Giải pháp nâng cao chất lượng phương pháp thẩm định

Một phần của tài liệu MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ VIỆC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TRÊN CỦA CHI NHÁNH NHPT THÁI BÌNH (Trang 91 - 92)

3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ch

3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng phương pháp thẩm định

pháp thẩm định một cách linh hoạt và phù hợp với đặc điểm của từng dự án

Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Bình cần chủ động lựa chọn phương pháp thẩm định dự án đầu tư có hiệu quả nhất, hợp lý nhất và phù hợp nhất với toàn cảnh thực tế để ứng dụng công tác thẩm định vào thực tế.

Chi nhánh cần tiến hành kiểm tra và rà soát lại toàn bộ cách tính toán các chỉ tiêu được sử dụng để phân tích nhằm tìm ra những thiếu sót, bất hợp lý để bổ sung, thay đổi cho phù hợp.Việc này phải được tiến hành bởi những người trực tiếp tham gia thẩm định dự án và tiến hành song song với việc tăng cường tham khảo các phương pháp hiện đại và ứng dụng như thế nào cho phù hợp với công tác thẩm định tại Chi nhánh bởi mỗi dự án có đặc thù riêng.Vì vậy,cách thẩm định ở mỗi dự án là khác nhau, cán bộ thẩm định cần lựa chọn phương pháp thẩm định cho phù hợp với từng dự án.

Tiêu chuẩn hóa các chỉ tiêu cũng như đánh giá chi tiết các rủi ro của dự án đầu tư tại Chi nhánh nhằm nâng cao cách thức và phương pháp thẩm định.

Việc so sánh các chỉ tiêu trong thẩm định dự án phải là sự kết hợp so sánh với các dự án với nhau, so sánh với mức chuẩn của nhà nước quy định và cả chuẩn của khu

vực và thế giới; các chỉ tiêu của dự án phải được so sánh cả về mặt thời gian; các tiêu chuẩn, định mức để so sánh cần được tập hợp theo các lĩnh vực và liên tục cập nhật.

Ngoài việc thẩm định tư cách, năng lực pháp lý, năng lực điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh, uy tín của các dự án, vẫn còn một số nhân tố chưa được cán bộ thẩm định quan tâm nhưng thực chất là cần phải đề cập trong chu trình thẩm định khách hàng vay vốn. Đó là các chỉ số dự báo trước khi cho vay như: giá vàng, tỷ giá, lạm phát và các biến cố có thể dự đoán về kinh tế, chính trị, xã hội. Trên cơ sở những thông tin về tỷ giá, lạm phát và các biến cố có thể dự đoán được mà báo chí và các báo cáo nghiên cứu thị trường, những diễn biến của nền kinh tế trong thời gian tới, cán bộ thẩm định cần có kiến nghị cụ thể về sự cần thiết bổ sung những nhân tố trên trong chu trình thẩm định khách hàng và dự báo thị trường của dự án. Đây cũng là một trong số biện pháp nhằm nâng cao vai trò, chất lượng công tác thẩm định dự án .

Về đánh giá rủi ro: Phải đưa ra được càng nhiều rủi ro mà dự án có thể gặp phải như: rủi ro khi biến động nhu cầu thị trường, biến động về thời tiết đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực vận tải biển, biến động của dịch bệnh gây ra với một số dự án chăn nuôi, chể biến nông phẩm ... Các rủi ro càng được tính toán kỹ lưỡng thì tính an toàn của tín dụng càng cao. Muốn được như vậy phải xây dựng được các nhân tố rủi ro: định nghĩa, phân loại sự cố, mô phỏng các tình huống của sự cố và các hành động cụ thể để ứng phó. Kế hoạch phải thể hiện bằng văn bản được thiết lập trên công việc hàng ngày. Vì vậy, cần phải triển khai tiếp nhận những hỗ trợ kỹ thuật về quản trị rủi ro, trong đó bao gồm cả nâng cao trình độ quản trị rủi ro.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ VIỆC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TRÊN CỦA CHI NHÁNH NHPT THÁI BÌNH (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w