1 số giải pháp giảm nghèo ở Hải Phòng đến năm 205
3.2.8. Thực hiên tốt việc xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo
Công tác giảm nghèo ở Hải Phòng không chỉ là trách nhiệm, sự quan tâm và giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, sự cố gắng của bản thân người nghèo, hộ nghèo mà còn đòi hỏi sự giúp đỡ của cộng đồng xã hội về vật chất và tinh thần. Thực hiện tốt tinh thần “ tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”
đó là động lực mạnh mẽ để xoá đói giảm nghèo. Chính vì vậy cần tập trung: - Tuyên truyền giáo dục cho người dân nhận thức được công tác giảm nghèo là mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân họ. Vì vậy nguồn lực thiết thực nhất là của bản thân mỗi gia đình, mỗi nhóm dân cư, mỗi bản làng, với phương châm các gia đình hỗ trợ nhau làm kinh tế bằng cách trao đổi kinh nghiệm làm ăn nhằm khắc phục tư tưởng tự ty, mặc cảm, không chịu học hỏi kinh nghiệm làm ăn chỉ dựa vào hỗ trợ của nhà nước.
- Nâng cao năng lực cán bộ các cấp chính quyền và đoàn thể, đặc biệt là cán bộ thôn, xã, bản. Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ cơ sở có khả năng tiếp thu và truyền đạt chủ trương chính sách của nhà nước. Muốn vậy, cần tập trung:
+ Tổ chức những điểm tập huấn với các hình thức tập huấn cho cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp tỉnh, huyện, xã về công nghiệp hóa, hiện đại hoá kinh tế thị trường, kinh tế đối ngoại, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế…
+ Tăng cường cán bộ cho cơ sở vùng sâu, vùng xa và vùng biển giới hải đảo. Cải tiến và ban hành các chính sách, chế độ khuyến khích cán bộ lên công tác ở vùng sâu, vùng xa, cán bộ người dân tộc.
+ Mở rộng diện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở trường chính trị tỉnh, chú trọng đội ngũ cán bộ chủ chốt, đương chức và kế cận ở cơ sở, cán bộ người
dân tộc, củng cố các trường dân tộc nội trú của tỉnh, huyện, miền núi, trường dự bị đại học dân tộc, trường dân tộc vừa học vừa làm.
+ Tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo các cấp và đội ngũ công tác viên làm công tác XĐGN ở cơ sở.
- Thực hiện quy chế dân chủ, công khai hoàn toàn bộ quỹ vốn vay và các nguồn hỗ trợ khác để nhân dân hiểu và tham gia vào công tác XĐGN.
- Xã hội hoá việc huy động và sử dụng nguồn vốn cho xoá đói giảm nghèo và trợ cấp xã đối với người nghèo. Đặc biệt là thu hút vốn từ các bộ phận dân cư, của khu vực tư nhân, các hiệp hội ban ngành đoàn thể, các tổ chức trong và ngoài nước.
Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong công tác XĐGN là rất to lớn. Các tổ chức, đoàn thể đã giúp hội viên nghèo không chỉ vay vốn, lao động mà đặc biệt là kinh nghiệm làm ăn, nhờ có phong trào giúp đỡ nhau XĐGN của các tổ chức đoàn thể mà góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo của tỉnh.
KẾT LUẬN
Nghèo khổ là hiện tượng kinh tế xã hội có tính chất phổ biến đối với mọi quốc gia, dân tộc. Đó là thách thức gay gắt đối với sự phát triển của thế giới hiện đại. Khắc phục hiện tượng này là mối lo toan thường xuyên của các quốc gia ở mọi khu vực, đòi hỏi nỗ lực chung giải quyết vấn đề có tính toàn cầu này.
Đối với nước ta,giảm nghèo hướng tới xã hội phồn vinh về kinh tế, lành mạnh về xã hội, kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội trong xu thế hội nhập là vấn đề thời sự, bức xúc hiện nay. Đảng ta đặc biệt quan tâm tới giảm nghèo không chỉ cộng đồng dân cư nông thôn và còn đối với cả cộng đồng dân cư đô thị và mọi vùng miền trên cả nước nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, các cơ sở cách mạng, các đối tượng ưu tiên xã hội.
Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo, Đảng, chính quyền, nhân dân thành phố Hải Phòng đã sớm phát động phong trào giảm nghèo. Trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND cùng phối hợp với các ngành, các cấp, các huyện thị với những chính sách thích hợp đối với người nghèo, xã nghèo. Qua nghiên cứu thực trạng nghèo đói ở địa bàn thành phố , xác định nguyên nhân dẫn đến đói nghèo do hạn chế của chính người nghèo, do điều kiện tự nhiên và do xã hội tác động. Trên cơ sở chủ trương, chính sách đạt được trong những năm vừa qua, để giải quyết được vấn đề giảm nghèo đến năm 2015 cần áp dụng đồng bộ và hệ thống các giải pháp kinh tế gắn liền với giải pháp xã hội như: đẩy manh phát triển kinh tế- xã hội với tốc độ cao và bền vững kết hợp lồng ghép các chương trình, dự án; phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn để giảm nghèo; Phát triển công nghiệp tạo việc làm và nâng cao mức sống; Phát triển cơ sở hạ tầng cho xã nghèo, vùng nghèo, người nghèo tiếp cận dịch vụ công;
Phát triển dịch vụ y tế, giáo dục, chương trình kế hoạch hoá cho người nghèo; phát triển mạng lưới ASXH và thực hiện tốt xã hội hoá công tác giảm nghèo.
Qua đó ta thấy giảm nghèo là một vấn đề quan trọng không những được xã hội quan tâm mà còn là mục tiêu lớn của tỉnh, của quốc gia. Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “ Hễ dân đói là Đảng và Chính phủ có lỗi, hễ dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi, hễ dân ốm đau là Đảng và Chính phủ có lỗi, hế dân không được học là Đảng và Chính phủ có lỗi” vẫn luôn có ý nghĩa sâu sắc trong mọi giai đoạn khi thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo.
TÊN TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo 2006- 2010, 9- 2005.
2. Công ty Aduki, Vấn đề nghèo ở Việt Nam, NXB. Chính trị quốc gia, 1996.
3. Diễn đàn kinh tế- tài chính Việt Pháp, Chính sách và chiến lược giảm bất bình đẳng và nghèo khổ. NXB. Chính trị quốc gia, 2003.
4. Nguyễn mạnh Hùng, Chiến lược- kế hoạch- chương trình đầu tư phát triển KT-XH Việt Nam đến năm 2010, NXB.Thống Kê, 2004.
5. Giáo trình kinh tế phát triển,
6. Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng,
7. Tatyana p. Soubbotina, không chỉ là tăng trưởng kinh tế, NXB. Thông tin, 2005.
8. UBND thành phố Hải Phòng, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh; mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển năm 2007
9. UBND thành phố Hải Phòng, Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội thành phố giai đoạn 2006- 2010.
10.Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XVI, NXB.Chính trị quốc gia, Hà Nội- 2006
11.http: // kinh te 24.com.
MỤC LỤC
1 số giải pháp giảm nghèo ở Hải Phòng đến năm 2015 ...1
LỜI MỞ ĐẦU...1
CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI GIẢM NGHÈO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ...3
1.1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ ...3
1.1.1. Khái niệm...3
1.1.2 Nội dung của phát triển kinh tế ...4
1.2 NGHÈO KHỔ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN...5
1.2.1 Khái niệm...5
1.2.2. Cách xác định giới hạn nghèo khổ...5
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hộ nghèo...7
1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIẢM NGHÈO ....9
1.3.1 Khái niệm giảm nghèo...9
1.3.2. Vai trò của công tác giảm nghèo...10
1.3.3. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và giảm nghèo...11
1.4. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾNNGHÈO KHỔ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHÈO KHỔ...12
1.4.1. Nguyên nhân dẫn đến nghèo khổ...12
1.4.2. Đặc điểm của các hộ nghèo khổ...16
1.5 MỘT SỐ KINH NGHIỆM XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM ...17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO Ở TP HẢI PHÒNG ...21
2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA TP HẢI PHÒNG...21
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên...21
2.2.2 Tình Hình Kinh Tế Của Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2007...27
2.1.3 Tình hình về văn hóa và xã hội của Hải Phòng...35
2.1.4 Tình hình chính trị của thành phố...40
2.2 THỰC TRẠNG NGHÈO KHỔ VÀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO Ở TP HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2001 – 2010...42
2.2.1.Thực trạng nghèo khổ ở thành phố Hải Phòng giai đoạn 2001- 2005...42
2.2.2 Thực trạng nghèo khổ ở thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006-2010 ...48
2.3 THỰC TRẠNG VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NGHÈO Ở HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2006 – 2009 ...50
2.3.1 Đói nghèo do hạn chế của chình người nghèo và gia đình họ...50
2.3.2.Nguyên nhân do điều kiện tự nhiên...50
2.3.3.Do các yếu tố về xã hội...51
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2001-2010...53
2.4.1 Ưu Điểm...53
2.4.2 Hạn Chế...54
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIỂN NGHỊ THỰC HIỆN VIỆC GIẢM NGHÈO Ở HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2015...55
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TP HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2015...55
3.1.1.Phương hướng...55
3.1.2. Mục tiêu việc giảm nghèo ...57
3.2.1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội với tốc độ cao, toàn diện và bền vững; lồng ghép các chương trình, tận dụng các nguồn lực để đầu tư
cho mục tiêu phát triển cộng đồng và Gảm Nghèo...57
3.2.2. Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn để xoá đói giảm nghèo...58
3.2.3. Phát triển ngành nuôi trồng và chế biến thuỷ sản để giam nghèo.61 3.2.4. Phát triển công nghiệp tạo việc làm và nâng cao mức sống cho người Nghèo...62
3.2.5. Phát triển cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo, vùng nghèo, người nghèo tiếp cận dịch vụ công...64
3.2.6. Phát triển các dịch vụ giáo dục, y tế và chương trình kế hoạch hoá cho người nghèo ...67
3.2.7. Phát triển mạng lưới an sinh xã hội giúp đỡ người nghèo...71
3.2.8. Thực hiên tốt việc xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo...72
KẾT LUẬN...74
TÊN TÀI LIỆU THAM KHẢO...76