Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn để xoá đói giảm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp giảm nghèo ở Hải Phòng đến năm 2015 (Trang 58 - 61)

1 số giải pháp giảm nghèo ở Hải Phòng đến năm 205

3.2.2. Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn để xoá đói giảm

Hiện nay do 77% cư dân song ở nông thôn ,70% thu nhập và đời sống của cư dân nông thôn dựa vào nông nghiệp , 90% số người nghèo sống ở nông thôn ,do đó phát triển nông thôn là mấu chốt của chiến lược giảm nghèo

Do diện tích đất trồng trọt giới hạn và nhu cầu của thị trường nông sản truyền thống hạn chế ,để đạt mức tăng trưởng cao ,tạo cơ hội giảm nghèo phải tiến hành đồng bộ các giải pháp như phát triển khoa học công nghệ , chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn , tổ chức và xây dựng các thể chế mới với sưh tham gia của nông dân, chế biến và tiếp thị , tăng đầu tư choc ho ngành nông nghiệp đặc biệt là cơ sở hạ tầng nông thôn , phát triển nguồn lực ,cacir cách các chính sách về đất …nhằm đảm bảo các mục tiêu tăng năng suất giảm giá thành tăng khả năng cạnh tranh .Tạo nhiều việc làm và thu nhập cho nông dân.Do đó thành phố cần tập chung vào vấn đề sau

a. Nâng cao hiệu quả và đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp * Các giải pháp về đất đai và thuỷ lợi

- Giao quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân dưới nhiều hình thức thích hợp để người dân yên tâm đầu tư vào sản xuất trên diện tích đất của mình.

- Khuyến khích nông dân tự bỏ vốn và sức lao động để cải tạo đồng ruộng, xây dựng hê thống kênh mương và giao thông nông thôn.

- Đầu tư hỗ trợ xã nghèo, vùng nghèo xây dựng các công trình thuỷ lợi ở những nơi có điều kiện, nâng cấp các hồ đập đã bị xuống cấp và thực hiện chủ trương kiên cố hoá kênh mương.

* Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

- Áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật như trang bị công nghê, vật tư và thiết bị tiên tiến trong nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, sử dụng hợp lý hơn các yếu tố đầu vào (phân bón, thuốc trừ sâu, thuỷ lợi..), cải tiến giống và phương thức canh tác từng bước đầu tư phát triển cơ giới hoá, điện khí hoá

- Chú trọng nghiên cứu và phát triển công nghệ thích hợp , nhất là các loại cây trồng vật nuôi có năng suất , chất lượng và giá trị cao kỹ thuật canh tác tiến bộ và phương pháp bảo vệ thực vật thú y hiệu quả, công nghệ chế biến bảo quản nông sản phù hợp. Tăng cường nghiên cứu kinh tế- xã hội , nghiên cứu môi trường .Định hướng và tổ chức lại hệ thông nghiên cứu nông nghiệp hiện nay và công nghệ sau thu hoạch

* Về công tác đào tạo nghề

- Tiến hành tập huấn cho cấn bộ địa phương , cán bộ xóa đói giảm nghèo về nội dung biện pháp giảm nghèo .Mở rộng công tác đào tạo nghề chon nam nữ thanh niên nông thôn.Thanh phố nên đầu tư giúp đỡ cơ sở hạ tầng , người đi học chỉ đóng lệ phí hang tháng .Xây dựng cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở dạy nghề tại địa phương

- Khuyến khích phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ đào tạo và khuyến nông .Tập trung kinh phí khuyến nông vào các vùng khó khăn để bảo đảm người nghèo và đồng bào dân tộc ít người được hưởng chất lượng dịch vụ khuyến nông tương đương với các vùng khác.Tổ chức thường xuyên việc

cung cấp thong tin về áp dụng giống mới , hướng dẫn kĩ thuật ,kinh nghiệm có hiệu quả của các hộ nghèo

- Hỗ trợ nghiên cứu công nghệ chi phí thấp ,hiệu quả phù hợp với nhu cầu của người nghèo .Khuyến khích trao đổi thường xuyên kinh nghiệm sản xuất giữa các trường đại học , các viện nghiên cứu , các nhà nghiên cứu và quản lí ,cán bộ kỹ thuật …với nông dân nghèo để giúp họ tăng năng suất cây trông

- Cần mở rộng đào tạo nghề, nâng cao trình độ về kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng sản xuất cho người lao động và hộ đói nghèo.

- Đi đôi với đào tạo, hướng dẫn kiến thức, kinh nghiêm cần phải dạy văn hoá cho họ để họ có năng lực, trí tuệ, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hiệu quả cao hơn

- Thanh phố cũng cần đầu tư xây dựng KCHT trong ngành giáo dục đào tạo và hỗ trợ một phần kinh phí cho các cơ sở dạy nghề tại các địa phương giúp làm giảm gánh nặng kinh phí cho người nghèo đi học.

*. Thực hiện chính sách tín dụng

- Thực hiện chính sách tín dụng phù hợp với các đối tượng chính sách, tạo điều kiện cho người nghèo, người yếu thế, người bị rủi ro và ưu tiên cho phụ nữ có nhu cầu cần được vay vốn tín dụng với lãi suất hợp lý, kịp thời và đúng thời vụ để phát triển sản xuất.

- Trước mắt áp dụng chính sách lãi suất thấp cho người nghèo. Về lâu dài sẽ chuyển sang tăng khả năng tiếp cận của người nghèo với hệ thống tín dụng được đơn giản hoá thủ tục gắn với đào tạo

*. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đa dạng hoá thu nhập ở nông thôn

- Tiếp tục hỗ trợ các hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu nông lâm sản.Nghiên cứu và ban hành các chính sách phù hợp với cam

kết quốc tế nhằm hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ đối với một số sản phẩm nông lâm , ngư nghiệp quan trọng có kinh tế cao ,có khả năng cạnh tranh và có thị trường tiêu thụ cho xuất khẩu và thay thế nhập khẩu

- Khuyến khích cách doanh nghiệp ,cá nhân hợp tác lien doanh đa dạng theo chiều ngang ( sản xuất - chế biến - tiêu thụ) và theo chiều dọc ( ngành hang – hiệp hội )để tổ chức tiêu thụ nông sản hang hóa cho nông dân.Tạo khuôn khổ pháp lý thích hợp đê thúc đẩy thực hiên các hình thức giao kết hợp đồng kinh tế giữa doing nghiệp , cá nhân với nông dân và các cộng đồng tại địa phương trong sản xuất nông nghiệp

- Có chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế trong việc vay vốn tín dụng , miễn giảm thuế trong các dự án đầu tư cơ sở chế biến , tạo vùng nguyên liệu tại các cộng đồng nghèo ,các vùng sâu , vùng xa .Khuyến khích các doanh nghiệp nhận bảo trợ , hỗ trợ các xã nghèo

- Một nền kinh tế thuần nông không thể đem lại sự giàu có, ổn định và phồn vinh cho người dân. Do đó chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hóa là một biện pháp quan trọng để xoá đói giảm nghèo.

- Cần phát triển mạnh mẽ ngành nghề phi nông nghiệp, đây là xu hướng cơ bản để phát triển nông thôn trong tương lai.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp giảm nghèo ở Hải Phòng đến năm 2015 (Trang 58 - 61)