THỰC TRẠNG NGHÈO KHỔ VÀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO Ở TP

Một phần của tài liệu Một số giải pháp giảm nghèo ở Hải Phòng đến năm 2015 (Trang 42 - 48)

1 số giải pháp giảm nghèo ở Hải Phòng đến năm 205

2.2 THỰC TRẠNG NGHÈO KHỔ VÀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO Ở TP

TP HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2001 – 2010

2.2.1.Thực trạng nghèo khổ ở thành phố Hải Phòng giai đoạn 2001- 2005

- Việt Nam ta hiện nay đang có 3 loại chuẩn nghèo đó là chuẩn nghèo do bộ lao động thương binh xã hội , chuẩn nghèo theo tổng cục thông kê và chuẩn nghèo theo ngân hàng thế giới (word bank ).Việc sử dụng chuẩn nghèo nào trong số 3 chuẩn nghèo trên cần phải được cân nhắc vì nó ảnh hưởng đến tỉ lệ % hộ nghèo trên địa bàn thành phố.Do vậy đảngng bộ thành phố Hải Phòng đã quyết định áp dụng chuẩn nghèo theo bộ lao động thương binh xã hội vì chuẩn nghèo theo bộ lao động thương binh xã hội mang tính sát thực bám sát với tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

- Chuẩn nghèo theo bộ lao động thương binh xã hội giai đoạn 2001- 2005 như sau; Theo quyết định số 143/2001/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 27/9/2001 trong đo phê duyệt” Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005”

+ Vùng nông thôn ,miền núi , hải đảo là 80.000 đồng / người / tháng + Vùng nông thôn đồng bằng là 100.000 đông/người / tháng

+ Vùng thành thị là 150.000 đông /người / tháng

b Quy mô nghèo và cơ cấu nghèo theo nông thôn và thành thị

Biểu đồ 6 : Cơ cấu nghèo khổ theo nông thôn và thành thị

Nguồn Cục Thống Kê Hải Phòng * Nhận xét :

- Bằng nhiều nỗ lực dưới sự chỉ đạo của đảng bộ thành phố Hải Phòng.Hải Phòng đã có những thành công trong công tác xóa đói giảm nghèo

Vùng Đơn vị

tính 2001 2002 2003 2004 2005

Nông thôn % 10.03 9.48 7.9 6,7 5,4

của thành phố , từ đầu năm 2001 đến năm 2005 thành phố đã giảm được 4,63% số hộ nghèo ở nông thôn và giảm 3,25% số hộ nghèo ở thành phố.

c Quy mô cơ cấu hộ nghèo phân theo quận huyện trong giai đoạn 2001- 2005

Biểu đồ 7:Cơ cấu nghèo khổ theo quân huyện giai đoạn 2001-2005

STT Tên huyện, thị xã

Năm 2004 Năm 2005 Ghi chú

Tổng số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo % Tổng số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo % 1 Q Lê Chân 483 1 356 0,7 2 H Tiên Lãng 1500 4,67 1400 4 3 H Vĩnh Bảo 1800 6,4 1700 5 4 H An Lão 1500 3,3 1300 2,9 5 Q Hải An 500 1,3 400 0,9 6 Q Ngô Quyền 900 3.05 800 2,5 7 Q Kiến An 700 2,2 500 1,56 8 Q Đồ Sơn 1400 5 `1300 4 9 Q Hồng Bàng 500 2 300 1 10 H Kiến Thụy 1600 4 1500 4

Sở Kế Hoạch Đầu Tư Hải Phòng d.Một số kết quả đạt được trong quá trình giảm nghèo giai đoạn 2001- 2005

*Giảm hộ nghèo

-Năm 2001: Đã tiến hành cho vay 11.836 hộ với số vốn vay là 29,010 tỷ đồng, trong đó vay từ nguồn quỹ XĐGN là 2.277 hộ với số tiền 5,7084 tỷ đồng và nguồn vốn NHPVNN là 9.559 hộ với số tiền 23,3012 tỷ đồng, giúp 10.114 hộ vượt nghèo, nhưng lại có 4.337 hộ nghèo phát sinh mới nên hộ nghèo thực giảm là 5.777 hộ, đạt 115% so với kế hoạch.

- Năm 2002: Đã tiến hành cho vay 12.132 hộ với số vốn vay là 31,247 tỷ đồng từ nguồn quỹ XĐGN và NHPVNN, giúp 11.176 hộ vượt nghèo, nhưng

lại có 1.831 hộ nghèo phát sinh mới nên hộ nghèo thực giảm là 9.345 hộ, đạt 93,45% so với kế hoạch.

- Năm 2003: Đã tiến hành cho vay 5.950 hộ với số vốn vay là 15,300 tỷ đồng từ nguồn quỹ XĐGN và NHPVNN. Số hộ vay vốn thấp chỉ đạt 59,5% kế hoạch do cơ sở chưa bình xét hộ nghèo được vay vốn vì hiện nay nợ tồn đọng quá lớn. Hộ vượt nghèo trong năm đã được thẩm định là 13.753 hộ, nhưng lại có 922 hộ nghèo phát sinh mới nên số hộ nghèo thực giảm trong năm là 12.930 hộ, đạt 99,46% so kế hoạch.

- Năm 2004: Đã tiến hành cho vay 5.000 hộ với số vốn vay là 40,352 tỷ đồng từ nguồn quỹ XĐGN và NHPVNN, giúp 11.759 hộ vượt nghèo nhưng lại có 395 hộ nghèo phát sinh mới nên số hộ giảm nghèo trong năm là 11.364 hộ, đạt 113,6% so kế hoạch. Ước tính năm 2005 giảm từ 9,64 ngàn hộ nghèo, đạt 137,86% so kế hoạch.

Trong 5 năm qua chương trình XĐGN đã hỗ trợ cho 39.413 lượt hộ nghèo vay vốn với số tiền 115,909 tỷ đồng; trong đó, cho vay mới 23.413 hộ, đạt 66,5% kế hoạch với số tiền 67,867 tỷ đồng.

Thực hiện công tác Xóa đói giảm nghèo cùng với sự nỗ lực phấn đấu của các hộ nghèo trong 5 năm qua đã giúp cho 49.032 hộ giảm nghèo, vượt mục tiêu mục tiêu Nghị quyết (mục tiêu 5 năm 2001- 2005 giảm 45.000 hộ nghèo).

Đến cuối năm 2005 trên địa bàn thành phố còn 9.795 hộ nghèo/424.117 hộ dân cư, chiếm 0,89% tổng số hộ dân cư toàn tỉnh.

*Thực hiện các chính sách xã hội giúp đỡ người nghèo trong 4 năm

- Đã tổ chức khuyến nông hướng dẫn 31.105 hộ nông dân- trong đó có hộ nghèo- biết cách sử dụng giống mới, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi với kinh phí 600 triệu đồng; đã hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho 2.583 hộ với 1,8 tỷ

đồng thuộc 16 xã đặc biệt khó khăn và các xã vùng sâu, vùng xa, đạt 100% kế hoạch.

- Đã giải quyết việc làm cho 17.000 lao động nghèo vào làm việc trong các cơ sở kinh tế trang trại, các hợp tác xã tiểu thủ công nghiêp với nguồn vốn lồng ghép 3,750 tỷ đồng.

- Đã cấp thẻ Bảo hiểm Y tế cho 940.000 lượt, kinh phí thực hiện 47,6 tỷ đồng.

- Đã cấp cho tập vở cho 43.233 học sinh con em hộ nghèo tại 16 xã đặc biệt khó khăn và con em các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh với kinh phí 1,576 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch.

- Đã cấp 801.570 kg muối cho 162.733 người hộ nghèo với kinh phí 922 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch.

- Đã cấp dầu thắp sáng cho 29.089 hộ nghèo (12 lít/hộ) với kinh phí 1.995 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch.

- Đã vận động xây dựng 5.465 căn nhà tình thương, đạt 115,5% kế hoạch, với số tiền 29,557 tỷ đồng. Trong đó đã xây dựng cho hộ nghèo thuộc diện chính sách 697 căn, góp phần xóa cơ bản nhà tạm cho các hộ chính sách nghèo.

- Đã thực hiện chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho 45.000 hộ nghèo với kinh phí 9 tỷ đồng (thực hiện từ năm 2002) và miễn giảm học phí cho 78.416 học sinh nghèo với kinh phí 9,4 tỷ đồng.

* Thực hiện tốt giúp đỡ đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng cho vùng nghèo

- Năm 2001: Chương trình Trung tâm cụm xã đã đầu tư xây dựng 3 cụm trung tâm với kinh phí 2,558 tỷ đồng/2,9 tỷ đồng, đạt 89,24% kế hoạch vốn. Đầu tư 15 công trình/16 xã đặc biệt khó khăn với kinh phí 7,048 tỷ đồng/6,4 tỷ đồng, đạt 110% kế hoạch vốn.

- Năm 2002: Chương trình Trung tâm cụm xã đã đầu tư xây dựng 2 cụm trung tâm với kinh phí 1,945 tỷ đồng/1 tỷ đồng, vượt vốn kế hoạch giao; đầu tư 16 công trình/16 xã đặc biệt khó khăn với kinh phí 6,5045 tỷ đồng/6,4 tỷ đồng, đạt 101,6% kế hoạch vốn.

- Năm 2003: Chương trình Trung tâm cụm xã đã đầu tư xây dựng đường giao thông với kinh phí 2,568 tỷ đồng/2,7 tỷ đồng, đạt 95,1% kế hoạch; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho 16 xã đặc biệt khó khăn gồm 16 công trình với kinh phí 5,433 tỷ đồng, đạt 85% kế hoạch vốn.

- Năm 2004: Chương trình Trung tâm cụm xã với kế hoạch bổ sung kinh phí 150 triệu đồng, ước đạt 100% kế hoạch vốn; đầu tư xây dưng cơ sở hạ tầng thiết yếu với kế hoạch kinh phí giao 12,8 tỷ đồng, ước đạt 100% kế hoạch vốn.

Nhìn chung, qua 5 năm thực hiện Chương trình 135, các địa phương đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn để thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu vốn so với kế hoạch. Các công trình hạ tầng sau khi xây dựng xong đã được đưa vào sử dụng, làm thay đổi đáng kể bộ mặt vùng sâu, vùng xa.

e.Một số hạn chế trong qua trình giảm nghèo giai đoạn 2001-2005

- Hiện còn một số bộ phận nghèo chưa thật chí thú làm ăn, còn ỷ lại nhà nước và cộng đồng nên chưa sớm vượt chuẩn mực nghèo.

- Kế hoạch lồng ghép các chương trình có một số mặt chưa đồng bộ và chưa tạo được tính liên tục, đột phá.

- Một số giải pháp như: hỗ trợ các công trình xã nghèo, cụm Trung tâm xã, bố trí lại dân cư - định canh định cư, ổn định dân di cư tự do, khuyến nông, phát triển ngành nghề, tổ chức hợp tác hóa, tham gia chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, v.v...do một số mặt triển khai chậm nên kết quả còn hạn chế.

- Nguồn vốn cho vay ưu đãi hộ nghèo có một số năm mất cân đối do nhiều nguồn chưa kịp bổ sung như: nguồn trung ương, nguồn vận động, nguồn ngân sách; nợ đến kỳ hạn chưa thu hồi còn nhiều, không bảo đảm tiến độ để quay vòng vốn nên chậm tiến độ cho vay.

- Cấp xã thường xuyên thay đổi cán bộ chuyên trách ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai thực hiện các giải pháp, chính sách của Chương trình

- Chế độ báo cáo từ xã lên huyện, huyện lên tỉnh chưa kịp thời và đầy đủ, chế độ giao ban chưa thực hiện thường xuyên ở các cấp. Bộ máy điều hành chương trình chưa ổn định, thường thay đổi cán bộ chuyên trách cấp xã...

Do đó, cần có sự tập trung chỉ đạo thực hiện công tác XĐGN, nhất là. cần tiếp tục tăng cường chỉ đạo việc bình xét lập danh sách cho hộ nghèo vay vốn và thu hồi nợ quá hạn, nhất là các hộ đã vược nghèo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp giảm nghèo ở Hải Phòng đến năm 2015 (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w