại, xây dựng chiến lược hợp tác kinh tế mang tính dài hạn.

- Trang bị đầy đủ máy tính và các trang thiết bị tin học phục vụ cho công tác chuyên môn tại các Chi nhánh. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án công nghệ thông tin: Trang Web của Ngân hàng Phát triển, dự án xây dựng mạng truyền thông diện rộng phục vụ cho khai thác thông tin của tất cả các Chi nhánh.

- Tiếp tục tổ chức lớp đào tạo nâng cao về nghiệp vụ ngân hàng: chuyên sâu về thẩm định dự án đầu tư, xếp loại khách hàng, quản trị tín dụng và quản trị rủi ro, kỹ năng phân tích dự báo tài chính.

- Tăng cường công tác tổ chức các khoá học ngắn hạn, các lớp tập huấn thẩm định dự án đầu tư, tổ chức đi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm công tác thẩm định cho các chi nhánh nhằm nâng cao năng lực thẩm định dự án đầu tư trong toàn hệ thống.

- Ngoài ra, Ngân hàng Phát triển cần coi trọng hơn nữa chế độ đãi ngộ, sử dụng cán bộ thích hợp để giữ được nguồn nhân lực đồng thời thu hút được nhân tài cho ngành phục vụ cho các hoạt động của toàn ngành.

4.3. Đối với cơ quan chính quyền tại địa phương

Chính quyền địa phương chỉ đạo các cơ quan tham mưu chuyên môn tiến hành các thủ tục liên quan đến đầu tư dự án cần nhanh gọn thông thoáng hơn nữa để tạo cho chủ đầu tư nắm bắt kịp thời cơ hội đầu tư những dự án hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

- Các sở tại địa phương phải tích cực thực hiện chức năng quản lý của mình về việc: cấp giấy phép xây dựng, giấy phép đầu tư để tránh tình trạng Chi nhánh phải tiếp

tục thẩm định lại những nội dung liên quan đến thiết kế kỹ thuật hay sự phù hợp với quy hoạch xây đựng địa phương của dự án.

4.4. Đối với chủ đầu tư

Để giúp cho Chi nhánh có thể nâng cao được chất lượng thẩm định dự án, có quyết định chính xác trong việc cho vay đối với các dự án, tránh những trường hợp từ chối không cho vay những dự án có hiệu quả do nguyên nhân từ công tác thẩm định làm mất cơ hội đầu tư của dự án. Trước hết, các doanh nghiệp có dự án xin vay vốn tại Chi nhánh cần phải cung cấp đầy đủ những tài liệu cần thiết và trung thực cho Chi nhánh đúng quy định để quá trình thẩm định được tiến hành nhanh chóng hơn. Ngoài ra, các doanh nghiệp, chủ đầu tư nên lựa chọn những ngành, nghề kinh doanh phù hợp với khả năng tài chính, kỹ năng quản lý của mình.

Các dự án đầu tư xin vay vốn cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tính hợp pháp, phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành, vùng để Chi nhánh không phải mất thời gian và chi phí để thẩm định những dự án không được phép hoạt động. Các chủ đầu tư cần nghiêm chỉnh chấp hành việc xây dựng và lập dự án đúng quy định và nhận thức đúng vai trò của công tác thẩm định dự án trước khi ra quyết định đầu tư để có những dự án đầu tư thực sự có hiệu quả, tránh coi việc lập dự án chỉ là hình thức để xin vay.

Các luận chứng kinh tế kỹ thuật, các báo cáo tài chính và hồ sơ tài liệu có liên quan được gửi lên Chi nhánh cần đảm bảo tính trung thực, chính xác để kết quả thẩm định được chính xác. Muốn vậy các chủ đầu tư cần có sự hợp tác cao với Chi nhánh. Khi công tác thẩm định dự án được tiến hành tốt, Chi nhánh đưa ra được những quyết định đúng đắn thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đầu tư của doanh nghiệp, chủ đầu tư đồng thời đảm bảo khả năng thu hồi vốn của Chi nhánh. Như vậy, cả Chi nhánh và chủ đầu tư đều có lợi.

Hoàn thiện công tác thẩm định dự án là một yêu cầu cấp thiết và khách quan đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng nhằm bảo đảm cho các quyết định tài trợ cho dự án, đem lại lợi ích cho cả 2 bên : ngân hàng và chủ đầu tư.

Trên đây là một số giải pháp đề ra dựa trên những nghiên cứu chủ quan của cá nhân em. Để các giải pháp đề ra có tính khả thi, nhằm hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư, Chi nhánh cần nhanh chóng hoàn thiện công tác tổ chức cũng như mối liên hệ với các tổ chức quản lý hành chính địa phương cũng như các tổ chức tài chính – ngân hàng khác không chỉ trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Do giới hạn về trình độ, kinh nghiệm và thời gian tìm hiểu thực tế nên bài viết của em không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo và các cán bộ tại Chi nhánh để giúp em hoàn thiện bài viết này.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của cô giáo – Th.s Lương Hương Giang và các cô, chú, anh, chị cán bộ công tác tại NHPT Chi nhánh tỉnh Thái Bình để giúp em hoàn thiện đề tài này!

Hà Nội, tháng 05 năm 2010 Sinh viên thực hiện

Trương Thị Ngọc Anh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập_ Tự Do_ Hạnh Phúc

LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi: Khoa Đầu tư trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Tên em là: Trương Thị Ngọc Anh

Sinh viên lớp: Kinh tế Đầu tư B – K48QN Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Sau 4 năm học tập trên ghế nhà trường và một thời gian thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Bình được sự cho phép của khoa Đầu tư, sự cho phép và hướng dẫn của cô giáo Th.s Lương Hương Giang, em làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “ Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Bình”

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em.

Số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của Chi nhánh. Các kết quả nghiên cứu do chính em thực hiện dưới sự chỉ đạo của cán bộ Chi nhánh hướng dẫn.

Hà Nội, Ngày 7 tháng 5 năm 2009

Sinh viên

Trương Thị Ngọc Anh

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

2. PGS.TS. Lưu Thị Hương – Giáo trình Thẩm định tài chính dự án - Xuất bản năm 2004.

3. Ths. Nguyễn Thị Mai Hương – Tư liệu giảng dạy môn Thẩm định dự án đầu tư 4. Báo cáo Thẩm định của NHPT Chi nhánh tỉnh Thái Bình.

5. Báo cáo khả thi dự án xây dựng nhà xưởng, máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất thuỷ tinh công suất 28.000tấn/năm của Công ty TNHH pha lê Việt Tiệp Thái Bình

6. Các văn bản pháp luật của nhà nước và của NHPT Việt Nam. 7. Các văn bản quy định của NHPT Chi nhánh tỉnh Thái Bình. 8. Luận văn của các khóa trước.

Nguyễn Thị Tuyết Mai (2008), Giải pháp hoàn thiện chất lượng công tác thẩm định dụ án tại Ngân hàng MBH- Hà Nội. Luận văn tốt nghiệp, ĐHKTQD Hà nội

Ngô Thuý Hà (2006), Giải pháp nâng cao công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Quảng Ninh. Luận văn tốt nghiệp, ĐHKTQD Hà Nội.

Đỗ Thị Lan Hương (2003), Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng Công thương Ba Đình. Luận văn tốt nghiệp, ĐHKTQD Hà Nội.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ VIỆC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TRÊN CỦA CHI NHÁNH NHPT THÁI BÌNH (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w