Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI (Trang 105 - 108)

- Thẩm định kế hoạch và phương án sản xuất kinh doanh Thẩm định các phương pháp đảm bảo tín dụng.

6 Tỷ lệ cán bộ thẩm định tín dụng

3.2.6. Các giải pháp khác

Trên cơ sở áp dụng đồng bộ các giải pháp cụ thể đã được đề cập ở trên, trong thời gian tới, để tăng cường chất lượng thẩm định tín dụng nói chung và thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với các DNVVN nói riêng, thì chi nhánh cần kết hợp thực hiện đồng bộ và thêm một số giải pháp sau:

Thứ nhất: Tăng cường tổ chức các cuộc thi các cuộc thi cán bộ tín dụng giỏi, cán bộ thẩm định giỏi

Qua nghiên cứu thực tế cho thấy, hàng năm chi nhánh mới chỉ cử cán bộ tham gia các cuộc thi do ngân hàng No&PTNT Việt Nam tổ chức (số lần tổ chức chưa được nhiều và thường xuyên), mà chi nhánh chưa tự tổ chức các cuộc thi cán bộ tín dụng giỏi, cán bộ thẩm định giỏi, để từ đó khích thích được việc học tập thường xuyên của cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định. Do đó, trong những năm tới, chi nhánh nên tổ chức mỗi năm một lần và yêu cầu tất cả các thành viên phải tham gia, khi đó một mặt có thể kiểm tra được kiến thức của các bộ chi nhánh, mặt khác nhằm kích thích thêm sự học tập của cán bộ, nhân viên trong chi nhánh.

Thứ hai: Tăng cường các buổi toạ đàm, giao lưu với các chi nhánh khác

Việc tăng cường các buổi toạ đàm, giao lưu với các chi nhánh khác nhằm tăng cường học hỏi giữa các chi nhánh và cũng có thể có thêm được các thông tin bổ ích khác từ các chi nhánh tham gia giao lưu, qua đó sẽ bổ sung thêm vào nguồn thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định của chi nhánh Nam Hà Nội trong những lần thẩm định sau.

Thứ ba: Tách biệt cụ thể giữa lương và thưởng cho cán bộ, nhân viên trong chi nhánh

Hiện nay, chi nhánh mới chỉ áp dụng biện pháp trả lương, còn biện pháp thưởng vẫn chưa được chú trọng. Vì vậy, trong những năm tới, chi nhánh nên áp dụng mức thưởng, phạt một cách cụ thể, công minh và công

bằng đối với các cán bộ, nhân viên thực hiện chức năng thẩm định, tín dụng đối với mỗi khoản vay, để từ đó gắn quyền lợi và trách nhiệm của từng cán bộ thực hiện thẩm định đối với từng món vay tương ứng.

Thứ tư: Tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa chi nhánh với các cơ quan hữu quan

Cần có sự phối hợp chặt chẽ làm tăng sự hậu thuẫn của các cơ quan chính quyền và các tổ chức, nhằm có thêm được các thông tin chính xác về cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước, về tình hình hoạt động, uy tín của doanh nghiệp, những thông tin này sẽ rất hữu ích cho việc thẩm định của chi nhánh.

Thứ năm: Chủ động hơn nữa trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc lập và kiểm tra phương án sản xuất kinh doanh

Các cán bộ thẩm định (cán bộ tín dụng) là những người rất am hiểu về tài chính, kế toán, có kiến thức tổng hợp và phân tích tốt. Thêm vào đó lại có nguồn thông tin phong phú về thị trường đầu ra, đầu vào hay nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Vì vậy, trong thời gian tới chi nhánh cần chủ động tích cực tư vấn, giúp đỡ các doanh nghiệp lập, kiểm tra các phương án sản xuất kinh doanh và các thông tin liên quan (như nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, và đầu ra của sản phẩm…) sao cho có hiệu quả cho các doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, sẽ làm tăng khả năng hoàn trả nợ của doanh nghiệp, và khi đó chất lượng thẩm định tín dụng cũng sẽ được nâng cao.

- Ngoài ra, chi nhánh cần phát huy vai trò của các tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên trong chi nhánh nhằm tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp cho các cán bộ, nhân viên của chi nhánh. Chủ động giúp đỡ các cán bộ, chi nhánh có hoàn cảnh khó khăn, làm cho họ có thể yên tâm làm việc, tránh được những cám rỗ của đồng tiền để làm sai quy định.

3.3. Kiến nghị

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w