1 số giải pháp giảm nghèo ở Hải Phòng đến năm 205
2.3.1 Đói nghèo do hạn chế của chình người nghèo và gia đình họ
Biểu đồ 10 : Các nguyên nhân nghèo do chính người nghèo năm 2007
Nguyên nhân dẫn đến nghèo Tỉ lệ %
Gia đình đông con ít lao động 18,9
Thiếu vốn hoặc không co vốn kinh doanh ,chi tiêu không có kế hoạch
8,34 Thiếu hoặc không có kinh nghiệm làm ăn 20,36 Thiếu đất thiếu việc làm không có nghề phụ kèm
theo
10,2 . Gặp tai nạn, bệnh tật, sức khoẻ yếu kém, đau ốm
có tỉ lệ
16,4
Các tệ nan xã hội có tỉ lệ 6,74
*Nhận xét:
- Số người nghèo không có kinh nghiệm trong làm ăn chiếm một tỉ lệ rất cao,đa số họ chỉ có làm nghề nông trồng lúa hoặc là làm ngư dân đánh cá .Gia đình đã nghèo lại lạc hậu sinh nhiều con không có khả năng đáp ứng những nhu cầu cho sinh hoạt gia đình số này cũng chiếm tỉ lệ là 18,9%,Những người nông dân cũng dễ bị tác động của bênh tật , tai nạn ,ốm đau tỉ lệ này là 16,4%
2.3.2.Nguyên nhân do điều kiện tự nhiên
- Đất nông nghiệp bị thu hẹp dần do quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang công nghiệp và dịch vụ ở Hải Phòng
- Thời tiết là ôn đới gió mùa ảnh hưởng đến nông nghiệp
2.3.3.Do các yếu tố về xã hội
a. Nguyên nhân do lịch sử:
Thành phố Hải Phòng mặc dù tốc độ tăng trưởng mấy năm nay gần đây cao trên 14% ảnh hưởng lớn đến xoá giảm nghèo.Tuy nhiên phần lớn hộ nghèo của Hải Phòng là nông dân và ngử dân mà Hải Phong lại la thành phố Công nghiệp có quá trình đô thị hóa rất nhanh , làm cho đất đai nông nghiệp bị thu hẹp , làm cho người nông dân không có nghề khác rơi vào cảnh vô vàn khó khăn,
b Sự tham gia của cộng đồng: *. Nhà nước:
Xóa đói giảm nghèo là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và nhà nước. Đảng đã có đường lối, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2010. Muốn cho đường lối đi vào chính sách, nhà nước phải thể chế hoá nó. Tuy nhiên, chính sách của nhà nước còn những điểm không đầy đủ và nhiều bất cập: chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng (điện, đường, nước), chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, tự tạo việc làm, giảm nghèo (chính sách thuế, tín dụng ưu đãi), chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo cũng còn những mặt hạn chế, nhiều người nghèo tuy được miễn, giảm học phí nhưng học sinh vẫn không có tiền mua vở, sách giáo khoa, mua BHYT, việc thực hiện chính sách trợ giúp đối với người có công và các đối tượng hưởng chính sách xã hội còn có sơ hở, để xẩy ra tiêu cực, gây bất bình trong nhân dân.
*. Chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội:
Sự chỉ đạo, điều hành của UBND các cấp, trước hết là cấp thành phô chưa chủ động tập trung vào việc hoạch định chiến lược phát triển, ban hành các cơ chế, chính sách vĩ mô, trình độ và năng lực cán bộ tham gia công tác giảm nghèo còn non kém.
Hoạt động của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và tổ chức chính trị xã hội mặc dù đã chú trọng phối hợp với các ngành triển khai thực hiện các chương trình, các phong trào như : “ xoá đói, giảm nghèo, xoá nhà tranh tre dột nát”, quỹ “đền ơn đáp nghĩa”, “quỹ vì người nghèo” còn hạn hẹp và mức độ tác dụng không cao. Một số bộ phận cán bộ giảm nghèo còn xa dân, có biểu hiện tham nhũng, quan liêu…gây ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo.
Mặt khác, việc hướng dẫn cách làm ăn cho thích ứng với cơ chế mới chưa được triển khai rộng khắp, việc chuyển giao công nghệ cho người nghèo còn gặp nhiều trở ngại lớn. Số hộ thiếu kiến thức làm ăn, thiếu kỹ thuật cơ bản, chưa biết cách tổ chức buôn bán, hoạt động dịch vụ chiếm đa số. Đặc biệt nhiều hộ còn không biết chi tiêu, tổ chức lao động. Do vậy, nhiều hộ được vay tín dụng song cũng không biết sử dụng số vốn vay đó như thế nào, bên cạnh đó người nghèo chưa được thường xuyên hỗ trợ trong suốt quá trình sản xuất. Chưa biết gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm, không có điều kiện học hỏi kinh nghiệm phát triển vốn, các chính sách giải quyết ruộng đất và hỗ trợ công cụ sản xuất cho người nghèo còn chưa được chú trọng đúng mức.
Việc cung cấp tín dụng với định lượng tiền cho vay còn nhỏ so với nhu cầu mong muốn mở rộng sản xuất nhất là phát triển ngành nghề phi nông nghiệp. Nhiều người nghèo, hộ nghèo chưa được tiếp cận với hệ thống tín dụng nhà nước do điều kiện vay quá khắt khe, nên những hộ được vay vốn lại
là những người không thuộc diện đói nghèo, hầu hết các hộ đói không được tiếp cận đến nguồn vốn vay này.
* Các tổ chức quốc tế:
Trong xu hướng hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực bên cạnh việc đưa lại nhiều thuận lợi cho quá trình CNH-HĐH đất nước, mở rộng lĩnh vực kinh tế đối ngoại, tuy nhiên thách thức lớn nhất do hội nhập là môi trường cạnh tranh khốc liệt.
Mặc dù có những chính sách ưu đãi nhất định. Nhưng Hà Tĩnh là tỉnh có nhiều rủi ro về thiên tai, đất đai kém màu mỡ, thị trường nội tại nhỏ, cơ sở hạ tầng còn yếu kém nên thu hút đầu tư nước ngoài vào Hà Tĩnh còn hạn chế, đặc biệt là các xã nghèo, vùng nghèo. Do đó ngân sách đầu tư cho các hộ nghèo, xã nghèo chủ yếu vẫn là trong nước, ngân sách từ các tổ chức quốc tế còn khiêm tốn chưa thể giải quyết được triệt để nghèo đói.