5. BIC Đông Bắc 6 BIC Hải Dương
3.1. Phương hướng hoạt động kinh doanh của BIC trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
Chiến lược kinh doanh của mỗi công ty phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và một yếu tố quan trọng mà các công ty bảo hiểm không thể bỏ qua và luôn luôn phải xây dựng những chính sách cụ thể, chi tiết để có những ứng phó kịp thời đó chính là đối thủ cạnh tranh.
Bảng 10. Các chỉ tiêu cơ bản giai đoạn 2006-2010:
Đơn vị tính: tỷ đồng ST T Chỉ tiêu KQ 2006 2007 2008 2009 2010 1 Tổng tài sản 317 500 1.050 1.250 1.625 2 Vốn CSH 210 320 530 550 650 3 Tổng doanh thu phí 50 150 360 540 810
4 Lợi nhuận trước thuế
12,5 45 85 103 125
5 ROA 3,94% 9,0% 8,1% 8,24% 7,7%
6 ROE 4,17% 10,1% 12,2% 15,2% 15,8%
(Nguồn: Tờ trình về kế hoạch kinh doanh 2006-2010 của công ty Bảo hiểm BIC)
Mục tiêu của BIC giai đoạn 2007-2010 là: Xây dựng BIC trở thành một thương hiệu bảo hiểm có uy tín trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, không ngừng gia tăng tỷ trọng đóng góp trong hệ thống BIDV. Đến năm 2010 phấn đấu chiếm 6% thị phần bảo hiểm phi nhân thọ. Với mục tiêu đề ra như vậy, BIC cần thực hiện một số giải pháp sau:
Về tài chính.
* Góp vốn vào các dự án mới trong các lĩnh vực liên quan để có thể thu lợi nhuận, khai thác Bảo hiểm.
* Tăng khă năng trích lập dự phòng.
* Kinh doanh bất động sản: góp vốn kinh doanh dịch vụ bất động sản.
* Từng bước nâng cao tính tự chủ cho bộ phận đầu tư trong thẩm định và xét duyệt phương án đầu tư đảm bảo lựa chọn đầu tư đúng thời điểm.
* Trên cơ sở những kết quả đạt được, phương hướng dự định, cần xác định cơ chế tài chính để phục vụ cho công tác đầu tư, từng bước nâng cao tự chủ tài chính.
Về công nghệ thông tin.
* Đầu tư, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, đưa công nghệ thông tin thực sự trở thành công cụ quản lý và cạnh tranh của BIC trong tương lai.
* Phát triển hệ thống công nghệ thông tin nhằm:
Tăng năng lực cung cấp các sản phẩm dịch vụ với chất lượng cao;
Hỗ trợ thông tin quản lý kinh doanh liên tục, kịp thời cho các cấp;
Đảm bảo an toàn hệ thống khi vận hành.
* Xác định đầu tư phần mềm là quan trọng mang tính quyết định đến hiệu quả đầu tư công nghệ thông tin, phù hợp với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.
* Chuẩn hoá hệ thống báo cáo tại trụ sở chính và chi nhánh trên cơ sở khai thác tối đa nguồn thông tin tại kho dữ liệu.
Về quản trị doanh nghiệp.
* Chủ động chuyển đổi mô hình tổ chức phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển để thực hiện hiệu quả phương thức quản trị kinh doanh mới.
* Phân chia trách nhiệm, phân quyền cụ thể cho cán bộ lãnh đạo. Quyền hạn đi đôi với trách nhiệm.
* Chuẩn hoá các công cụ quản lý, kiểm tra giám sát, đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Về đầu tư vào hoạt động của các công ty khác.
* Đa dạng hoá các danh mục đầu tư trong khuôn khổ pháp luật cho phép (cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, góp vốn đầu tư…).
* Đầu tư ra thị trường quốc tế (nếu được phép).
* Góp vốn đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp mạnh của nền kinh tế.
Về dịch vụ.
* Xác định thị trường mục tiêu, đối tượng/ nhu cầu/ thị hiếu của khách hàng để xây dựng định hướng phát triển sản phẩm dịch vụ phù hợp.
* Xây dựng chiến lược Marketing cụ thể đối với từng nhóm khách hàng, từng phân đoạn thị trường mục tiêu.
* Xác định nhóm khách hàng VIP để cung cấp các dịch vụ gia tăng giá trị.
* Liên kết với SOS International xây dựng mạng lưới các trung tâm cứu hộ trên toàn quốc. Liên kết với SOS trong khu vực và trên thế giới để cung cấp dịch vụ cho các sản phẩm Bảo hiểm du lịch lữ hành Quốc tế.
* Đầu tư thích đáng cho các hoạt động dịch vụ khách hàng, chú trọng đến vấn đề dịch vụ sau bán hàng đối với các sản phẩm Bảo hiểm.
Về thương hiệu.
* Thực hiện có hệ thống và sử dụng kết hợp các công cụ truyền thông cho các chương trình khuyếch trương thương hiệu như: quảng cáo, bán hàng trực tiếp/ qua mạng, khuyến mãi, quan hệ công chúng, dịch vụ khách hàng và các công cụ khác.
* Cùng với việc tăng doanh thu và thị phần, chương trình xây dựng thương hiệu tổng thể BIC phải được thực hiện càng sớm càng tốt để quảng bá các sản phẩm, dịch vụ của BIC. Biến BIC thành thương hiệu Bảo hiểm uy tín.
* Xây dựng hình ảnh của công ty phải thể hiện được định hướng về khách hàng, sự tin cậy, tính chuyên nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ và trách nhiệm đối với xã hội…
* Chuẩn hoá và thống nhất các ấn phẩm về đơn Bảo hiểm, hồ sơ đấu thầu, các tài liệu, hồ sơ giao dịch với khách hàng để tạo hình ảnh nhất quán về thương hiệu đối với công chúng.
* Thiết lập các mối quan hệ tốt với các phương tiện truyền thông để thực hiện quảng cáo, xúc tiến thương mại, hỗ trợ tài trợ.
Về mô hình tổ chức mạng lưới và kênh phân phối.
* Xây dựng được mạng lưới hoạt động kinh doanh, kênh phân phối đồng bộ, liên kết chặt chẽ trong toàn quốc với đội ngũ cán bộ năng động, chuyên nghiệp để tăng khả năng khai thác và phục vụ khách hàng, chuẩn bị sẵn sàng cho hội nhập quốc tế.
* Mô hình tổ chức: Củng cố tổ chức và quản lý theo hướng giảm công tác quản lý tại các chi nhánh, tập trung có phân cấp quyền lực và điều hành kinh doanh về trụ sở chính. Các chi nhánh chỉ tập trung khai thác và cung cấp dịch vụ khách hàng.
* Mở rộng mạng lưới kinh doanh tới tất cả các trọng điểm kinh tế, vùng trọng điểm phát triển, các cụm vùng và trung tâm kinh tế vùng… Tạo cơ chế, trách nhiệm, nhiệm vụ chung trong việc kinh doanh Bảo hiểm và đảm bảo an toàn hoạt động.
* Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá định kỳ hiệu quả hoạt động của chi nhánh và các điểm giao dịch khi được giao nhiệm vụ kinh doanh Bảo hiểm.
* Tận dụng tối đa kênh phân phối là hệ thống BIDV để giảm chi phí, xây dựng mô hình các Kios/quầy giao dịch Bảo hiểm ở mỗi địa điểm BIDV có văn phòng giao dịch. Phấn đấu có nhân sự của BIDV phụ trách hoạt động Bảo hiểm ở tất cả các đơn vị thành viên của BIDV.
Về cạnh tranh cho hội nhập.
* Nghiên cứu đặc điểm, xu hướng biến động của thị trường, chiến lược hoạt động của các đối thủ để có các điều chỉnh, thích ứng kịp thời.
Xây dựng chính sách cạnh tranh của BIC nhằm duy trì lợi thế và khắc phục những hạn chế trong hoạt động tương quan với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
10 mục tiêu chiến lược kinh doanh của BIC năm 2008:
1. Tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh; đẩy mạnh hoạt động đầu tư tài chính hiệu quả;
2. Tập trung cho công tác phát triển mạng lưới, đảm bảo cuối năm 2008 có đại diện kinh doanh ở tất cả các tình thành trong toàn quốc;
4. Triển khai nhanh và gọn chương trình Bancassurance với BIDV và các ngân hàng đối tác, xác định đây là kênh bán lẻ chủ yếu của BIC;
5. Chuyển đổi, nâng cấp thành Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty Mẹ - Con cùng với kế hoạch của BIDV chuyển đổi thành Tập đoàn Tài chính Ngân hàng;
6. Hoàn thành việc chuẩn hóa, ban hành các bộ sản phẩm bảo hiểm;
7. Củng cố, xây dựng nguồn nhân lực có đủ năng lực, trình độ, nhiệt huyết và kinh nghiệm gắn liền với việc chuyên môn hóa các bộ phận trong công ty;
8. Xây dựng chế độ lương, thưởng và chế độ phúc lợi tốt cho cán bộ công nhân viên, gắn thu nhập với kết quả kinh doanh;
9. Chú trọng cải thiện chất lượng dịch vụ, đổi mới chính sách khách hàng, coi đây là công cụ cạnh tranh mang tính chiến lược dài hạn.
10. Đầu tư mạnh mẽ, đột phá vào công nghệ thông tin, phát triển sản phẩm mới, phát triển thương hiệu…