Công bố mua cổ phiếu quỹ

Một phần của tài liệu Luận văn: TÍNH HIỆU QUẢ VỀ MẶT THÔNG TIN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM doc (Trang 30 - 32)

Tiếp theo, ta xét đến công bố mua lại cổ phiếu quỹ của VNM. AER trung bình bằng 0.171% có p-value=48.86% cho biết không có sự phản ứng mạnh trong giá VNM trong thời kỳ công bố, do đó ta chấp nhận giả thiết H02. Tuy nhiên, CAER có p-value bằng 0% cho thấy có sự phản ứng từ thị trường nếu xem xét liên tục trong suốt thời kỳ thay vì rời rạc mỗi ngày như AER. Quả thực như vậy, khi quan sát hình 4, CAER có sự tăng giảm với khoảng cách lớn, bắt đầu bằng xu hướng giảm cho đến ngày 0 rồi tăng vọt lên đến ngày 2, sau đó hơi trườn xuống lại cho

đến ngày 17 rồi tăng trở lại, vuợt mốc 0%. Điều nảy cho thấy đã có sự phản ứng mạnh từ thị trường khi tin tức mua cổ phiếu quỹ được công bố. CAER tại ngày 0 đã tăng hơn 6% vào ngày thứ 2, cho ta cơ sở để bác bỏ giả thiết H01. Tuy vậy, đó chỉ là phản ứng của một số nhà đầu tư (khối lượng giao dịch trên 500000 cổ phiếu tại các ngày 1, 7, 8 - cao hơn so với bình thường trong khi những ngày còn lại chỉ giao dịch xấp xỉ 350000 cổ phiếu) khi những ngày sau đó, giá chứng khoán tuy có tăng lại vào ngày 8, 9 nhưng vẫn giảm hơn so với kỳ vọng của thị trường, lập lại chiều hướng trước ngày 0. Đến lúc này, có vẻ thị trường bắt đầu phản ánh thông tin này đầy đủ khi có sự tăng vọt xẩp xỉ 10% và CAER đi ngang cho đến ngày 26 (khối lượng giao dịch ít nhất 550000 cổ phiếu tại các ngày 19, 20, 23, 24). Lúc này, ta thấy rõ sự hiệu quả của VNM trong giai đoạn từ ngày 19-26 đồng thời cho ta kết luận công bố mua cổ phiếu quỹ có tác động tích cực đến thị trường, tuy không ngay lập tức mà có độ trễ khoảng hai tuần. Tuy vậy, lập tức thị trường trở lại phi hiệu quả khi CAER tiếp tục tăng mạnh những ngày sau đó và khối lượng giao dịch trên 700000 cổ phiếu tại các ngày 28, 29, 30, cho thấy ảnh hưởng từ tin tức này vẫn còn tiếp diễn.

Tổng kết lại, qua hai phân tích về công bố lợi nhuận và mua cổ phiếu quỹ của FPT và VNM, ta thấy hai chứng khoán này vẫn chưa hiệu quả về mặt phản ánh thông tin công bố như kỳ vọng trong lý thuyết bên cạnh một vài dấu hiệu về sự tồn tại của tính hiệu quả vừa này trong thời gian ngắn. Ngoài ra, có hiện tượng rò rỉ thông tin như FPT, điều đó đòi hỏi UBCKNN và BTC nên có những biện pháp chặt chẽ hơn nhằm minh bạch thông tin, hạn chế tình trạng mua bán dựa trên thông tin nội bộ này, tạo sân chơi công bằng cho mọi đối tượng.

CHƢƠNG 3

Những giải thích cho sự không hiệu quả của thị trƣờng

Chương hai cung cấp các bằng chứng về sự không hiệu quả của thị trường, cụ thể VN- INDEX không hiệu quả dạng yếu, FPT và VNM không hiệu quả dạng vừa. Vậy nguyên nhân của tính không hiệu quả này là gì? Bất cứ một lý thuyết kinh tế nào đều có những giả định để nó tồn tại, do đó việc xem lại các giả thiết của thị trường hiệu quả là một cách để giải thích vấn đề. Lý thuyết này giả định các nhà đầu tư duy lý, độc lập phân tích và định giá nhằm tối ưu hóa lợi nhuận cuả mình, không bị chi phối bởi yếu tố tâm lý. Ví dụ sau đây sẽ chứng minh con người không phải lúc nào cũng duy lý. Vào năm 1997, tờ Financial Times đã đưa ra câu đố cho các độc giả của mình: hãy tưởng tượng bạn phải lựa chọn một số nguyên từ 1 đến 100, bạn sẽ thắng cuộc nếu như lựa chọn của bạn gần nhất với 2/3 con số trung bình từ các người chơi khác. Sau khi kiểm tra các kết quả từ độc giả, con số thắng cuộc là 13. Vậy các độc giả nghĩ thế nào về trò chơi này? Giả sử rằng mọi người đều chọn số 100, vậy nguời thắng cuộc phải lựa chọn con số 67. Nếu một ai đó nghĩ mọi người sẽ chọn số 67, họ sẽ chọn giá trị 44. Tuy nhiên sẽ có người nghĩ mọi người sẽ chọn 44, vậy nên họ chọn 30, cứ như thế theo chuỗi này, sẽ có các lựa chọn lần lượt là 13, 9, 6, 3, 2 và 1. Theo thống kê, đa số các độc giả lựa chọn các số 67, 44, 30, 20, 13, 9 và 1; có nghĩa là họ đều nghĩ theo chuỗi đề cập ở trên, đồng thời cho ta thấy độc giả chỉ xem xét một phần của chuỗi số này, thông thường ngừng lại ở số 30 hoặc 20 chứ không xem xét hết cả chuỗi. Nếu tất cả đều lựa chọn số 1 (vì 2/3 của 1 cũng là chính nó nên nó là lựa chọn tối ưu nhất) thì khi đó mọi người đều là người thắng cuộc. Qua câu đố này, ta thấy được không phải mọi người đều duy lý, rõ ràng có một yếu tố tác động đến lựa chọn của họ. Nếu một độc giả duy lý nghĩ mọi người không duy lý như anh ta, nên sẽ đánh giá lại xu hướng lựa chọn của nguời khác và chọn con số nào khác lớn hơn 1.

Vậy đâu là nguồn gốc của sự không duy lý và tác động của nó đến tính hiệu quả của thị trường như thế nào? Ta sẽ lần lượt xem xét các tác động thông qua giới hạn kinh doanh chênh lệch giá và nguyên nhân thông qua tâm lý hành vi con người.

Một phần của tài liệu Luận văn: TÍNH HIỆU QUẢ VỀ MẶT THÔNG TIN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM doc (Trang 30 - 32)